Đầu làng, cuối xóm loa loa: “Từ đây tên gọi làng ta Hoành Từ" Cụ tôi khăn xếp, áo hồng, Hân hoan đón nhận sắc phong triều đình. Lúa đồng vẫy nắng rung rinh Điệu chèo mát dịu sân đình quê tôi. Mấy trăm năm đã qua rồi, Tôi ngồi chép lại làng tôi Hoành Từ.
Sau câu chuyện, các ông ở quê nói ông Ngợi làm thơ hay, làm thầy lang cũng giỏi. Ông đã được VTV1 đưa lên sóng Truyền hình trong chương trình giới thiệu làng Dược liệu 1.000 năm tuổi, thỉnh thoảng lại có đoàn sinh viên Trường Đại học Dược Hà Nội về thực tập tại nhà ông. Hóa ra trước khi đi bộ đội vào Nam chiến đấu, ông đã tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội khoa Văn khóa 1963 - 1967.
Người còn đợi bến sông mê Người đi biền biệt sơn khê phương nào Tháng ba nhớ đến cồn cào Đầu làng sáo sậu chào mào vẫy hoa Bao mùa người đã đi xa Nhớ không hoa gạo làng ta vẫn chờ Ngược hồn về giữa giấc mơ Nhặt bông gạo đỏ ấu thơ… thắp lòng
Mình em với nỗi nhớ điên Gót chân lữ thứ vào miền khát khao. Cọng thơ gieo mãi cồn cào Thương đêm rạo rực rót trào hai ta. Dấu giày xưa cũ quê nhà Ngập trong nhung nhớ để mà tìm nhau. Bến yêu thơ bắc nhịp cầu Con đường vàng nắng, hoa cau trắng chờ.
Anh nghe em kể chuyện đờiNhững mất mát những chông gai dặm trườngBao nhiêu giọt nhớ, giọt thươngGiọt nơi khóe mắt, giọt vương tóc thề. Cuộc sống hối hả, bộn bềNgười ta có bạn, mình về đơn côiVẳng nghe ai hát đưa nôiChạnh buồn tiếc nuối một thời xuân xanh
Ta uống rượu rượu uống taNgoài kia trời đất giao hoà vào XuânĐể tìm về nỗi gian truânCái thời trai trẻ tòng quân diệt thùTháng ngày đồi núi thâm uLuồn sâu đánh địch chiến khu đã từngNhững đêm sốt rét mưa rừngChia nhau điếu thuốc vui mừng nhận thưCùng nhau chia sẻ đời tưHẹn gả em gái nếu như trở vềGiặc tan rồi đây đất quêĐói nghèo sơ xác bộn bề khó khăn
Kể từ ánh mắt nhìn nhau Ai têm cánh phượng cho trầu đỏ môi Mắt răm liếc vẹt nụ cười Trăng cong vồng ngực đập lời thiết tha Ba tầm, quán dốc, gốc đa Mớ ba, mớ bẩy người ta sang đò Xuân xưa ai đã hẹn hò Để ai hoang đợi, cánh cò… bơ vơ Âm thầm giấu nhớ vào thơ Uống lời Quan họ… đến giờ còn say
Ông không chỉ nổi danh bởi làm thơ hay (đặc biệt là lục bát), viết thư pháp rất xuất sắc... mà còn được nhiều người biết danh và ngưỡng mộ bởi tính tình xuề xoà, hòa đồng, giản đơn, lãng tử, khác người đến độ..."kinh dị". Và chính ông đã tự hào (hay tự trào) mà tự nhận về mình cái danh hiệu "Dị nhân".
Ngày 05 tháng 11 vừa qua, Ban liên lạc Tổ chức cuộc gặp mặt các cựu học sinh Kỷ niệm 57 năm ngày thành lập trường cấp II Thục Luyện. Có 5 thày cô giáo và 30 cựu học trò tới dự. Tổ chức được và đến dự được đều là rất đáng quý bởi ai cũng đã vào cái tuổi “Thất thập cổ lai hy” rồi...