Điện thoại: 0913 269 931 - Zalo: 0964 131 807 - Email: soncam52@gmail.com.
12342345456734565678
Chào mừng bạn đã đến với trang Điện tử "Văn nghệ Công nhân" của Chi Hội Nhà văn Công nhân

VĂN XUÔI

  • KHUYỂN ĐẾ

       Mấy hôm nay, ông Tần ngủ không ngon giấc, hễ thấy động mạnh là bật dậy. Đã bốn đêm, Đen không về. Hai con Lao Luốc uể oải ngoài sân. Từ khi Đen đến nhà ông, bọn chó theo nhau không sủa. Như người kém cỏi hay khuyếch khoác, to mồm, chó giỏi sủa là chó hỏng. Con nào bền lắm, sủa dai lắm cũng chỉ mươi, mười lăm phút là mỏi miệng, không dám há mõm. Lúc ấy, thấy người lạ, thấy động mạnh cũng tìm đường lủi.
  • LÂU ĐÀI MA

     Lo sợ bệnh tật, xấu hổ với người trong huyện,  Điểm xin thôi việc rồi đưa gia đình về quê vợ tận ngọn sông Gâm chảy vào vùng hồ thủy điện Na Hang. Chỉ ở nơi hẻo lánh đi lại bằng thuyền ấy, không ai biết chuyện gì của Điểm. 
  • ÔNG NGOẠI NGƯỜI MÔNG

     Cu Tèo cầm con quay đến bên: “Ông mau khỏe để về dạy cháu chơi quay, ông nhé!”. Lão Sùa mỉm cười: “Nhất định rồi. Năm nay, cháu bảy tuổi rồi đấy. Nhớ chăm ngoan học giỏi nha”. Ngân vui vẻ nhìn hai ông cháu. Đến lúc này chị mới nhận ra bố mình vẫn mặc cái áo dân tộc H’mông bên trong cái áo của bệnh viện...
  • HÀ NỘI CUỐI THU

     Hà Nội mùa thu sẽ quyến rũ hơn bởi sự cổ kính, nét trầm tư và lãng mạn hơn bởi hình ảnh Tháp Rùa - Hồ Gươm và trên những ngõ nhỏ, những con phố cổ, khu phố Tây thêm sầm uất về đêm. Hà Nội đêm thu ảo diệu hơn cùng sương mù và những ánh đèn vàng. Mùi thức ăn phong phú trên đường phố đang quện lẫn trong hương cốm mùa thu.
  • CHIẾC LỒNG SON

      Tôi đến gần, chìa tay chỉ vào cái lồng ngỏ ý lấy lại. Ông bố hào phóng rút ví lấy ra năm mươi đô la đưa cho tôi. Con bé đặt cái lồng sơn son thiếp vàng xuống đất, dùng chân đạp cho bẹp rúm, rồi mang cái mớ sắt vụn ấy ném vào thùng rác trong công viên. Nó lại cười, nụ cười đẹp tôi chưa từng thấy bao giờ. Không có gương soi nhưng tôi biết mặt mình đang chín như gấc.
  • ÁM ẢNH PÁ LAU

     Để dạy được lớp ghép 4 trình độ, Hằng phải xoay như chong chóng; vừa hướng dẫn xong cho lớp này lại phải chạy ngay sang lớp khác hướng dẫn, hết mở cuốn sách giáo khoa này lại mở cuốn sách giáo khoa khác, hết nhắc nhở em này lại nhắc nhở em khác, hết nói tiếng Việt lại đến nói tiếng Mông, cứ như đánh vật, cả buổi dạy không lúc nào ngồi mà con chữ chưa chịu chui vào đầu bọn trẻ. Nhìn Hằng dạy, tôi nghĩ tất cả những thầy, cô giáo cắm bản như thế này phải được phong danh hiệu Nhà giáo Uu tú mới xứng đáng.
  • SÚNG NỔ CỬA RỪNG

