Sau này, chỉ thú nhận riêng với Công - Người yêu của cô. Nếu anh ấy chấp nhận sự thật, đó là hạnh phúc vô cùng lớn lao đối với cô. Cho dù anh ấy thương tật, mất mát quá lớn, cô sẽ sinh cho anh ấy, những đứa con xinh đẹp, lành lặn để bù đắp những thiệt thòi, anh đã chịu đựng.
Tôi ngẩng lên ngỡ ngàng thấy quá bất ngờ ở cái Dung con gái tôi đang nắm tay thằng Trung đi vào. Mừng quá, mừng đến khóc luôn quá xúc động buông lửng hai câu thơ: “Những nụ cười buồn, những giọt lệ vui” lả chả rơi xuống thềm nhà vui sự sum vầy của hai bố con quá bất ngờ.
Tiểu thư nhoẻn cười gật đầu, nàng cầm tay cô bạn theo tốp lính quay về thành. Lại một chuyện nữa. Năm tiểu thư mười bảy tuổi, hội xuân ngoại thành mở cả cuộc thi võ. Cải trang thành nam võ sinh, Nguyễn Thị Trinh nài nỉ cha cho đi dự hội.
Là nó đấy! Ngày nào cũng gặp, quen giọng rồi. Liệu nó có hiểu được tâm trạng của ông lúc này. Ông thấy mình nhút nhát, rụt rè nhìn trộm lên như lén nhìn người đàn bà đẹp, nết na, không quen biết.
Ngày trước, nó ăn nhà cậu bao nhiêu bát mèn mén, bao nhiêu bát canh cải? Ngày trước, nó mặc của nhà bác bao nhiêu manh áo, bao nhiêu mảnh váy? Ngày trước nữa, chú cho nó ngủ nhờ bao nhiêu tối, đắp bao nhiêu chăn? Rồi thì tất cả cộng lại thành bao nhiêu để thách với ông mối.
Pông tông bỗng dưng như bị kéo tụt hẫng, rơi tuột xuống đáy biển. Sáu con người chơi vơi, ngã rơi theo pông tông. Hợp chưa kịp nhận ra mình rơi đến đâu thì pông tông bị đẩy nhồi lên. Cảm giác cơ thể bị bóp rất chặt, không đau nhưng mắt tối sầm.
Về nhà thấy vợ con đi vắng hết, tôi lôi khẩu súng ngắn giấu dưới gầm tủ. Đây là “chiến lợi phẩm” năm xưa, tôi thu được khi địch đánh vào xe chở vũ khí. Bán súng bị cháy sém, nhưng nòng súng còn tốt. Bao năm tôi giấu giếm, phòng thân. Lau khô máu trên mặt, tôi dắt súng vào cạp quần, chạy ra vòi nước. Vừa chạy, vừa nghĩ “Ta đang làm việc tử tế, sao chúng đẩy ta làm việc không tử tế?”. Bất giác tôi bấm ổ, trong nòng còn hai viên đạn. Hắn một, ta một.Vòi nước công cộng vắng người. Hai viên gạch còn thấm máu, nằm chỏng chơ trước quán nước, nơi bà cụ đang ngồi lau chén. Bọn lúc nãy chuồn mất.Đạn đã lên nòng, tôi bắn một phát súng lên trời, kết thúc Một ngày tử tế.
Riêng lý lịch bố anh là lính “khố xanh khố đỏ”, cũng được minh oan. Năm 1945 người chết đói ngoài phố Huế nằm la liệt, không có người đi chôn, chính quyền sở tại phải vào ấp TC lấy người. Bố anh, cũng được điều động đi làm việc đó. Để phân biệt người sống với người chết, người đi chôn được mặc quần áo màu đỏ. Vì suốt ngày chôn người trong ao chuôm tù đọng, nên quần áo từ màu đỏ, chuyển sang màu xanh.Bố anh, “được” mang danh lính “khố xanh, khố đỏ” từ ngày đó.