Điện thoại: 0913 269 931 - Zalo: 0964 131 807 - Email: soncam52@gmail.com.
12342345456734565678
Chào mừng bạn đã đến với trang Điện tử "Văn nghệ Công nhân" của Chi Hội Nhà văn Công nhân

HỘI AN DI SẢN TÌNH NGƯỜI

HỘI AN - DI SẢN TÌNH NGƯỜI

              BÙI QUANG THANH

bui_quang_thanh


Về Hội An dự lễ khai mạc “Năm Du lịch Quảng
Nam”, giữa cơ man là khách bộ hành, cả người
“Ta”, cả người “Tây”, tôi phải dừng lại nhiều ngã ba, ngã
tư để hỏi đường vào Ban tổ chức dạ hội. Rồi quá trình
đi tham quan, du lịch phố cổ, tôi cũng phải lần mò tìm
hiểu đường sá, ngọn nguồn các di sản, di tích. Đến đâu,
lúc nào, tôi cũng được người Hội An tận tình, vui vẻ chỉ
dẫn đến nơi đến chốn. Một chị đang gánh hoa quả trĩu
vai khi thấy tôi hỏi mấy bé gái đường đi đã nhanh nhẩu:
Phố cổ Hội An

Đêm sông Hoài huyền thoại, nườm nượp du khách và
đại biểu đổ về phía Lai Viễn Kiều (Chùa Cầu), nơi trung
điểm của lễ hội năm nay. Đường chật người đông, tôi chỉ
với chiếc máy ảnh và bộ chân máy đã chật vật lắm mới len
qua cổng vào sân đại lễ, vậy mà cô gái Tây cỡ mười tám
đôi mươi loay hoay với chiếc xe đạp, dở khóc dở cười bởi
tiến thoái lưỡng nan. Hình như cô bé xinh đẹp đang đi
dạo phố, tiện đường ghé coi đêm lễ hội. Một chiến sĩ công
“Khách sạn Hội An, anh cứ đi thẳng đường này, qua một
đèn xanh đỏ nữa là bên tay trái”. Mấy cô bé như chợt nhớ
ra: “Đúng rồi! Chú đi thẳng nhé. Nơi có mấy cây xanh rất
lớn và khoảng sân đầy hoa ấy”. “Cám ơn chị! Cám ơn các
cháu”. Một thanh niên đang lúi húi vá săm xe đạp cho
khách bỏ cả công việc vẫy tôi ra đến giữa đường: “Đấy!
Phía tay phải, chỗ có lá cờ đỏ to nhất nhô ra đấy là Thị
ủy Hội An. Chú họp báo ở đó à?” Một người lái xe “ôm”
đang nhẫn nại chờ khách vui vẻ bảo tôi: “Qua ngã tư này
rẽ phải là ra sông Hoài, cứ dọc bờ sông hướng mặt trời lặn
một quãng là nơi tối nay sẽ khai mạc đêm lễ hội”...


Công an đến, ra hiệu bằng tay, diễn giải bằng lời với khách rằng
nơi này không thể đem xe vào được, rồi anh nâng bổng
chiếc xe lên qua đầu, một tay dắt cô gái quay trở ra phía
ngoài đám đông đang lấn tới. Trong ánh đèn đêm phố cổ,
tôi thấy nét mặt cô gái Tây rạng rỡ và đầy thiện cảm.
Rất nhiều chủ nhân các ngôi nhà cổ của Hội An - những
nhà dân thuần túy, sống trong những ngôi nhà riêng của
cha ông họ để lại - những kiệt tác xuyên qua thời gian đã
trở thành tài sản vô giá của đất nước, của nhân loại - niềm
nở đón tiếp du khách tới thăm nhà mình. Họ gật đầu chào
hỏi, trả lời sự tò mò của khách thập phương, không biết
một ngày bao nhiêu lần, một tháng bao nhiêu ngày như
vậy. Và không hiểu họ có được hoa hồng, lợi nhuận gì
để thêm thắt vào cuộc sống chưa khá giả gì cho lắm ấy
không khi vừa phải lo miếng ăn cái mặc, vừa bảo quản các
di sản, vừa phải tiếp khách tham quan? Chỉ thấy họ luôn
lịch lãm, thân ái và đầy tự hào khi gặp gỡ và hướng dẫn
du khách. Những cụ ông, cụ bà cúi chào quý khách vào ra
với lối chào rất… cổ càng tôn thêm nếp văn hóa nghìn xưa
của miền đất này, của dân tộc ta.
Bữa tiệc mà UBND tỉnh Quảng Nam tiếp đại biểu về
dự ở Khu du lịch Làng Quê bên cầu Cẩm Nam thật là
độc đáo, độc đáo đến… dân dã. Bên cạnh những bàn tiệc
đẫm chất “quê”: rượu hồng đào, các món bánh đúc, bánh
tẻ, bánh bèo, bánh nậm dọn trên bàn tre, du khách ngồi
trên ghế tre … là những nồi nấu rượu quê, những lò bánh
cuốn đang bốc khói, tiếng hò trâu kéo che ép mía của
lò mật, tiếng gầu dai, gầu sòng ì oạp tát nước lên đồng,
tiếng xa quay tơ dệt cửi và những thúng, mẹt hàng rong
có thể thả gánh sà vào bất cứ đâu khi có khách gọi hàng…
Trăm nghìn du khách, nhà báo tới thăm, đâu đâu cũng

