Hoạt động đầu tiên của chuyến đi là cuộc giao lưu thơ nhạc với Các thành viên đại diện cho Câu lạc bộ Thơ Tình Thảo Nguyên của huyện Mộc Châu tại Khu sinh thái Sơn Sao vào chiều ngày 15 tháng 6. Trong buổi giao lưu, ngoài các tiết mục trình diễn thơ, ca hát của hội viên hai đơn vị còn có tiết mục hai đơn vị tặng các ấn phẩm mới sáng tác của mình cho đơn vị bạn, tổ chức sinh nhật cho các hội viên có ngày sinh trùng ngày.
Phát biểu của Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Sơn - Nguyên Phó Viện trưởng - Chỉ huy trưởng tự vệ Viện Văn học Việt Nam tại buổi ra mắt sách "Đồi thông hai mộ - Từ di cảo đến di sản" do Hội VHNT Hòa Bình tổ chức tại Cung Văn hóa Hòa Bình ngày 10 tháng 5 năm 2024.
Phát biểu của Nhà văn, tiến sĩ Nguyên An tại buổi ra mắt sách "Đồi thông hai mộ - Từ di cảo đến di sản" do Hội VHNT Hòa Bình tổ chức ngày 10 tháng 5 năm 2024.
Ngày 10 tháng 5 năm 2024, tại hội trường VIP Cung Văn hóa Hòa Bình số 01 đường An Dương Vương phường Phương Lâm thành phố Hòa Bình tỉnh Hòa Bình, Hội Văn học Nghệ thuật Hòa Bình đã tổ chức buổi ra mắt tập sách “Đồi thông hai mộ - Từ di cảo đến di sản”.
Ngày 28 tháng 4 năm 2024, tại Nhà hàng sinh thái Sông Vàng thị trấn Thanh Sơn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ, Liên tịch các Hội VHNT cấp huyện thuộc tỉnh Phú Thọ bao gồm: Hội VHNT huyện Thanh Sơn, Hội VHNT thị xã Phú Thọ, Hội VHNT huyện Lâm Thao, Hội VHNT Thành phố Việt Trì, Hội VHNT huyện Thanh Thủy, Chi hội thơ Đường luật tỉnh Phú Thọ đã tổ chức một cuộc hội thảo chuyên đề về kinh nghiệm sáng tác Thơ.
Trong số tài sản thơ gần 20 tập của ông đã xuất bản thì có đến 2/3 số tập có chủ đề liên quan đến miền núi và dân tộc. Những tập khác dù không thuộc chủ đề này thì những bài viết về miền núi và dân tộc thiểu số cũng chiếm số lượng đáng kể.
Hát từ Phan Xi Păng là tập thơ đẹp đẽ, sang trọng, được tác giả tuyển chọn kỹ càng và cẩn thận. Thơ của ông trong tập này nhìn chung giản dị, dễ hiểu và mang đậm tính truyền thống. Sự rung động và tình cảm nồng nàn, yêu đất yêu người trong thơ khi viết về đồng bào các dân tộc miền núi là khá nhiều và rất đáng trân trọng.
Theo tôi, đối với thơ, không có truyền thống và hiện đại hay hậu hiện đại mà chỉ có thơ hay và thơ không hay, hoặc thơ dở mà thôi. Chỉ tiếc rằng thói quen của không ít người thơ hôm nay do ươn lười trong suy nghĩ và hành động ngõ hầu làm đổi thay bộ mặt của thi ca, nên cứ nằm khèo, vuốt bụng viết ra những cái không phải thơ, rồi nhét hết vào cái bị truyền thống, chỉ làm khổ người đọc mà thôi.
Nguyễn Việt Chiến yêu thơ và làm thơ từ rất sớm. Ông có thơ in ở các báo Trung ương từ năm lớp 9, khi đang theo học tại trường Chu Văn An, năm 1969. Năm 1970, đúng 18 tuổi, vào thời điểm “bước ngoặt” của cuộc kháng chiến chống Mỹ vì quyết tâm thống nhất đất nước của cả dân tộc, Nguyễn Việt Chiến tham gia quân đội.