     Sao mi lại bắn tau? Hức! Cái lẩy cò của mi như lưỡi gươm oan nghiệt. Phũ phàng chặt đứt sự nghiệp của tau, mạch sống của tau, tình yêu của tau! Nhưng súng đã nổ. Đạn đã xé tan ngực tau. Mặt đất sụm xuống. Những mái lèn xoay tròn. Cả cánh rừng xoay tròn. Khúc sông cũng xoay tròn. Và bầu trời sụp xuống, tối mịt. Hức!.. 
  • VUA THỢ HÀN

      Tối hôm ấy sau khi anh Hùng ra về. Tôi ghẹo chị Bình: “Anh Hùng được đấy chứ?”. Chị tôi mắng: “Cậu thì biết cái gì. Cậu đã biết tính nết người ta thế nào mà bảo được”. Bố tôi nhận xét: “Thằng Hùng có cái được, có cái không được. Ai lấy nó chỉ đi đánh ghen cũng đủ chết”. Mẹ tôi bảo: “Chỉ việc ăn rồi đi đánh ghen cũng sướng! Ông cứ kiếm nhiều tiền như nó mang về đây.
  • TRANG GIA PHẢ VIẾT BẰNG VÔI

      Việc thứ hai là Trần Văn Xuấn chết. Một cái chết kỳ lạ, giống như nhiều điều kỳ lạ, quái gở diễn ra ở làng Phung. Một đêm mưa rét, Xuấn bị trói vào gốc gạo, cách trụ sở uỷ ban một con ngòi. Bụng bị phanh. Hạ bộ bị cắt. Một sợi dây ròng từ trên cành gạo xuống treo lủng lẳng trước mặt Xuấn cái hạ bộ của chính anh ta, đầu dương vật nhét vào miệng. Không hiểu ai là thủ phạm vụ hành quyết ghê gớm này.
  • MÙA THU Ở LÂM HÀ

      Được biết, đây là một huyện đang được quan tâm và rất phát triển với điều kiện tự nhiên tốt, nơi có đất đai và thiên nhiên trù phú. Lâm Hà nằm trên cao nguyên Di Linh và một phần cao nguyên Lang Biang, có độ cao trung bình trên 900m so với mực nước biển. Những địa danh tên làng, tên đất đều lấy tên địa danh của vùng Sơn Tây, Hà Tây, Ba vì....

« 16 17 18 19 21 23 24 25 » ( 25 )
Quảng cáo
congnhan12345
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 4
Trong ngày: 54
Trong tuần: 471
Lượt truy cập: 381028

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ GIỚI THIỆU!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH, NHÀ VĂN CẦM SƠN! RẤT NHIỀU BỨC ẢNH CỦA NGÀY HÔM ĐÓ ĐÃ CÙNG VỚI BÀI NÓI CỦA TÔI LÀM NÊN KHÔNG KHÍ TƯƠI VUI, HÀO HỨNG CỦA BUỔI RA MẮT SÁCH! CHÚC MỪNG NHÀ THƠ LÊ TUẤN LỘC!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CHÚC MỪNG TS NHÀ THƠ LÊ TUẤN LỘC VỚI TẬP THƠ ĐỘC ĐÁO, IN ĐẸP!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÁI PHỤC BÀ MÂY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Thuộc loại "chuyện bây giờ mới kể" đây! Cám ơn tác giả! Mượn lời bà SUỐI để nói về bà MÂY: "Bái phục bà MÂY" ! Haiza!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN VÀ BAN BIÊN TẬP ĐÃ ĐĂNG BÀI VIẾT NHÂN DỊP NHÀ THƠ NGUYỄN HUY HOÀNG RA MẮT TUYỂN THƠ VÀ TRUYỆN KÍ TẠI HỘI TRƯỜNG HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM!

 
Xem toàn bộ
BẢN QUYỀN THUỘC CHI HỘI NHÀ VĂN CÔNG NHÂN
Điện thoại liên hệ: 0913 269 931 - 0964 131 807
Email: soncam52@gmail.com
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM VÀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Lê Tuấn Lộc - Chủ tịch Chi hội Nhà văn Công nhân.
- Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà văn Cầm Sơn - Trưởng Ban Truyền thông Chi hội Nhà văn Công nhân.