gặp những môi cười miệng nói của người dân vào phục
vụ. Nhìn gân guốc nếp nhăn người già và cả non tơ tươi
vui trên mặt các cô gái chàng trai, tôi đoán họ là người
dân thứ thiệt của các làng nghề được huy động về đây
làm “diễn viên” bất đắc dĩ. Cái việc “làm mẫu” liên tục cả
ngày ấy chắc không kém phần vất vả, vậy mà hỏi gì đáp
nấy, vậy mà thân thiện mến yêu. Họ như đã làm “du lịch”
từ khi cha sinh mẹ đẻ. Giải nghĩa suy nghĩ của tôi, nhà thơ
Lê Anh Dũng dân gốc Quảng Nam bảo: “Đó là sự ứng xử
thường nhật xưa nay ở quê tôi. Chẳng cứ ở Hội An, anh
hãy đi sâu về miền đất này, đâu đâu cũng vậy”.
Người Quảng Nam tôi chưa gặp nhiều, đất Quảng
Nam tôi chưa đi hết, nhưng tôi tin lời người đồng nghiệp
của tôi, khi tôi bắt gặp nụ cười của cô nghệ sĩ nghiệp dư
ở Mỹ Sơn múa điệu Apsara mà đôi mắt đẹp đến mê hồn
vẫn cười với tôi qua khoảng không gian nghệ thuật; khi cô
nhân viên bưu điện ở thánh địa này vui lòng cất giữ hộ cái
túi cồng kềnh của một du khách lỡ mang theo; khi những
bàn tay nắm rất chặt của chủ nhân khu Di sản hẹn ngày
tái ngộ và những cái vẫy lưu luyến cứ như chẳng hề nguôi
của họ. Thật chẳng ngoa khi ai đó đã đầy tự tin để viết nên
câu: “Quảng Nam - Điểm hẹn”.
Với những phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, liên
tưởng tới những tình nghĩa ở Quảng Nam mà tôi đã gặp,
tôi thầm nghĩ rằng: Đất Quảng Nam “chưa mưa đã thấm”
này không phải chỉ là “một điểm đến hai Di sản” nữa.
Còn một di sản thứ ba: Di sản Văn hoá - Tình Người!
2.2005

9-8-201819-579901461-w680-6002-1533808400

 
In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 55
Trong ngày: 266
Trong tuần: 990
Lượt truy cập: 435637
BẢN QUYỀN THUỘC CHI HỘI NHÀ VĂN CÔNG NHÂN
Điện thoại liên hệ: 0913 269 931 - 0855 890 003 
Email liên hệ: Nhà văn Cầm Sơn: soncam52@gmail.com 
- Nhà Lý luận Phê bình Vũ Nho:  vunho121@gmail.com 
 
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM VÀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Lê Tuấn Lộc - Chi hội trưởng.
- Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà văn Cầm Sơn - Trưởng Ban Truyền thông
- Cố vấn: Nhà văn, nhà Lý luận Phê bình Văn học - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho.