Lời BBT:
Ngày 26 tháng 10 năm 2023, tôi (Nhà văn Cầm Sơn) đến dự buổi lễ Kỷ niệm 75 năm Báo Văn nghệ ra số đầu tiên, đang mải mê quay phim, chụp ảnh thì ông anh nhà văn, dịch giả Hoàng Thúy Toàn gọi bảo tôi ngồi xuống bên cạnh để ông viết lời đề tặng một cuốn sách nhỏ. Ấy là cuốn “Còn một chút này”. Một tập sách tuyển chọn thơ dịch của ông do Nhà xuất bản Văn học ấn hành và mới phát hành vào tháng 9 năm 2023. Tập sách in khổ 12x19cm dày 160 trang với 82 bài thơ của 42 nhà thơ Nga được chia ra thành 3 phần gồm các phần:
- Những bản dịch thơ được in trên báo chí trong nước từ năm 1959 đến năm 1964.
- Trích dịch một bài thơ trong tuyển tập Miniachyura thơ Nga.
- Một số bản dịch thơ tâm đắc.
Với những đóng góp của mình, nhà văn dịch giả Thúy Toàn là một trong mười hai người đã được Tổng thống Nga Dmitry Medvedev trực tiếp trao tặng huân chương Hữu nghị, huân chương cao quý của nước Nga vào tháng 11-2010 tại điện Kremlin.
Nhân dịp tiến tới Kỷ niệm 106 năm Cách mạng Tháng 10 Nga, Văn nghệ Công nhân online xin trân trọng giới thiệu tập sách mới của nhà văn dịch giả Hoàng Thúy Toàn và trong Entries này xin đăng tải mấy bài đầu tiên trong cuốn sách.
Giới thiệu Một số bài thơ đầu tiên trong cuốn sách
"Còn một chút này" của nhà văn, dịch giả Hoàng Thúy Toàn
ALê-Xăng–Prô–Cô-Phi-Ép
NGƯỜI ÔNG
Ông Prô - cô - phi của tôi
Tầm vóc người bé nhỏ
Nhưng bé người lớn chí,
Dòng họ lưu cho đời!
Lưu cho thôn cho xã
Lưu cho tỉnh cho châu,
Lưu cho trai làm rể,
Lưu cho gái làm dâu;
Lưu lại như in dấu
Cùng trưởng hiệu uy nghiêm!
Nhưng trên dấu chi thể?
Ông tôi với bướu tròn!
Giờ ông cụ đâu nhỉ?
Xa, xa lắc xa lơ!
Đâu bài ca của cụ?
Cùng ông tôi bay đi!
Còn lệ của cụ chảy
Trong sóng nước biển khơi!
Còn ý chí của cụ?
Khắp đất nước lượn bay!
Còn sự nghiệp của cụ?
Trong tay những chiến binh
Trái tim cụ đâu nữa? t
Trong lòng đất Tổ tiên.
Văn học số 176 -12/1961
Ta-Rát Sét-Sen-Cô
ÔI ĐỒNG RUỘNG XANH XANH
Ôi đồng ruộng xanh xanh
Vì sao người thẫm lại? “Ta thầm lại vì máu
Đã đổ cho tự do
Quanh vùng Be-rex-te
Xác thanh niên Ca-dắc
Trên bốn dặm dày đặc
Phủ lên đầy mình ta.
Quả như thể sương sa
Từ nửa đêm tỏa kín…
Xác quạ không động đến
Mắt Ca-dắc quạ moi…
Vì tự do các ngươi
Ta, xanh tươi, thẫm lại…
Nhưng rồi một ngày tới
Khắp mình ta lại xanh,
Còn như thế các anh
Từ đó thôi đã hết,
Các anh đi cày đất,
Chân mang xích mang xiềng,
Miệng chửi số phận đen”
Văn học số 137 – 3/1961
An-Tôn Pri-Dơ-Lếch
CÂY BẠCH DƯƠNG
Trên triền sông Von-ga thân mến
Nơi Lê-nin sống qua tuổi thiếu niên
Đến nay vẫn còn cây dương trắng
Đứng bên đường cái, giữa đồng quang.
Chuyện truyền rằng: Lê-nin từ nhỏ
Đã mến yêu cảnh vật thiên nhiên
Người đã trồng câu bạch dương buổi đó
Ngay bên đường cái, giữa đồng quang.
Trong đời người bao nương dâu bãi bể
Người đấu tranh với thù địch vì dân
Khi ở tận chân trời xa, quê lạ
Người vẫn hằng nhớ tới ngọn bạch dương.
Và ngày nay, khắp chốn nào ta tới
Bạch dương đều vẫy gọi xa xa
Trên khắp nẻo đường đi phơi phới
Nhân dân đều nhớ tới người cha.
Đây tất cả vườn cây, ruộng lúa
Người cho ta từ buổi gian nan
Người đã sống cùng chúng ta muôn thuở
Trên đời nay hạnh phúc đẹp vô vàn.
Chúng ta sống theo lời người trăng trối
Như vường cây, quê xóm nở bừng hoa
Dưới trời xanh bóng bạch dương vời vợi
Ôi gần sao với từng trái tim ta.
Văn học số 90 -4/1960
A.Tơ-Vác-Đốp-Ski
DANH TỪ MỚI
Đã xảy ra một giây rung chuyển thế gian
Một giây mà trí người đã liệu tới
Và đột nhiên, một từ mới sinh ra
Làm giầu cho ngôn ngữ nước Nga.
Không, không phải độc nhãi, mặc dù vĩ đại
Mọi thứ tiếng trên hoàn cầu có thể nói:
Không, đây không phải lần đầu
Và cũng không cần dẫn chứng xa đâu.
Khắp các nước nói không cần phiên dịch
Những danh từ như thể Mát-xcơ-va
Bôn-sê-vích, tháng mười hay Xô-viết
Hay Mi-rờ, Sput-nhích – Những từ Nga.
Và từ pơ-ri-lun-nhe-nhi-e này nữa
Cũng đã nhập vào gia đình, hàng ngũ
Những từ mà Lê-nin đã sáng tạo ra
Và đã làm sống trên quả đất chúng ta.
Đăng trên báo “Pravda”
Số ra ngày 15/9/1959
S Mác-Xắc
CHÀO ANH TRĂNG
CON ÔNG TRĂNG
Tôi còn nhớ trong cuốn truyện ngày xưa
Mỏng, rẻ tiền của cụ cố Ec-sô-va
Có một chàng trai Nga
Con một nông dân
Phóng ngựa băng băng
Rời khỏi mặt đất
Bay đến mặt trăng, đến chị Hằng.
Ngựa cong mình vun vút bay nhanh
Trên con đường biêng biếc xa xanh
Đưa chàng kỵ sĩ đến
Chàng thanh niên cất tiếng
- Chào anh trăng, con của ông trăng!
- Tôi là Pê-tơ-rô-vích I-van-nút-sca
của ông Pi-o-tờ-rơ
Không phải chuyện trẻ con ngày trước
Cũng không phải đâu trong giấc mộng mơ hồ
Trên cung trăng ngày nay đỏ rực
Quốc huy kiêu hãnh của Liên-xô.
Đăng trên “Pravda” ra ngày 15/9/1959
Và báo Văn học số 167 ngày 06/11/1959
Nhân Kỷ niệm 90 năm ngày sinh Lê-nin.
H.T.T
Dưới đây là đoạn phim trao đổi giữa PV "Văn nghệ Công nhân online" với nhà văn dịch giả Thúy Toàn năm 2017 về Văn học Nga Xô-viết. Mời bạn đọc cùng theo dõi!