Điện thoại: 0913 269 931 - Zalo: 0964 131 807 - Email: soncam52@gmail.com.
12342345456734565678
Chào mừng bạn đã đến với trang Điện tử "Văn nghệ Công nhân" của Chi Hội Nhà văn Công nhân

KHỔ THÂN THẰNG BẠN TÔI

KHỔ THÂN THẰNG BẠN TÔI

 NGUYỄN KIM RẪN

 

Thấy một diễn viên vừa trên sàn nhảy xuống ngồi cạnh, tôi quay sang hỏi:

  • Em tên gì?
  • Em tên Phạm Kiều Diễm ạ!
  • Đã Kiều lại còn Diễm nữa, tên hay thế! Mà cái tên này nghe quen lắm.

À, thôi đúng rồi, anh Bạn tôi cũng có vợ tên y như vậy.

  • Bạn anh tên gì?
  • Thân Như Lụa.
  • Bạn học cấp 3 à?
  • Đúng vậy.
  • Anh học cấp 3 Tiền Châu à?
  • Sao em biết?
  • Vì đó cũng là trường của chồng em, Thân Như Lụa mà anh vừa xướng

đến tên đấy anh à!

  • Ồ! Thật là quả đất tròn. Không ngờ lại gặp em! Mà em khác trước

nhiều quá! Đẫy đà ra, hoạt bát hơn hẳn 40 năm trước.

  • Con người ai cũng đổi thay mà anh.

Vừa nói cô vừa liếc xéo sang tôi, mỉm cười,  như thăm dò, như muốn gây thiện cảm.

  • Ông bạn anh không đi nhảy cùng em à?
  • Ôi, nhà một người “điên” là quá đủ rồi anh. Mà cũng may, ông xã nhà

em suốt ngày ru rú ở nhà, chả đi đâu cả, nếu không thì em cũng chẳng đi đâu được.

  • Ồ…!
  • Sao anh lại thở dài?
  • À! Cuộc đời quả làm cho người ta thay đổi tính nết thật. Lụa ngày xưa

rất hay nói, hay chơi bời mà…

  • Thì em đã nói rồi mà. Có điều mỗi người thay đổi một khác. Bọn con

gái chúng em, xưa suốt ngày lo chăm con, hết con lại cháu.  Bây giờ, con cháu lớn cả, rảnh rỗi nên cũng phải “tháo cũi sổ lồng” một chút. Hôm nào anh rảnh, mời anh đến nhà em chơi!

  • Em cho anh số điện thoại của Lụa được không?
  • Ồi! Cái ông tẩm nhà em có biết dùng di động đâu. Cái điện thoại bàn

thì bỏ rồi. Có việc gì toàn em gọi điện thoại .

  • Lại thế cơ ư? Vậy em cho anh số và địa chỉ của em được không, để

khi nào đến, anh gọi?

  • Ô kê! Anh đưa máy đây.

Tôi đưa máy cho Diễm. Cô giật nhanh từ tay tôi, cắm cúi ghi số và địa chỉ. Động tác thật thành thục. Rồi ngước lên:

  • Anh kết bạn zalo luôn với em nhé!
  • Tốt!

Lúc này tôi mới nhìn kỹ lên mặt Diễm. Một khuôn mặt hơi bự và cũng bự phấn. Môi hơi dày, tô son đỏ choét. Hàng lông mày và mí mắt kẻ chì hơi lộ. Trán hơi dô và chân tóc đã bạc trắng dài đên một xăng ti mét. Cô đưa điện thoại cho tôi và tươi cười:

  • Hôm nào anh sang nhé!

Cũng lúc ấy một người đàn ông, có lẽ kém cô vài tuổi tiến lại ghé môi thơm vào cái má đầy phấn, tít mắt:

  • Đi thôi người đẹp.
  • Vớ vẩn- Vừa nói Diễm vừa khẽ đẩy anh ta ra và chỉ vào tôi- Xin giới

thiệu, đây là nhà thơ Ái Thi, bạn học của ông xã tôi đấy!

  • À! Anh là bạn học của anh Lụa à! Xin chào!

Hắn vừa nói vừa nheo mắt, cái mắt vốn đã bị cái mặt đầy thịt làm cho híp lại, nhìn tôi rồi chìa tay ra! Tôi ngần ngừ vài giây rồi đưa tay…

*

*    *

Sau dăm lần hỏi đường, rồi tôi cũng lần mò tới được nhà Diễm. Nhà sâu trong ngõ phố nhưng mặt ngõ khá rộng. Nhà năm tầng. Vừa ngược lên phía sân thượng, tôi đã gặp ngay hình ảnh Lụa. Tuy mái tóc đã bạc trắng nhưng khuôn mặt vẫn nhận ra được ngay. Lụa đang lúi húi dội, rửa, kỳ cọ gì trên sân thượng. Định gọi với lên thì thấy Diễm từ cổng đi ra. Tôi nấp vào một hẻm ngay cạnh, rút điện thoại:

  • A lô! Chào bạn Diễm!
  • Dạ, nhà thơ Ái Thi phải không?
  • Vâng tôi đây, tôi dang đến thăm vợ chồng bạn đây?
  • Thế ạ! Tiếc quá vợ chồng em lại không có nhà.
  • Ồ!... Thế ạ! Thế hai bạn đi đâu?
  • Anh nhà em về quê còn em thi đi đến Câu lạc bộ anh ạ!
  • Tiếc quá nhỉ. Nhờ Diễm nói với Lụa có mình đến chơi và rủ Lụa cùng

về Hội trường, kỷ niệm năm mươi năm thành lập nhé!

  • Dạ, em sẽ bảo anh ấy gọi điện cho anh nhé! Chào anh!

Và, cúp máy!

Tôi ngẩn người. Đúng là “vô duyên đối diện bất tương phùng”. Nhìn thấy bạn mà bảo về quê thì thật quá lắm! Người ta không muốn mình vào nhà thì đành quay về vậy. Tôi ngờ rằng chuyện về Hội trường chưa chắc Diễm đã nói với Lụa nên đến nhà Đức, cùng lớp Lụa để nhờ báo giúp. Vừa thấy tôi, Đức đã oang oang:

  • A! Ngọn gió nào đưa ông bạn đến đây vậy?
  • Chào bạn! Đến thăm bạn không được sao?
  • Hơi lạ đấy! Vào nhà đã! Vào thưởng thức trà Thái Nguyên chất lượng

cao, thằng cháu mới biếu!

  • Tốt quá! Cảm ơn ông!

Vừa nhâm nhi tận hưởng hương vị chén trà, tôi vừa kể chuyện đến nhà Lụa với Đức. Đức nghe xong nói to như quát:

  • Thằng Lụa thành đàn bà lâu rồi! Con vợ nó coi như con ở lâu rồi. Lớp

tớ mấy lần họp lớp, lẽ ra nó phải đứng ra, song cánh tớ dựng dõ rồi đến gọi nó, nó cứ chần chừ, lý do nọ, lý do kia, ít khi có mặt. Có lần con vợ nó bảo: “Anh Lụa nhà em bận lắm các bác ạ! Các bác thông cảm”! Tớ hỏi:

  • Bận gì?
  • Em có việc ra ngoài thì cơm nước, đưa, đón cháu đi học, tưới cây...

trăm thứ bà rằn ấy chứ...

  • Cháu thì bố mẹ nó phải lo chứ. Cô ra ngoài thì cũng phải cho nó ra

ngoài chứ, đời thuở nhà ai mà vợ thì nhảy nhót suốt ngày này, tháng khác mà chồng thì ru rú trong nhà!

Con Diễm nó ráo hoảnh:

  • Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, các anh chỉ nên lo chuyện nhà

các anh thôi.

  • Và nó giận tớ từ đó. Có gặp, chỉ sưng mặt đi qua. Đi qua thì cũng cho

qua, cần đếch gì. Song, cậu có biết không, những lần họp lớp mà vắng mặt thằng Lụa, y như rằng nó thành đề tại cho mấy đứa lớp tớ đàm tiếu.

  • Thế cơ ạ?
  • Thế đấy! Lắm chuyện lắm. Nào là thấy lâu chưa có lương, vợ đến tận

cơ quan chồng  nó, hạch sách kế toán, đòi lĩnh lương chồng; nào là có lần chồng nói trái ý gì đó, nó xông vào đấm đá túi bụi, sưng cả mặt, vãi máu mồm, hôm sau ra cơ quan ai hỏi bảo tại ngã, có đứa khẳng định đã nghe thấy nó nói với bạn: “mày cứ hiền cho thằng chồng mày bắt nạt chứ lão Lụa nhà tao mà bắng nhắng là tao bóp cho lè lưỡi”. Cậu bảo nghe có khiếp không?

  • Thế thì khiếp thật. Nhưng nghĩ cũng buồn- Tôi thở dài.
  • Việc đếch gì mà buồn. Nó ngu thì nó chết. Mình cứ lo cho mình thôi.

Ông yên tâm, lớp tôi, tôi sẽ thông báo nhé! Bọn bạn bè ở Hà Nội, tôi có điện thoại gần hết. Thằng Lụa, tớ đến cổng tớ réo. Con vợ nó cho đi hay không là việc của chúng nó.

  • Thế thì tốt quá! Cảm ơn ông nhiều!

*

*    *

Đặt chân xuống cổng trường tôi thấy ngay một quang cảnh rực rỡ hoành tráng của lễ hội.  Năm mươi năm cơ mà, năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình, tình cảm thầy trò, tình bạn bè bao ngày xa cách. Vừa thấy Đức, tôi hỏi ngay:

  • Lụa có đi không?
  • Khô… ông … đi!
  • Sao vậy ông?
  • Hôm mình đến báo thi hứa sẽ đi. Hôm qua mình đến thì nhăn nhó bảo

“không thể đi được! Tiếc lắm”!

  • Ông có biết vì sao không?
  • Còn vì sao nữa. Vì vợ, vì Kiều Diễm (!)
  • Trời ! Thật quá lắm! Mụ không cho đi mà hắn chịu à?
  • Mụ có cho đi nhưng mụ nhăn nhó đau chân, đi lại khó khăn, hắn

không nỡ đi. Hắn phải ở nhà!

  • Đau chân? Sao bảo chân mụ dẻo lắm cơ mà!
  • Thì vẫn! Nhưng hôm qua, thằng bạn nhảy trời đánh nó xéo lên, trẹo

khớp rồi. Thật đáng buồn.

  • Có phải cái thằng thâm thấp, mặt đầy thịt, híp cả mắt không?
  • Còn thằng nào nữa! Có lần gặp nó lai con Diễm trên đường mà lộn cả

ruột. Già đỏng rồi mà cứ vừa đi vừa ngả ngón vào nhau, õng à õng ẹo. Có khi thằng Lụa không đi còn do sợ ở nhà, nó đến nó chăm vợ hộ đấy.

  • Biết thế nào được (?)

Sống trong không khí, bạn bè các khóa gặp nhau, tay bắt mặt mừng, nào tặng hoa, tặng quà nhà trường, nào chụp ảnh đủ kiểu, nào xem bảng thành tích của trường 50 năm, nào xem bản thống kê gần trăm học sinh học hàm, học vị Phó giáo sư, Tiến sĩ, lãnh đạo các cấp và các sĩ quan cao cấp trong Quân đội, Công an! Ôi, tự hào biết bao cho  những sự trưởng thành của học sinh cũ đã từng học ở  mái trường thân yêu này! Chúng tôi trào lên trong tâm biết bao điều cảm xúc, vui sướng, tự hào. 

Tôi lại nghĩ đến Lụa…

 

Cổ Nhuế, ngày 10 tháng 6 năm 2023

caytaoonglanh

 

 

 
In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 5
Trong ngày: 123
Trong tuần: 870
Lượt truy cập: 435429
BẢN QUYỀN THUỘC CHI HỘI NHÀ VĂN CÔNG NHÂN
Điện thoại liên hệ: 0913 269 931 - 0855 890 003 
Email liên hệ: Nhà văn Cầm Sơn: soncam52@gmail.com 
- Nhà Lý luận Phê bình Vũ Nho:  vunho121@gmail.com 
 
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM VÀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Lê Tuấn Lộc - Chi hội trưởng.
- Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà văn Cầm Sơn - Trưởng Ban Truyền thông
- Cố vấn: Nhà văn, nhà Lý luận Phê bình Văn học - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho.