Điện thoại: 0913 269 931 - Zalo: 0964 131 807 - Email: soncam52@gmail.com.
12342345456734565678
Chào mừng bạn đã đến với trang Điện tử "Văn nghệ Công nhân" của Chi Hội Nhà văn Công nhân

NGƯỜI CỦA MỘT THỜI

Nguyễn Đạo Vinh

NGƯỜI CỦA MỘT THỜI
Truyện vừa

   Bà Thoa giật mình tỉnh giấc, bà vội vàng tung chăn lăn xuống đất rồi đưa tích nước lên miệng tu ừng ực. Bà đi nhanh xuống khu phụ, vớ chiếc đòn gánh đôi quang, quàng lên vai. Đi đến giữa sân chẳng hiểu sao bà lại vứt toạch đôi quang xuống, rồi xồng xộc lao vào chỗ chồng nằm. Bà nói với giọng khẩn khoản:
-  Tôi đi bòn mót vài mớ rau muống, ông cho tôi xin thêm năm mươi ngàn, để mua mấy vỉ sữa sang thăm bác Cả. Bác ấy ốm nặng lắm.
   Lão Toàn trợn trừng, trợn trạo nhìn lên trần nhà, chẳng nói chẳng rằng. Bà Thoa thấy vậy liền nhắc lại. Lão vẫn không trả lời. Bà lại nhắc tới bốn năm lần nữa, lão vẫn nằm im. Bà vùng vằng bỏ ra sân, quẩy đôi quang gánh lên vai, cắm mặt đi ra ruộng. Nhìn thấy bà, mấy chị em đang lúi húi hái rau cạnh đó hỏi:
 -  Bà hôm nay bận gì mà đi muộn vây? À đúng rồi ông ấy mới được nghỉ hưu, không phải lo toan gánh vác việc dân, việc nước nữa. Đêm qua hai ông bà lại dối già chứ gì?
   Nghe chị em trêu đùa, bà cảm thấy hơi khó chịu. Bà lao ngay xuống ruộng bứt lấy, bứt để. Rau muống tháng chín chẳng lấy gì làm ngon cho lắm, đầu lá quăn táp do trận gió mùa đông bắc sớm đổ về. Vừa làm bà vừa nghĩ, trước đây đang công tác lão ấy có như thế đâu? Đứng trên bục, nói phét, nói lác, đến con rắn trong lỗ cũng phải chui ra, bây giờ thì lại câm như hến. Thôi đúng rồi, ngày trước mình nghe dân tình họ xì xào rằng, muốn làm quan thời nay thì phải giả giả câm, giả điếc, giả thong manh và phải khéo luồn, khéo bò thì mới đọng được. Lão làm chủ nhiệm, chủ tịch, rồi bí thư đảng ủy xã, tính ra phải đến hơn ba mươi năm. Phải giả câm, giả điếc, giả thong manh ngần ấy thời gian, thì làm gì mà chẳng bị nhiễm. Ruột gan bà cứ nôn nao, chân tay đờ đẫn, chẳng thể chuyên tâm vào việc hái rau được nữa. Nhưng không hái, thì lấy đâu ra tiền để đi thăm người ốm. Cố trấn tĩnh mãi bà mới thoát ra được cái tâm trạng kì cục ấy. Bà nghĩ, tí nữa phải điện ngay cho thằng Sinh về đưa bố đi khám, để lâu không khéo bị “Tẩu hỏa nhập ma” thì mình hầu ốm. Vừa làm bà vừa nghĩ, dần dà những suy nghĩ đó, đã đưa bà quay ngược trở lại của mấy chục năm về trước.
    Trong mấy chục năm làm vợ lão, bà chỉ được mát mặt có vài năm. Còn từ khi lão lên làm chủ tịch, bí thư là gia đình lúc nào cũng lục đục. Lão thay đổi hẳn tính nết, nói năng với vợ con thì độc quát tháo trùm lợp. Lúc lão về phục viên người gày đét, da nhợt nhạt xanh xao. Là hàng xóm láng giềng, bà cùng bố mẹ sang chơi. Và cũng chính từ lần ấy, thân phận của bà gắn với lão, bà trở thành vợ lão.
Đám cưới của bà với lão Toàn, được diễn ra rất chóng vánh, chỉ đúng có ba ngày sau khi lão về phục viên. Lúc ấy điều kiện kinh tế của hai bên gia đình còn đang rất khó khăn. Bởi vậy đám cưới của bà với lão Toàn cũng hết sức đơn giản, chỉ có mâm cơm thắp hương kính cáo tổ tiên.
   Bữa cơm đầu tiên ở nhà chồng, bà ngồi đầu mâm, ăn thỏ thẻ vì e thẹn, xấu hổ và liên tục đón bát để xới cơm cho bố mẹ, các em. Cả bữa bà ăn được có hơn bát. Sáng hôm sau đi gánh phân gà để cướp điểm, run tay, run chân vì đói, xuýt ngã từ trên cầu xuống sông.
    Một thời gian sau, lão được trên phân công cho làm đội trưởng đội sản xuất rau, chỉ huy hơn tám chục lao động. Hàng ngày lão ra phân công công việc cho người này người kia xong, léng phéng một lúc rồi chuồn. Dân tình kêu ca, nhưng cậy có ông anh họ làm chủ nhiệm, nên lão phớt hết. Sau một năm làm đội trưởng, lão được cất nhắc vào ban quản trị hợp tác xã, giữ chân phó chủ nhiệm, rồi được cử đi học trường Lê Hồng Phong. Tiếng là đi học, nhưng lão thường trốn về làm việc nhà. Giấy báo sát hạch học kỳ nhà trường gửi về toàn điểm một với điểm không.    Thế rồi chẳng hiểu sao, khi kết thúc khóa học, lão cũng được cấp chứng chỉ là học xong khóa đào tạo sơ cấp chính trị.  Năm sau, ông chủ nhiệm hợp tác xã Sơn Đông, được huyện kéo lên làm cán bộ tăng cường. Thế là lão nhảy tót lên ghế chủ nhiệm.
   Bà Thoa rất hãnh diện và tự hào vì có được người chồng giỏi giang, tiến nhanh đến vậy. Bà lên mặt vênh váo, rồi xa lánh dần bè bạn và những người thân. Và cũng từ đó trở đi bà chẳng phải lo thức khuya dậy sớm để đi gặt, đi nhổ rau, cân rau. Cũng chẳng phải chân lấm tay bùn, chẳng phải động chạm vào phân do cứt đái nữa.
     Lão Toàn làm chủ nhiệm hơn năm thì đại hội xã viên, bầu ban quản trị mới. Lão thay gần hết số người cũ, với lý do già cả chậm chạp văn hóa thấp. Kế vào đó toàn là tay chân thân tín, những bộ sậu và những phần tử nịnh hót. Lão xây dựng hẳn một đội quân đi theo dõi, nghe ngóng rồi về báo cáo. Bởi thế cho nên, lão không cần bước chân ra cổng, cũng nắm được tuốt mọi việc.
Nhà lão bây giờ trở thành trụ sở chính. Lão lấy gạch ngói của hợp tác xã về, làm riêng một căn nhà ba gian giữa vườn, chuyên để tiếp cấp trên xuống Những cuộc bù khú thâu đêm suốt sáng diễn ra triền miên. Bà Thoa giờ không phải đi làm, chỉ ở nhà trông nom, sai vặt mấy tay bộ sậu ăn theo của chồng. Nhìn cách đi đứng, ăn mặc của bà có khác chi một bà Hoàng.
   Vịt, gà, cá, trứng… hợp tác xã nuôi để bán cho nhà nước, nhưng ngày nào cũng được bắt về mổ, thịt ở nhà lão, với lý do để tiếp khách. Không phải là hợp tác xã không có trụ sở. Cái hội trường to đoành, mới xây đầy đủ tiện nghi chỉ cách nhà lão vài trăm mét, nhưng lão không khoái ra đấy. Đơn giản vì ở nhà lão “kín” hơn, thế thôi!
    Từ Hai mươi tháng Chạp trở đi, nhà lão lúc nào cũng đông khách. Các nhân viên ban này, sở nọ trên tỉnh, trên huyện kéo đến để xin gạo, xin lợn. Khi vào họ đem theo túi quà, khui được ở các cửa hàng mậu dịch. Khi ra họ chỉ cầm theo mẩu giấy con con bằng hai ngón tay, bên trong có mấy chữ: đồng ý cho phòng này, ban nọ con lợn năm mươi ký, hoặc một trăm ki lô, vài ba chục cân gạo nếp. Tờ giấy tuy rất nhẹ nhưng giá trị của nó thì thật ghê gớm. Bởi số thóc để nuôi được con lợn như vậy đâu phải là ít, đủ cho vài nhân khẩu ăn trong một năm. Mà đâu chỉ là một vài con, cứ phải vài ba chục con mỗi năm.
Các đơn vị cơ quan xin lợn xong, dù thịt ở nhà lão hay đem đi đâu không rõ. Nhưng khi chia thì đương nhiên lão phải có một xuất. Suốt từ hai bẩy, hai tám đến ba mươi tết, nhà lão lúc nào cũng có mùi thịt quay. Những năm giá rét, thịt nhà lão ăn đến tháng hai chưa hết. Dính phải năm nồm thì khổ, mới Ba mươi Tết, thịt đã bốc mùi. Đợi đến đêm khuya, hai mẹ con thậm thụt khênh ra ruộng phần trăm, đào hố chôn xuống. Trong khi đó toàn bộ các hộ xã viên trong hợp tác xã, mỗi nhân khẩu chỉ được có cân hơi, thịt ra còn được bốn lạng cả thịt lẫn xương. Dân tình họ có biết không, biết lắm chứ, nhưng họ biết nói với ai bây giờ? Nhà lão dựa vào chuyện tiếp khách để sống một cách sung sướng, phè phỡn. Người dân thì cơm không có ăn, quanh năm chẳng có giọt đường, hạt mỡ trừ ba ngày tết. Khi lão lên làm chủ nhiệm chính thức được một năm, để tâng công với cấp trên, hòng leo lên các vị trí cao hơn. Lão nhận chỉ tiêu nghĩa vụ cao gấp rưỡi, gấp đôi mọi năm, rồi cứ thế đem về, chẻ cổ xã viên ra nhét vào.  Người dân cứ òe cổ ra làm cũng không tài nào giao đủ chỉ tiêu nghĩa vụ cho hợp tác xã, bởi thiếu lao động, thiếu vật tư kĩ thuật, lại bị sâu bệnh, thiên tai tàn phá vv. Năm đó dich bệnh gây thiệt hại lớn, lợn chết hàng loạt trong các trại chăn nuôi của hợp tác xã và các hộ xã viên, tính ra phải đến vài nghìn con. Nhưng cuối năm lão vẫn đè cổ dân ra để phạt. Nhiều nhà chẳng còn hột thóc nào để ăn, có nhà mang đi cất giấu cốt giữ mạng sống, lão cho dân quân, bảo vệ vào khám xét, thu hồi.  Nhiều gia đình tàng tật, ốm đau, những anh em ở chiến trường ra, bị sốt rét tái lại, không làm được đủ nghĩa vụ, lão cũng phạt. Nhà nào không trả nổi, lão tính lãi, lãi mẹ đẻ lãi con, xã viên cứ nai lưng làm trả nợ. Họ sinh chán nản bỏ ruộng, chạy chợ kiếm sống cho qua ngày.
   Cũng vào cuối năm ấy, trên có chủ trương vận động nhân dân đi khai hoang, xây dựng vùng kinh tế mới ở Lao Cai, Yên Bái, Lâm Đồng. Chỉ tiêu huyện giao cho hợp tác xã, là phải vận động được năm hộ. Lão đứng lên trước hội nghị, xin nhận chỉ tiêu cao gấp năm lần. Về nhà lão tổ chức họp bàn rầm rộ, xây dựng hẳn một ban đi vận động. Nhưng thực chất là ép các gia đình neo đơn, nợ nhiều phải đăng ký xin đi. Lão hứa sẽ xóa nợ cho các hộ đó. Nhiều gia đình cùng quẫn, chẳng còn cách nào, đành phải chấp nhận làm đơn xin đi. Lão chiếm luôn mấy ngôi nhà và những mảnh đất phần trăm lục lạc nhất, của các hộ đi làm kinh tế, cho mấy tay cán bộ tổ chức ở huyện, với lý do, chiếu cố hoàn cảnh khó khăn. Cuối năm đó lão được trên cho đi báo cáo điển hình, được tặng quà lưu niệm, bằng, giấy khen... Đại hội huyện đảng bộ nhiệm kỳ đó, lão được bố trí vào ủy viên ban chấp hành huyện đảng bộ.
    Thấy cảnh ngộ trớ trêu và có phần phi lí, bất công như vậy. Bạn bè, anh em, những người tâm huyết đến tận nhà góp ý với lão một cách chân tình, thẳng thắn, nhưng lão phớt hết không nghe. Lão cứ khăng khăng cho rằng, lão đã đi đúng đường lối lãnh đạo của Đảng.
   Ông Cả là anh ruột mẹ Toàn, hiện đang làm cán bộ kiểm tra của huyện Đăng Trà. Nghe được tin này ông phẫn uất lắm, bao hi vọng của ông trước đây, dồn vào thằng cháu đã bị tiêu tan. Ông liền bỏ ra mấy ngày, để trực tiếp điều tra xem xét thực hư. Đi đến đâu ông cũng được nghe những lời nói bóng gió, ánh ỏi của bà con xã viên, đại loại như: “Giỏi giang gì cái loại ấy, chẳng qua có người bợ đỡ. Hoặc “không có chó bắt mèo ăn cứt”. Hay, làm chủ nhiệm như tay Toàn, thì đứa trẻ lên ba nó cũng làm được. Các lời nói đó, cứ như những mũi dao nhọn xoáy vào tim ông. Sau một thời gian tìm hiểu, ông đã nắm được những chứng cứ cụ thể về một số việc làm chưa tốt, chưa đúng của Toàn. Ông gọi Toàn sang để chỉnh đốn, nhắc nhở, nhưng Toàn cứ đưa ra lí do bận không đến. Hôm nay là ngày nghỉ, ông Cả đích thân sang nhà Toàn.
  nguoicuamotthoi  Đang nhâm nhi chén rượu với con mực của bọn bộ sậu biếu hôm nọ. Nhác thấy bóng ông Cả ngoài hiên, Toàn đút tọt mọi thứ xuống gầm bàn, rồi đứng lên ấp úng:
- Ba..bác..bác sang chơi ạ! Toàn vớ chiếc ấm đi ra ngoài, lão cứ quanh ra quanh vào như muốn lảng tránh. Ông Cả thấy vậy liền quát:
- Tôi chẳng rỗi hơi để sang chơi. Anh có định để cho tôi bảo ban anh mấy lời không? Ngừng một lát ông nói tiếp - Bố mẹ anh đã chết hết rồi. Người có máu mủ ruột thịt gần gũi nhất, và có trách nhiệm lớn nhất trong việc dạy bảo anh, bây giờ là tôi. Là tôi anh hiểu chưa?
   Toàn nghĩ rằng, không thể cưỡng lại được, một con người cứng rắn, thẳng thắn, cương trực và vô cùng liêm khiết này. Toàn lấm lét nhìn sắc mặt ông Cả, rồi buộc lòng ngồi xuống mép ghế. Ông Cả thấy vậy liền bảo:
- Đường đường là một anh chủ nhiệm hợp tác xã, to nhất nhì huyện. Lúc đứng trên bục thì nói thánh, nói tướng, lắm khi còn thét ra lửa. Quát tháo, trùm lợp vợ con, cấp dưới, thì không ai bằng. Sao tự dưng hôm nay, lại len lét như rắn mồng năm vậy?
 Toàn cúi gằm mặt, nhích dần, nhích dần từng tí một vào giữa ghế. Bấy giờ ông Cả mới nghiêm sắc mặt nói:
- Tôi nghe dân phản ánh, và cũng đã trực tiếp điều tra về một số việc làm khuất tất của anh, nay tôi yêu cầu anh phải giải trình cho tôi mấy vấn đề. Nhấp xong chén nước ông nói tiếp - Một là! Tại sao anh ngang nhiên lấy gạch ngói, xi măng và tiền bạc của hợp tác xã về xây nhà?
Toàn cúi đầu, lí nhí trong cổ họng. Ông Cả bực lắm, nhưng cố kiềm chế, ông hạ giọng vừa đủ nghe:
- Ở đây chỉ có tôi với anh, anh cứ nhìn thẳng vào mắt tôi và trả lời cho rõ. Việc gì cứ phải gằm mặt như một tên tội phạm thế kia!
Toàn ngẩng đầu lên, nhưng vừa nhìn đi nơi khác vừa nói:
- Thực ra cháu bị bệnh trĩ, nên phải hạn chế việc đi lại. Vả lại cháu lấy vật tư, vật liệu về xây nhà trên đất của mình, nhưng thực chất là để phục vụ cho tập thể, thì có gì là sai?
Nghe Toàn đưa ra những câu trả lời lấp liếm như vậy, ông Cả đập bàn quát:
- Ngụy biện! Láo, láo! Thế cái việc anh thường xuyên mổ gà, giết lợn của hợp tác xã để đãi khách. Anh tự ý cho cơ quan nọ, phòng ban kia trên tỉnh, trên huyện lợn, gạo nhân các ngày lễ, ngày tết. Việc đó anh cũng cho là đúng hả?
Với vẻ mặt tỉnh khô, Toàn buông ra những câu gọn lỏn:
- Thì rõ quá rồi còn gì? Họ về đây liên hệ việc nọ, việc kia để giúp hợp tác xã, thì tối thiểu cũng phải cho họ bữa cơm. Còn lợn, gạo hàng năm biếu, cho ban nọ, nghành kia trên tỉnh, trên huyện, thì hợp tác xã nào mà chẳng phải cho. Không cho, không biếu, họ cúp điện, cúp nước, cúp vật tư phân bón thì xã viên ngồi bó gối à?
Nghe Toàn giải thích có vẻ cứng cỏi, ông Cả trầm ngâm một lát rồi hỏi tiếp:
- Thế anh tự ý lấy những mảnh đất của các hộ dân đi làm kinh tế, để cho người nọ, người kia trên huyện, trên tỉnh cũng là đúng à?
- Thì cháu có đem về nhà đâu?
Ông Cả thấy câu chuyện cứ xoay dần theo chiều hướng bất lợi cho mình, ông đành xuống giọng, nhưng vẫn giữ vẻ nghiêm khắc:
- Tôi chưa buông tha anh đâu. Hôm nay tôi chỉ tạm hỏi anh mấy điều như vậy.
Ông buồn bã đứng lên ra về. Tiễn ông Cả ra cổng, Toàn quay vào, vừa đi, lão vừa bưng miệng cười. Toàn nghĩ thầm trong đầu: “Tưởng thế nào, hóa ra cũng xoàng thôi. Xưa nay mình cứ sợ bóng, sợ vía.”
     Sau bốn năm điều hành một bộ máy cồng kềnh, làm việc không hiệu quả. Toàn hợp tác xã có 420 lao động, thì đã có 120 người hưởng công gián tiếp, cộng với việc vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt giống... đều khan hiếm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, mọi hoạt động trong xã, từ biểu diễn văn nghệ, đặt vòng tránh thai, tất tật mọi việc, đều chỉ trông chờ vào bốn góc ruộng. Thời tiết lại thay đổi thất thường, những trận giá rét làm chết mạ, chết lúa, rồi sâu bệnh phá hoại mùa màng…. Ngày công lao động của xã viên, đang từ 1kg/ công, xuống còn 0,6 kg/ công. Xã viên phải nộp cho hợp tác xã, hai hào một công mới lấy được sáu lạng thóc về. Kho tàng rỗng tuếch, chuồng trại, ruộng đồng bỏ hoang, nợ nan chồng chất. Dân tình chán nản kêu ca, họ kéo nhau đi làm ăn nơi khác. Nguy cơ vỡ hợp tác xã đang đến rất gần. Toàn lúc này như đang ngồi trên đống lửa. Sau nhiều đêm suy nghĩ, Toàn nảy ra ý định: “Phải tìm mọi cách, nhảy ra khỏi mớ bòng bong này, càng nhanh càng tốt”.
    Toàn vội vàng tìm đến nhà Phong để nhờ vả. Phong hiện đang giữ chức trưởng ban tổ chức chính quyền của huyện. Nghe Toàn trình bày ý định của mình xong, Phong đồng ý ngay, bởi trước đây, Phong được Toàn cấp cho hơn sào đất ở, và ngôi nhà ba gian liền mặt đường. Phong nói với Toàn:
- Việc đưa ông lên làm chủ tịch xã đối với tôi, thì dễ như trở bàn tay, bởi dù sao ông cũng đã có thâm niên trong hội đồng nhân dân xã. Nếu tính chi li, thì ông đã có bốn khóa làm đại biểu hội đồng rồi còn gỉ? Nhưng...nhưng tôi còn ngại...Phong cứ ậm ờ, ấp úng mãi. Thấy thái độ của Phong như vậy Toàn liền hỏi thẳng:
- Anh muốn có tý chút để biếu xén cấp trên chứ gì?
Phong nở mày nở mặt:
- Đúng thế! Hai bàn tay đưa lên, một tiếng “đét” phát ra, Toàn vừa cười vừa nói với Phong:
- Quá đơn giản! Sau đó Toàn kéo Phong ra nhà hàng. Toàn chủ động gọi ra những món ăn ngon nhất, bổ béo nhất để đãi cấp trên.
Khi rượu đã ngà ngà, như sực nhớ ra điều gì quan trọng lắm, Phong hét to:
Có tiên độ thế cho ông rồi. Vừa nói, Phong vừa lấy tay vỗ đen đét vào đùi Toàn:
-  Này, này! Chủ nhật tới cưới con gái lão Điểu Trưởng ban tổ chức huyện ủy, lão đang phàn nàn là chưa làm thế nào để tìm được con lợn. Ông giúp lão ta nhé! Tôi sẽ viết giấy giới thiệu gửi xuống xin hợp tác xã ông, với lí do là xin cho phòng để tổng kết. Được không? Toàn cười phớ lớ:
- Được ngay thôi mà, được ngay thôi mà. Anh viết giấy xuống xin hẳn hai con cho bỗ bã. Hai chén rượu lại chạm nhau kêu đánh “cách”. Họ cứ ngồi bù khú với nhau chẳng biết đến khi nao mới xong.
     Ngót tháng sau, hội nghị tổng kết hết năm của hội đồng nhân dân xã Sơn Đông được tổ chức. Toàn được giới thiệu để bầu làm chủ tịch ủy ban nhân dân xã, thay ông Cố vì ông đã già. Toàn đã chi cho hội nghị ấy, hai tạ lợn, năm mươi cân gạo nếp. Các đại biểu có mặt hôm đó, được đánh chén một bữa túy lúy. Do vậy số phiếu của Toàn, cũng đã vượt được quá bán.
Toàn tươi cười cầm chén rượu đi chúc những vị quan trên và mọi người có mặt trong buổi đó. Toàn thầm nghĩ: “Giờ thì mặc thuyền, mặc lưới, mặc te, mình đã nhanh chân nhảy tót được lên bờ, sóng to, gió cả đến mức nào cũng cũng thây kệ. Cổ nhân nói cấm có sai: Đồng tiền đi trước....”.
 * * *
    Tiếng là vợ ông chủ nhiệm, chủ tịch rồi bí thư Đảng ủy xã, nhưng bà Thoa cũng chẳng được sung sướng gì cho lắm. Bởi tiền nong thu nhập ông giữ khư khư, ông nói: “Ăn uống đã có hợp tác xã lo hộ, cần gì đến tiền mà đòi hỏi”. Lâu dần thành quen, bà cũng không quan tâm. Bà chỉ như cái máy, ông bảo bà nằm là bà nằm, ông bảo ngồi là ngồi, ông bảo bà đi là bà phải đi, bà mà không nghe là chết với ông. Lắm lúc đi thăm người ốm, gái đẻ, không có đồng nào trong túi, phải đi vay hoặc xúc trộm ca gạo, bán dấm, bán dúi. Nói ra thật xấu hổ.
Bà biết rất rõ nhà mình có bao nhiêu tiền, mà lại có quá nhiều tiền nữa đằng khác. Bởi khi lão Toàn lên làm chủ tịch, cũng là lúc nhà nước bung ra cơ chế thị trường. Những doanh nghiệp mới thành lập, cần có đất phải đến cầu cạnh, xin xỏ. Họ biếu lão những chiếc phong bì dầy cộp, chính tay bà cầm rồi lại đưa cho lão cất. Vậy mà bây giờ, bà phải bòn mót từng mớ rau, làm thuê đến bạc mặt, mới có tiền để đi ăn cỗ, đi thăm người ốm...
    Bà sinh nở với lão bốn bận, nhưng chỉ được có ba, hai trai một gái. Chúng ỷ thế bố, học hành làng nhàng. Thằng lớn mới mười bảy đang học dở lớp mười hai, lão bắt nó thôi học để cài vào làm nhân viên dự án của huyện. Suốt ngày chỉ loong toong nhưng được cái bổng lộc nhiều. Thế rồi bị bạn bè rủ rê, giao du chơi bời với các đàn anh, đàn chị trong giới giang hồ. Đầu tiên là nhậu nhoẹt, gái gú, sau là cờ bạc, rồi đến ma túy. Nợ một khoản tiền khổng lồ, bị chúng dọa giết nếu không trả được. Lão Toàn nghe được tin này chết điếng người. Nằm nhà mấy ngày, tính đến nát óc lão vẫn chưa tìm ra được kế sách gì. Lão nhẩm tính, nếu bán hết mọi thứ để trả cũng không đủ, mà tiếng đồn lan ra ngoài thì lão bị mất chức bí thư là cái chắc. Sau mấy ngày cân đi nhắc lại, nâng lên đặt xuống mãi, cuối cùng lão đi đến quyết định. Đành phải hi sinh đứa con trai để trốn được món nợ khổng lồ và giữ được chiếc ghế đang ngồi.
Vào một buổi tối nọ, lão cầm một gói giấy nhỏ có thuốc chuột bên trong lên phòng nói với con:
- Bố đã tính nát óc, hết đường rồi con ạ! Giờ chỉ còn có một cách duy nhất, là mày chết đi cho đỡ khổ bản thân, tao cũng không phải lo đến món nợ khủng ấy. Bởi ma chết mất miệng, ai đến mà đòi? Tao, mẹ mày, các em mày còn được sống, và còn dám vác mặt ra đường nhìn thiên hạ. Mày sống thì cả nhà này phải chết.
Thằng con nghe chưa hết câu đã vội vàng đốp luôn:
- Cái chết đó nên dành cho ông thì hơn, bởi ông sống không chỉ làm cho gia đình mình tan nát, mà còn làm cho hàng trăm, hàng ngàn người dân khác khổ lây. Lão Toàn sững người vì thằng con từ xưa đến nay, mình bảo sao nó nghe vậy. Nay bỗng dưng nó dám lộn đầu, quay cổ cãi lại. Lão điên tiết xô vào quật ngã con xuống nền nhà, tay bóp mồm, tay dốc thuốc. Hai bố con quần nhau cả tiếng đồng hồ. Đã mấy lần, lão Toàn sắp dốc được gói thuốc vào mồm con, nhưng đều bị nó gạt ra. Nó ra sức chống cự, hất vung gói thuốc ra ngoài. Không còn cách nào khác, lão Toàn đưa cùi tay vào chẹn cổ. Thằng con trai cứ ằng ặc, ằng ặc, mắt trợn ngược rồi ngoẽo đầu sang một bên. Lão thở hồng hộc mãi sau mới ngồi dậy được. Nhìn thằng con đang nằm thẳng dẵng dưới nền nhà, hai hàng nước mắt lão chảy dài trên má. Đang hối hận về việc làm thất đức bất nhân của mình, thì bất ngờ lão nhận ngay được cú đạp vào giữa mặt, đầu đập mạnh vào tường, lão nằm sõng soài bất động. Thằng con tưởng lão đã chết, liền lên giường ngủ tiếp.
 Gần sáng lão tỉnh đậy, thấy con nằm trên giường ngáy o o, trong đầu lão nghĩ: “Cứ tưởng mình nhẫn tâm, hóa ra nó còn độc địa hơn. Nếu để nó sống thì mình phải chết. Số mình chưa tận, đây là thời cơ có một không hai, để mình thanh toán cho xong món nợ này”. Lão khẽ khàng đi xuống cầu thang, lát sau lại rón rén đi lên, tay cầm mẩu dây điện đã được gọt sẵn hai đầu. Lão buộc một đầu vào khoeo con, cắm đầu còn lại vào ổ điện, thằng con bị diện giật chết không kịp ngáp. Sáng ra, lão bảo với vợ là con mình bị cảm chết đột tử.
    Cái chết đột ngột của thằng con lớn lão Toàn đã làm cho dân làng Hạc xôn xao dị nghị. Có người cho rằng thằng bé bị xốc thuốc. Có người lại bảo rằng “Ép con chết để trốn nợ để giữ ghế” v v và v v. Nhưng cũng chỉ là những lời xì xào, bàn tán sau lưng, chẳng ai dám trực diện lên tiếng. Công an khu vực cũng vào cuộc điều tra, nhưng không hiểu vì lí do gì, họ vẫn đồng tình với ý kiến trình bày của lão Toàn.
    Thằng thứ hai, lúc nào cũng có cảm giác không yên khi gần bố, biện lí do bận học nó chẳng mấy khi về nhà. Dăm năm sau nó cưới vợ, mua nhà ngoài tỉnh rồi ở luôn tại đó. Đứa con gái thì lấy chồng làng bên, dạo này nghe đâu cũng hục hặc, cơm chẳng lành canh chẳng ngọt. Nghĩ tới đây bà Thoa như đứt từng khúc ruột.
   Bà Thoa cứ cắm cúi hái, lúc lâu mới ngẩng lên, mọi người xung quanh đã về hết. Nhẩm qua số rau đã hái, áng chừng được hơn chục mớ, phía đông bắc lại có cơn mưa đen xì, lúc sau mưa lún phún, bà vẫn cố. Mưa mỗi lúc một nặng hạt, bà vội xếp rau đem về chợ. Trời mưa, chợ vắng, bà rong rẩy khắp làng, đến gần trưa cũng chỉ bán được dăm mớ. Người ngấm lạnh, chân tay bủn rủn, mặt mày tái nhợt. Bà cố rạch bước một, bước một, vào đến sân, bà đổ ụp như cây chuối bị dao chém. Lão Toàn trông thấy vợ bị ngã, nhưng vẫn ngồi im như phỗng.
                                                              ***
    Hôm nay được nghỉ không phải đứng lớp, Nhàn đảo xuống thăm bố mẹ. Vừa bước chân vào đến cổng, cô thấy mẹ nằm co quắp dưới trời mưa, mà bố vẫn bình thản như không. Cô vừa khóc vừa càu nhàu:
- Trần đời con chưa thấy ai vô tâm và ác độc như bố!
Lão Toàn vẫn như khúc gỗ, chẳng có biểu hiện mảy may gì. 
Sau khi đã hoàn tất công việc sơ cứu cho mẹ xong, cô vừa khóc vừa đi ra nói với bố:
- Bố ạ! Quả thật con không biết, nên xếp bố vào cái loại người nào? Con biết bố có rất nhiều tiền, bố không cho chúng con thì thôi. Nhưng còn mẹ con, ngần ấy năm chung sống với bố, có cả con sống lẫn con chết - Nói đến đây, tự dưng Nhàn khóc rống lên. Sau khi đã kìm lòng được, Nhàn vừa quệt nước mắt, vừa nói trong tiếng nấc -  Mẹ.. on.. đã.. chung.. ưng.. ấu... đấu cật cùng bố... ạo... tạo dựng lên cơ ngơi này. Rồi.. lo.. ăn, lo học, dựng vợ gả chồng cho chúng con. Bây giờ về già, bố phải thương yêu, chăm lo cho mẹ con mới đúng.
Nói đi, nói lại hàng trăm lần, lão vẫn tỉnh bơ. Cô đành bỏ vào buồng, ngồi bên mẹ khóc thút thít. Lúc sau cô bảo mẹ:
- Từ khi bố con nghỉ công tác, con thấy bố khang khác thế nào ấy? Mai kia khỏe, mẹ sang thầy Bốn ở bên Mĩ Phú, xem có động chạm gì về mồ mả không? Một mặt bảo anh Sinh về, đưa bố con đi khám xem bệnh tình ra sao.
Bà Thoa đồng tình nghe theo.
Tối đó cơm nước xong, bà gọi điện cho thằng Sinh. Vợ Sinh nghe máy rồi hỏi :
- Có việc gì đấy hở mẹ?
 Bà điếng người khi nghe con dâu hỏi như vậy. Cố kìm nén bực dọc, bà kể rõ ngọn ngành. Con dâu nghe xong liền bảo:
- Thôi cứ để tết chúng con về rồi tính sau. Nó cúp máy không nghe nữa. Bà bực mình loạng quoạng đi ra giường nằm nghĩ. Chồng chẳng ra chồng, con chẳng ra con. Cứ tưởng có chồng làm cán bộ thì sung sướng lắm, ngờ đâu lại ra cơ sự này?
 Bà tiếc cho đời mình đã lấy phải anh chồng bạc bẽo, tự dưng nước mắt bà lại dàn ra ướt đẫm chiếc gối.
   Mấy hôm sau bà cùng con gái sang nhà thầy Bốn. Nhận tiền gieo quẻ xong, thầy trùm khăn lắc lư, mồm lẩm bẩm lúc lâu, rồi bỗng nhiên thầy nhảy lên hét toáng:
- Nhà bà có ngườì bị ma ám, phải làm lễ giải hạn ngay, để chậm sẽ đi tong cả nhà.
Bà Thoa và con gái nghe thầy phán, sợ xanh mắt, người cứ run lên cầm cập. Sau khi đã bình tĩnh trở lại, bà hỏi:
 - Bây giờ thì phải làm thế nào hở thầy?
Thầy giở sách ra lẩm nhẩm một lúc rồi bảo:
- Giờ muốn thoát nạn, chồng ngay ba mươi triệu, thầy cúng cho!
Hai mẹ con cùng há mồm, trợn mắt khi nghe thầy nói đến số tiền. Con nhìn mẹ, mẹ nhìn con ra ý muốn bảo thầy bớt cho ít nào hay ít ấy. Nhưng cả hai đều ngại không dám nói.
    Trên đường về, mẹ con bàn tính. Bằng mọi giá, hôm nay nhất quyết phải nói ngay cho lão Toàn biết, nguy cơ chết người này. Để lão nôn tiền ra, không thì mất mạng cả nhà.
Về đến nhà, hai mẹ con thấy lão Toàn mắt đỏ vằn, cứ trừng trừng nhìn như muốn ăn sống nuốt tươi lấy họ. Bà Thoa cùng con gái sợ quá lẻn ngay vào buồng,
Theo dõi một lúc lâu, thấy lão Toàn không có biểu hiện gì khác lạ, Nhàn đi ra nói với bố:
- Thưa bố! Hôm nay con với mẹ con đi sang thầy, xem mồ mả nhà mình có bị động chạm gì không? Thầy phán nhà mình có người bị ma ám, mà người ấy lại chính là bố đấy. Bố có biết không? Nếu không chồng tiền cúng ngay sẽ chết cả nhà. Dừng một lát như để xem xét thái độ của bố xong, cô nói tiếp - Bố thương mẹ con, thương chúng con, cố bỏ ra ít tiền cho mẹ con đi cúng.
Cứ năn nỉ đi, năn nỉ lại mãi, rát cổ, mỏi họng mà cũng chẳng thấy bố trả lời. Cô bất lực bỏ về.
  Lão Toàn có bị ma ám thật không thì chỉ có mình lão biết, trời biết, đất biết. Còn lời phán của thầy Bốn thực hư ra sao thì chỉ có thầy mới rõ.
                                                                          ***
     Thời tiết năm nay thật oái oăm, đã sắp bước sang Đông chí mà vẫn cứ mưa rả rích, rồi tự dưng lại nắng bừng. Nhiệt độ đang từ 18 độ, có lúc lại nhảy tót lên tới 35 độ, trời oi bức khủng khiếp. Lão Toàn vẫn đóng nguyên bộ comlê dạo nọ, với vẻ mặt buồn thảm lão đưa mắt nhìn trời. Chắc lão đang nhớ lại cái buổi giao ban định mệnh ấy.
   Hôm đó cách đây vừa đúng ba tuần, lão vẫn là bí thư đảng ủy xã. Lão ngồi trễm trệ trên chiếc ghế bọc da cá sấu, để giao ban hàng tháng. Cuộc giao ban ấy để lại trong lão một nỗi đau, nỗi thất vọng đến tột cùng, mà đến khi nhắm mắt, chắc lão cũng chẳng thể quên.
    Chiều hôm ấy giao ban xong, lão đứng dậy thu vén tài liệu cho vào cặp, định đi về, vì có cuộc hẹn trước với ả Hoa, nhân viên mới, được lão nhận vào làm. Bất ngờ tay Trí cán bộ tổ chức của huyện, có mặt trong cuộc giao ban, yêu cầu lão ngồi xuống. Hắn lôi từ trong cặp ra một tờ giấy rồi đứng lên, nói bằng giọng điệu đầy vẻ thương cảm, hối tiếc: Nào là đồng chí Toàn là người có năng lực, có trình độ lại dám nghĩ dám làm, một người lãnh đạo tài ba. Nhưng vì tuổi đã cao, nay trên quyết định cho đồng chí được nghỉ hưu.
   Nghe tới đây mắt lão tối sầm, người như không còn tý gân cốt nào, lão đổ gục xuống mặt bàn. Tay Trí còn đọc tiếp những gì nữa lão cũng chẳng biết, lão chỉ loáng thoáng nghe được tràng pháo tay dài. Lão giật mình tỉnh lại, nở nụ cười mãn nguyện vì nghĩ rằng, mình vừa có một bài phát biểu hay, được mọi người tán thưởng. Nhưng lạ thay, hội trường vắng teo. Từ phòng bên, ông bảo vệ hàng ngày vẫn phục vụ lão đến gần bảo:
- Họ về cả rồi, ông đi ra ngoài để tôi còn đóng cửa.
 Lão ngẩng lên nhìn chằm chằm vào mặt ông bảo vệ, định quát tháo ông như mọi khi, nhưng lão đã kịp phanh lại khi nghe được câu nói từ miệng ông bảo vệ phát ra:
-  Thôi thế là ông đã được nghỉ hưu. Toại nguyện! Sướng nhé!
Lão buồn rầu xách cặp rồi thất thểu lê từng bước ra cổng. Đi được đoạn xa, nghĩ tới chiếc xe máy, lão ba chân bốn cẳng quay lại.
Ông bảo vệ khóa cổng xong định ra về, thì giật mình nhận ra lão Toàn đứng bên cạnh, ông ta liền hất hàm:
           - Ông không về còn đứng ở đây làm gì? Tiếc lắm hả?
 Lão Toàn lắp bắp:
-  Ô...ông mở ...mở  hộ cổng, ôi ..ôi .. ấy cái xe.
 Ông bảo vệ gắt:
- Ông về đi, tôi đang có việc gấp.
 Lão Toàn đực mặt một lúc rồi nói với giọng van vỉ:
- Muộn thì đã muộn rồi, chậm thêm dăm phút đã sao? 
Ông bảo vệ vùng vằng định bỏ về, thấy lão Toàn năn nỉ quá đành mở cổng. Dắt được xe ra ngoài, lão ngửa mặt lên nhìn tấm biển, nơi mà hàng ngày lão vẫn đi ra, đi vào. Nơi mà lão cùng bộ sậu, phe cánh đưa ra các thủ đoạn, những chiêu xảo quyệt nhất, để diệt những người không ăn cánh. Những cuộc đấu đá, tranh quyền, đoạt vị, cùng nhiều quyết sách táo bạo, để hợp thức hóa các việc như tham ô, móc ngoặc, đặc quyền, đặc lợi, khua khoắng đục khoét của dân. Và các cuộc tình vụng trộm giữa lão với các nhân viên dưới quyền. Nghĩ tới đây, lão sực nhớ tới cuộc hẹn của ả Hoa. Lão ngồi lên, nhấn ngón tay vào công tắc, nhấn đi, nhấn lại, dận toát mồ hôi, xe vẫn không nổ. Lão lẩm bẩm:
- Quái lạ!
 Lão gò lưng đẩy chiếc xe ra quán mọi khi vẫn sửa. Mấy thằng mọi ngày thấy lão vào là chúng xô nhau chạy ra, tranh nhau dắt hộ. Xe hơi bẩn một tý nó cũng lôi ra rửa, hôm nay chẳng hiểu sao, cả lũ ngồi dạng chân, cười hô hố. Lão bực mình quát:
-  Không mau ra dắt xe cho bố, còn ngồi đấy mà cười hả?
- Hôm nay cửa hàng tổ chức ăn mừng bố được nghỉ hưu. Bố có rỗi thì vào đây cho vui?
Lão Toàn như bị nhát dao thọc đúng vào tim, tức đến phát điên lão trừng mắt quát:
 - Đồ khốn! Lão đẩy xe thẳng tới quán ông Nhân nhờ ông xem hộ.
Ông Nhân ra công dận, xe cũng không nổ, đưa mắt nhìn xuống ông buột miệng:
-  Mất mẹ nó bu ri rồi còn đâu mà nổ. Ông có thay không?
-  Ông cứ lắp cho tôi, hết bao nhiêu tiền mai tôi gửi. Mẹ lũ chó!
-  Ông bảo ai là chó!
Ông Nhân sừng sừng, sộ sộ quát lại. Lão Toàn vội vàng phân bua:
-  Không, không, tôi có nói gì ông đâu?
 Ông Nhân lằn nhằn:
-  Nãy ông chả bảo lũ chó còn gì? Lão Toàn giải thích :
- Tôi chửi là chửi lũ chó ở trong kia kìa.
Vừa nói lão vừa chỉ tay về phía trụ sở. Sửa xong xe, lão đi thẳng tới nhà hàng Chiều Tím, hỏi nhân viên trực ở đó, họ bảo: “Từ chiều đến giờ không  thấy cô Hoa nào đến đây?”
Lượn xe tìm quanh quất mấy vòng, vẫn chẳng thấy bóng dáng ả Hoa đâu, lão buồn rầu ra về.
   Về đến nhà lão xô bàn đập ghế, bao cốc chén, ấm tích đổ xuống kêu loảng xoảng. Ngước nhìn những tấm bằng, giấy khen, huân huy chương các loại, mà từ trước tới nay đã được lão coi như báu vật. Nó là những nấc thang để lão leo lên các đỉnh cao danh vọng. Lão hằng trân trọng nâng niu, lão hay chỉ chỉ, trỏ trỏ vào tấm hình nọ, tấm bằng kia, để khoe khi có khách đến chơi. Thì nay nó lại làm cho lão cảm thấy nhức nhối, khó chịu.
   Lão đứng lên giật mạnh, lia hết các khung ảnh, bằng, giấy khen xuống mặt bàn. Chẳng biết do vô tình hay cố ý, lão làm rơi mấy chiếc xuống sàn nhà. Tiếng loảng xoảng, choang choang, làm cho bà Thoa đang ở gác thượng vội vàng chạy xuống. Bà giật mình kinh ngạc khi nhìn thấy lão cầm một lúc ba, bốn chiếc khung ảnh, bằng giấy khen rồi dướn người dằn mạnh. Nhìn thấy cảnh chồng đập phá, lòng bà đau như thắt.
   Lão Toàn thở hồng hộc, nhìn đống bằng giấy khen như nhìn vào những đồ vật xa lạ, rồi gieo mình xuống giường, hai mắt trợn ngược ngước lên trần nhà. Lão nằm đúng hai ngày, hai đêm không ăn uống bất cứ thứ gì, mặc cho bà Thoa ngày nào cũng hầu hạ cơm nước, cùng những lời ngọt nhạt, van vỉ.
Sang ngày thứ ba lão vùng dậy, vớ ngay chai rượu ngửa cổ tu ừng ực rồi đi xuống khu phụ. Lục lọi lúc lâu, lão cầm lên một gói nilon con con, bên trong có chất bột màu trắng, lão vội vàng cắn lượt ni nol bên ngoài nhưng không được. Lão giật ngay chiếc kéo treo bên cạnh cắt phăng đầu gói thuốc rồi dốc tất vào mồm. Chiêu ngụm nước xong, lão từ từ ngả mình xuống giường.
    Nằm im một lúc rồi đột nhiên lão bật dậy với ý nghĩ: “Không! Mình không thể chết, mình phải sống để đòi lại công bằng, mình chết bây giờ thì bọn chúng cười hô hố. Chẳng những thế, bao tội lỗi chúng rũ sạch rồi đổ hết lên đầu mình. Dứt khoát mình không thể chết”. Lão vội vàng thọc tay vào mồm, vào họng moi móc, khạc nhổ liên hồi, nhưng chỉ toàn thấy máu và máu.screenshot_1345
    Lão tự rủa mình sao ngu thế? Và lúc này lão khao khát được sống biết chừng nào. Lão đổ sụp, nằm bất động dưới nền nhà. Lão mơ thấy bọn quỷ sứ cầm búa đanh, gậy gộc phang tới tấp vào người, rồi chúng quẳng lão vào vạc dầu đang sôi. Lão quằn quoại kêu la thảm thiết, bà Thoa đang nhặt cỏ ngoài vườn nghe có tiếng kêu liền chạy vào. Bà nhìn thấy một túi nolon nhỏ in hình con chuột ở ngay bên cạnh. Bà thầm nghĩ lão đã kết liễu đời mình bằng thuốc chuột. Bà định kêu la để hàng xóm, láng giềng sang giúp đỡ, nhưng lại nghĩ: “Hay ho gì chuyện, chồng uống thuốc tự tử”. Bà cố lay gọi một lúc lâu, nhưng lão vẫn nhắm tịt mắt. Thỉnh thoảng lão lại rú lên từng hồi, nghe chẳng khác gì tiếng hú của những con chó dại. Bà liên tục tát mạnh vào mặt, lão từ từ mở mắt, rối rít xua tay. Bà lại tát thêm mấy cái nữa, lão tỉnh dậy ngơ ngác nhìn quanh, trong đầu nghĩ: “À thì ra mình vẫn sống”.
    Không hiểu lão Toàn gặp may hay ông trời chưa muốn cho lão chết, để còn hành hạ tiếp. Trên thực tế thì lão đã nuốt trọn gói thuốc chuột vào dạ dày, hay có lẽ lão dớ phải gói thuốc dởm. Nằm suy nghĩ lúc lâu, lão nảy ra ý định trả thù. Muốn trả thù, đòi lại công bằng thì trước hết phải có đồng minh. Lúc đương chức, mình còn có cả một đống cán bộ lớn nhỏ đứng vây quanh. Hô đúng, hô sai, bảo hay, bảo dở, tất thảy đều răm rắp làm theo. Đi đâu cũng được bọn họ tung hô. Động mở mồm ra là báo cáo thủ trưởng cái nọ, báo cáo thủ trưởng cái kia. Bây giờ thì còn ai ủng hộ mình nữa? Bọn bộ sậu thì đã phản lão, ngay sau khi lão có quyết định nghỉ hưu. Nó tháo cả bu ri xe máy của lão, dứt khoát chỉ có thằng Hậu phó chủ tịch xã làm việc này. Cái thằng khốn nạn, mình cưu mang, giúp đỡ, đối xử với gia đình, vợ con nó còn hơn cả anh em ruột thịt. Vậy mà... Lão hồi tưởng đến giai đoạn đầu, khi kết bạn cùng Hậu.
    Đi bộ đội năm 1972, sau sáu tháng huấn luyện ở Hòa Bình, đơn vị của Hậu được lệnh hành quân gấp. Vào tới khe Hó thuộc địa phận Quảng Bình, nơi giao nhận quân bổ xung cho chiến trường miền Nam, Hậu rủ Hanh bỏ trốn. Sau mấy ngày nằm bẹp trong rừng, Hậu và Hanh tìm đường về quê, vừa đi vừa đào trộm sắn của dân để ăn. Hậu không dám về nhà, cứ ở lì nhà Hanh, rồi hai thằng rủ nhau đi buôn măng, buôn chè ở Phú Thọ về chợ Gạch bán lấy tiền chi tiêu. Sau ngày 30 - 4 - 1975 được vài tháng, Hậu mới dám vác mặt về làng. Hậu nói với mọi người rằng mình bị lạc đơn vị, mất hết giấy tờ tùy thân. Vài tháng sau Hậu cưới cô vợ tên là Vân ở Thạch Thất, Vân có vóc dáng xinh xắn, rất ưa nhìn, ngót năm sau thì Vân tòi ra một nàng công chúa. Do không có giấy tờ, nên không nhập được khẩu, Hậu chẳng được hợp tác xã giao cho bất cứ việc gì để làm, vì vậy hàng ngày Hậu phải vác mai đi đóng gạch thuê. Năm 1976 Hậu bị gọi đi cải tạo lao động với thời hạn sáu tháng. Trong thời gian cải tạo, Hậu vắt óc suy nghĩ và đi đến quyết định, bằng mọi cách phải có được một chân trong hàng ngũ lãnh đạo. Một kế hoạch táo tợn được dựng lên trong đầu.
Hết hạn cải tạo, về nhà được vài hôm, Hậu đưa ngay kế sách của mình ra bàn với vợ, mong Vân đồng thuận giúp đỡ. Mới đầu Vân nhất quyết phản đối, vì Vân cho rằng, làm như vậy là mang tội lừa thầy phản bạn. Nhưng lâu dần cô cũng phải đồng ý, bởi những lời dụ dỗ ngon ngọt, cùng những câu đe dọa hết sức độc địa của chồng.
   Sau thời gian dài đi lại làm quen, Toàn và Hậu thường xuyên lui tới nhà nhau. Lần nào Toàn đến là Hậu lại giả vờ đi chỗ nọ, chỗ kia, để cho Toàn được thoải mái tán tỉnh, gạ gẫm cô vợ. Vân thì cứ chơi trò mèo vờn chuột, không để cho Toàn có cơ hội tiếp cận. Bề ngoài ai cũng bảo, Toàn với Hậu là một đôi bạn tri âm, tri kỉ, nhưng bên trong thì mỗi người lại hướng tới một mục đích riêng. Hậu dùng vợ mình làm con mồi để nhử, rồi sau đó tìm cách thít thòng lọng vào cổ Toàn. Toàn thì như con thiêu thân, chỉ muốn chinh phục, hòng đoạt cho bằng được tâm hồn cũng như thể xác của Vân. Cứ mỗi lần đến chơi là Toàn lại đem cho con Hậu, gói kẹo, hoặc gói bánh để lấy lòng Vân. Hôm ấy Hậu chủ động mời Toàn đến nhà, hai người cùng nhậu nhẹt cho mãi tới khuya. Trong cuộc rượu, họ nói với nhau đủ thứ chuyện. Hết chuyện đông lại đến chuyện tây, chuyện trên trời dưới biển, rồi họ thề thốt với nhau đủ điều. Giọng Hậu mới đầu còn tròn vành rõ chữ, càng về sau càng méo dần, méo dần rồi líu lưỡi tịt hẳn, lát sau Hậu lăn xuống chiếu ngáy o o.
 Vân như một tiên nữ từ trong buồng đi ra, vừa thu dọn, cô vừa như vô tình chạm thân thể mình vào người Toàn. Toàn thấy trong người rạo rực, đê mê. Không bỏ lỡ cơ hội, Toàn quàng tay ôm chặt lấy Vân rồi thẽ thọt đưa ra những câu cợt nhả. Mắt cứ chăm chăm nhìn vào bộ ngực căng tròn, mà bấy lâu nay Toàn hằng ao ước. Toàn nghĩ rằng, chỉ cần được thọc tay vào đó, dù chỉ một lần thôi, có chết cũng nên đời. Nay những khát khao mong ước đó đã đến, nó cứ sờ sờ, ườn ưỡn ra trước mặt, Toàn hôn lấy hôn để lên khắp cơ thể Vân. Thằng cu con phía dưới vươn cổ dài ngoẵng, cứng đơ, nó đang hừng hực, hừng hực muốn được khám phá, chinh phục miền đất lạ. Toàn đưa tay cởi cúc áo của Vân, ôi nước da nàng trắng hồng, đôi vú cứ ngồn ngộn, ngồn ngộn đập vào mắt. Toàn bật nốt chiếc khuy quần còn lại, chuẩn bị đè Vân xuống, thì bỗng dưng Hậu liên tục đập tay xuống nền nhà, và luôn mồm đưa ra những câu rên rỉ:
- Sao đời tôi lại nhục nhã, khổ sở đến thế này hả giời?
          Toàn hốt hoảng vội buông Vân ra. Cùng lúc đó Hậu cũng ngồi dậy ôm mặt khóc tức tưởi. Mồ hôi trong người Toàn tứa ra ướt sũng, hai hàm răng lập cập đánh vào nhau, Toàn xua xua đôi bàn tay, rối rít đưa ra những lời phân bua, giải thích:
- A...anh s...ay qu..oá..chú..ông.. ông cảm! Hậu lại càng khóc to. Sợ hàng xóm kéo sang thì bẽ mặt, Toàn vỗ vỗ vào vai rồi ghé sát tai Hậu nói nhỏ:
- Anh hơi quá chén, mong chú thông cảm bỏ qua. Chú cần gì cứ bảo anh, anh sẽ cố gắng hết mức. Nói xong Toàn bỏ ra về.
Thế rồi Hậu được Toàn lo cho mọi việc, từ nhập khẩu đến bố trí công ăn việc làm. Mới đầu Hậu được Toàn đưa vào làm xã đội phó. Sau một thời gian Toàn giới thiệu Hậu vào Đảng. Chi bộ có mười người thì chín người phản đối, đấu lên, đấu xuống mãi, Toàn phải đứng ra bảo lãnh, thì việc kết nạp Đảng của Hậu mới thành. Sau đận ấy, Toàn bị ông Cả gọi sang từ mặt.  
    Còn bọn đàn em, Toàn cũng đã vun vén cho chúng không biết bao nhiêu lộc lá, mỗi đứa vài xuất đất ở, có ít đâu. Riêng thằng Hải trưởng công an, một mình ba suất. Rồi Toàn lại thống nhất với thường vụ, giao cho nó bốn tỷ tiền quỹ đen, mua hơn hai trăm mét đất mặt đường. Thằng này ăn bẩn bị bọn xã hội đen đập cho chết tươi, bỗng dưng vợ con nó hưởng. Giờ ai dám đến mà đòi? Càng nghĩ Toàn càng thấy cay.
    Thằng Hải văn hóa mới lớp ba, trước đây hắn ta làm chân mổ lợn thuê. Cứ sau mỗi buổi đi làm về, hắn lại đem theo chai tiết, tý nội tạng để đánh tiết canh. Hôm nào hắn cũng mời Toàn sang nhắm, lâu dần đâm nghiện. Ngày nào không có là Toàn lại cảm thấy như thiếu vắng, mất đi một cái gì đó. Làm việc gì cũng chẳng ra đầu ra đũa, và lại còn hay gắt gỏng, gây sự với vợ con, cấp dưới... Nhét được thằng này vào cũng khổ, bởi dân làng không ưa, họ bới lên, bới xuống đủ chuyện.
Dựng được bọn bộ sậu thân tín để làm việc cho trôi chảy ở thời buổi ấy đâu phải là dễ. Phải tốn biết bao công sức, tiền của, đấu lên, đá xuống, gần hết khóa chủ tịch xã, mới đưa được mấy tay đó vào nắm giữ các vị trí then chốt, như trưởng công an, xã đội trưởng, tốn biết.bao nhiêu công sức chứ có ít đâu?
    Hầu hết những người được Toàn đưa vào đều là người có trình độ văn hóa thấp, hoặc đã có sai phạm, để Toàn dễ bề sai khiến và điều khiển. Theo phương châm “Thằng chột làm vua xứ mù”. Càng ngày Toàn càng già dơ hơn sau các đợt chỉnh đốn. Toàn sử dụng rất khéo nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng, và những điều cấm kị đảng viên không được làm, để tạo thêm vỏ bọc cho mình, đồng thời biến nó thành cây gậy để phang vào những đảng viên tích cực, hăng hái đấu tranh, vu cho họ là phần tử gây rối làm mất đoàn kết nội bộ v v. Toàn thường mớm lời hoặc ép cấp dưới, phải nói và làm theo ý mình, để khi biểu quyết xong, nó sẽ trở thành ý kiến tập thể, tránh được những tội vạ sau này. Toàn nghĩ, công lao của mình lớn như vậy mà mấy thằng khốn nạn lại vào hùa với nhau để hất văng mình ra. Đúng là đồ “Ăn cháo đái bát”.
   Rồi lại còn mấy thằng sửa xe máy mới điên. Mọi khi nhìn thấy mình thì khúm na khúm núm. Nghe tin mình bị bãi chức nó cười hô hố, còn tổ chức ăn mừng nữa chứ. Chó thật!
    Nhưng cay nhất vẫn là ba con giời đánh, thánh vật. Con Hớn, xuất thân là một nông dân quèn, chuyên lựa việc, lúc công việc nặng nhọc nó bỏ đi buôn thóc, chờ giáp hạt nó vung ra xay xát bán kiếm lời, chỉ được cái dẻo mỏ. Ông anh mình ăn gì của nó không biết, lôi nó vào để mình bị oan gia.
Hớn là nhân viên kế toán, người nhỏ nhắn nhanh chao, trông cũng tàm tạm. Nghe nói trước đây mụ ta thường xuyên thậm thụt biếu xén ông chủ nhiệm cũ, khi ca đậu xanh, khi cân lạc. Dân tình đồn đại rằng, mụ đã ăn nằm với ông chủ nhiệm nhiều bận, rồi được ông đưa vào làm nhân viên kế toán.
   Khi lão Toàn làm chủ tịch, liền kéo mụ lên giữ chân thư ký. Hai người đã có tình ý với nhau từ lúc còn ở hợp tác xã. Thế rồi ông chủ tịch, bà thư ký lúc nào cũng kè kè bên nhau. Những cuộc tình mây mưa vụng trộm, thường xuyên diễn ra tại trụ sở làm việc, đã đôi lần bị nhân viên bảo vệ bắt gặp, nhưng chẳng có ai dám nói ra vì sợ bị trù. Thế nhưng chẳng hiểu sao, tiếng vẫn lọt đến tai chồng mụ. Anh ta đêm ngày rình rập, bắt được quả tang, lão Toàn cùng Hớn đang làm tình tại nhà. Từ đó những cuộc cãi vã, đánh nhau, chửi nhau giữa hai vợ chồng mụ Hớn liên tục xảy ra. Tay chồng viết đơn đòi ly dỵ, nhưng mụ nhất quyết không ký. Cuối cùng anh chồng đành ngậm bồ hòn làm ngọt, bởi mang thân phận ở rể. Phần nữa anh ta lại được lão Toàn, bồi hoàn cho một miếng đất rộng ngót sào cạnh đường quốc lộ, để buôn bán kiếm sống.
   Lão lên làm chủ tịch được hai năm, thì ông Hưng chú họ của Toàn, có miếng đất năm phần trăm sát ngã ba đường liên xã, ông đệ đơn xin làm nhà cho thằng con lớn vừa cưới vợ. Toàn không đồng ý, đưa ra lý do, đó là đất phần trăm, nhà nước không cho làm. Nhưng thực ra lão có ý đồ muốn chiếm mảnh đất ấy từ lâu. Lão tính nay mai về hưu sẽ mở quán bán thịt chó. Lão dồn hết tiền nhờ mụ Hớn đến hỏi và đứng tên mua giúp.
   Năm sau nhà nước có dự án mở rộng đường quốc lộ, những nhà hai ven đường phải giải tỏa, họ xin đất địa phương để làm khu chung cư. Lão cắt đất cho họ và nghiễm nhiên lão có một xuất ăn không, tiền cứ thun thút chảy vào túi lão.  Miếng đất mới lão không dám để vợ con đứng tên vì sợ bị lộ. Nghĩ nát óc mới tìm được nhân vật đáng tin cậy để nhờ vả. Lão dồn cả số tiền, giao cho em Hằng tình nhân mới của lão ở xã bên, đứng tên và làm nhà hộ.
   Lão cứ miên man suy nghĩ, cách đây độ hơn năm, lão phóng xe xuống thôn Đình, dự hội nghị tổng kết về công tác vệ sinh môi trường. Xe đang bon bon rẽ vào trụ sở thì bất ngờ, vấp ngay vào ngọn chổi nan của cô quét rác. Lão loạng quoạng tay lái, định xuống xe mắng cho cô ta một mẻ. Nào ngờ khi cô ta cởi chiếc khăn trùm mặt ra. Ôi chao, một thiên thần quét rác. Lão đổi ngay nét mặt, thẫn thờ nhìn cô hồi lâu, mãi sau lão mới cất được lên lời:
 - Em trêu anh đấy à?
 Đẩy đưa hai con mắt long lanh, nàng ta nhoẻn một nụ cười thật duyên, cô nói:
- Thủ trưởng có biêt vì sao em chặn xe của thủ trưởng không? Em muốn góp ý với thủ trưởng thế này, để tý nữa thủ trưởng vào họp, thủ trưởng có ý kiến với mọi người. Thứ nhất là rác phải để trong nhà, đến giờ đổ mới mang ra. Đem ra sớm, chó tha vung vãi, làm mất vệ sinh, mất cảnh quan môi trường. Thứ hai nhà nào nuôi chó phải xích, không được để chạy rông, phóng uế bừa bãi bẩn thỉu lắm, có hai việc ấy thôi. Lão Toàn như bị thôi miên, cứ tròng trọc nhìn cô ta, lúc sau lão mới hỏi:
- Xin lỗi, em tên gì nhỉ ?
- Em tên là Ngà nhân viên môi trường.
Cô lại nở nụ cười, đôi mắt long lanh như có ngấn nước. Cô ngoay ngoảy đôi mông đi ra xe rác, lão Toàn nhìn theo, đưa lưỡi lên liếm mép.
Vào đến hội nghị, mọi người đã đông đủ, chỉ chờ lão có mặt, để khai mạc. Chương trình, nội dung hoạt động được triển khai bàn luận. Sau đó hội nghị mời lão lên cho ý kiến chỉ đạo. Lão vênh vang bước lên bục, trong tiếng vỗ tay rào rào của các đại biểu. Lão nói:
- Thưa các quí vị. Vấn đề môi trường hiện nay là một vấn đề cấp bách, được cả thế giới phải quan tâm. Họ đã đổ ra biết bao công sức, tiền của để khắc phục. Nạn ô nhiễm, chất thải, rác thải ngày một gia tăng. Bởi vậy mỗi người chúng ta, nên có ý thức trong việc đổ, xả rác thải sinh hoạt. Vừa mới đây thôi, tôi gặp một nhân viên quét rác ở khu vực này. Cô ấy đưa ra ý kiến rất hay, tôi yêu cầu các cấp lãnh đạo, phải triển khai thực hiện ngay. Một là không thả chó chạy rông ngoài đường. Hai là đem đổ rác đúng giờ qui định, không đem sớm quá, hoặc muộn quá. Nhân vật này quả là người có ý thức trách nhiệm rất cao, cần phải đưa ngay vào vị trí lãnh đạo. Nếu bỏ lỡ, tức là chúng ta đã phí phạm nguồn nguyên khí quốc gia, bỏ sót hiền tài. Vì vậy trong đợt bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân xắp tới, tôi đề nghị phải đưa cô ta vào danh sách để bầu. Cô ấy tên là..là.. à, là Ngà. Nói tới đây lão đi xuống, tràng pháo tay lại rộ lên một hồi dài.
   Và lẽ dĩ nhiên, với những thủ đoạn có thừa, lại vận dụng triệt để mười chín điều cấm kị đảng viên không được làm để thao túng. Lão trực tiếp điều khiển, bọn bộ sậu, những tay chân cấp dưới, nhất nhất phải làm theo. Ngà đã trúng cử đại biểu hội đồng nhân dân. Và cũng lại đích thân lão, giới thiệu cô ta vào ứng cử chức phó chủ tịch xã. Ở cương vị mới, Ngà được lão “tận tình” săn sóc, giúp đỡ về mọi mặt. Cô đã cho lão được hưởng những khoái cảm tột đỉnh, mà chưa người đàn bà nào trước đây, đã từng chung đụng với lão có được. Những cuộc tình vụng trộm cứ diễn ra triền miên. Hai người xoắn vào nhau, qua từng cử chi và hành động.
    Mụ Hớn, con mẹ hàng xáo già bị hất văng ra ngoài, lồng lộn ghen tuông. Đã đôi lần mụ giật tóc, đánh mắng chửi bới, cảnh cáo Ngà trước mặt mọi người, nhưng cũng chẳng thể làm cho Ngà thay đổi. Mụ đưa đơn xin nghỉ để hàng ngày không phải chứng kiến những cảnh tượng đó. Toàn động viên mụ ở lại vài năm, đợi đủ tuổi, đủ năm công tác để hưởng chế độ hưu. Nhưng mụ ta kiên quyết không nghe. Cuối cùng buộc lòng Toàn phải trực tiếp đứng ra dàn dựng, điều động anh Cường đang làm xã đội trưởng, xuống phụ trách kinh tế hợp tác xã. Lấy thời gian công tác của anh, tính vào thời gian công tác của mụ, đồng thời khai tăng thêm tuổi, để mụ được hưởng chế độ hưu, mong mụ bớt giận. Nhưng sự đời đâu có dừng lại ở đấy. Mụ Hớn cầm sổ hưu xong, mua ngay vật liệu, làm nhà trên mảnh đất mà lão Toàn đã bỏ tiền ra mua.
 Toàn tức điên, mấy lần tìm gặp, mụ đều tránh mặt. Lão cay cú chỉ muốn đập chết mụ, nhưng đâu có dễ. Lão đành cắn răng nín nhịn.
Thôi đành ngậm miệng, để còn giữ ghế, không cẩn thận lại mất hết “cả chì lẫn chài”. Cũng may có em Ngà vừa trẻ, vừa đẹp lại rất ga lăng trong chuyện tình ái, đã xoa dịu được phần nào nỗi đau thầm kín của lão.
Các cuộc tình vụng trộm giữa Toàn với Ngà, đang được đẩy lên rất cao, cả về tần suất lẫn cường độ. Những trò làm tình mới học ở trên mạng, được đưa ra áp dụng ngay. Nghĩ tới đoạn này, tóc gáy lão dựng đứng, người lạnh toát, bởi vì lão lại hình dung cái lần gặp gỡ ấy, có lẽ nó cũng là lần cuối cùng trong chuyện tình ái của lão.
`Sáng hôm ấy, lão đang họp một cuộc họp quan trọng ở huyện, thì bỗng có chuông điện thoại, lão vội ra ngoài hành lang để nghe. Tiếng Ngà ngọt lịm, nũng nịu:
 - Trưa nay bằng mọi giá anh phải về, chồng em nó bận đi ăn cỗ. Em sẽ chiêu đãi anh món “mực” tươi mà anh hằng ao ước.
   Họp xong lão bỏ luôn bữa ăn trưa ở huyện, để về với Ngà. Cả hai cùng vồ lấy nhau hôn hít, như mấy chục năm mới gặp. Lúc sau hai người đã, mình trần như nhộng, quện nhau xoắn xuýt. Những vòng tay cuồng loạn xiết chặt lấy nhau, đè sấp, đè ngửa, lộn lên, lộn xuống, có lúc cả hai cùng lăn tròn dưới nền nhà cười khanh khách. Đột nhiên, chồng Ngà đi vào, tay cầm chiếc điện thoại di động, bấm chụp liên tục. Hắn vơ hết quần áo, ném vào một góc rồi dặng hắng. Ngà cùng lão Toàn giật bắn, người co rúm, lão lồm cồm bò dậy, lập cà lập cập chắp hai tay vào nhau van như tế sao. Tay chồng Ngà mặt tỉnh khô, không nói một câu gì. Lúc sau anh ta bảo:                   
 - Tôi không mắng nhiếc, chửi bới đánh đập các người đâu. Cách giải quyết tốt nhất bây giờ là thế này. Một là tôi sẽ cắt đứt vợ tôi, giao cô ấy cho anh, hai đứa con tôi sẽ nuôi. Kể từ giờ phút này, nhà cửa, tài sản cô ấy không được quyền đòi hỏi. Hai là anh phải bỏ ra hai tỷ đồng, đền bù danh dự cho tôi. Anh chọn cách nào ?
Ngà sướt mướt quỳ xuống van lạy chồng:
-  Em lỡ chót dại, anh tha cho em, con cần có em chăm sóc.
- Cô không phải lo, tôi không bao giờ giao con cho kẻ hư đốn như cô nuôi dạy. Cô cút ngay! Anh chồng mặt đỏ phừng phừng vung tay, vung chân. Lão Toàn sợ quá, chỉ biết chắp tay rối rít van xin, đầu óc chẳng còn nghĩ được gì, lão đành đồng ý nộp phạt hai tỷ cho yên chuyện. Chồng Ngà lẳng lặng đưa tờ giấy và cây bút cho lão. Hắn đọc từng câu, bắt lão phải viết đúng theo ý của hắn. Tay run run, cắm cúi mãi, viết đi, viết lại đến lần thứ năm mới xong. Chồng Ngà đọc kĩ vài lần, rồi cho vào túi. Anh ta trừng mắt quát to:
-  Tôi yêu cầu ông, từ nay đến tám giờ sáng mai phải nộp đủ số tiền. Nếu không tôi sẽ cầm tờ giấy này và những bức ảnh, giao cho cơ quan công an để họ xử lý.
Lão Toàn mặc vội quần áo rồi ra xe, người run lập cập như bị lên cơn sốt rét ác tính. Lão ghếch chân lên yên, nhưng lại bị ngã chổng kềnh. Sau vài lần ngã lên, ngã xuống, lão cũng đã ngồi được trên yên xe. Nhấn tay vào công tắc để chạy, nhưng xe không nổ máy, lão đẩy thật nhanh ra cổng, rồi lại dận, cũng chẳng nổ. Lão nhòm xuống, à thì ra mình chưa bật khóa điện. Lão thò tay vào túi lôi ra đùm chìa khóa, tay run run, cắm đi, cắm lại mãi vẫn không được. Lão lại gò người đẩy, chỉ mong sao thoát ra khỏi vùng nguy hiểm này, càng nhanh càng tốt. Được đoạn xa lão mới dừng lại nghe ngóng. Khi đã hoàn hồn, lão cắm chìa khóa vào ổ. Đề phát, nổ ngay, bấy giờ lão mới tạm yên lòng, lão nghĩ: “Chắc con khốn nạn cùng chồng giăng bẫy lừa mình, chứ đương tự dưng nó lại gọi gấp gáp thế! Lão lẩm bẩm: “Tổ sư con đĩ!”
Vừa đi lão vừa nghĩ, bây giờ phải làm thế nào để thu xếp được tiền nong, càng sớm càng tốt. Nếu chậm trễ thằng chồng nó báo công an, rồi kỷ luât, khai trừ, có khi còn bị truy tố thì bỏ mẹ, còn mặt mũi nào nhìn vợ con, dân làng đây? Lão chợt nghĩ đến Hằng, người mà lão đã giao đất, giao tiền để cô ta làm nhà hộ. Căn nhà bốn tầng, được khởi công đầu năm ngoái, lão là người trực tiếp xem ngày, động thổ. Thi thoảng, lão giả vờ lên kiểm tra, để xí xớn với Hằng. Xây xong, vợ chồng Hằng xin ở nhờ, với lý do, căn nhà đang ở phải chung đụng với anh trai chật trội quá, lão đồng ý ngay.
 Đẩy cửa bước vào, lão nhìn thấy tay chồng nằm ghếch đầu lên đùi vợ xem ti vi, Hằng đang mân mê nhổ tóc sâu cho anh ta. Lão Toàn lên tiếng:
  -  Tình cảm gớm nhỉ ?
Vợ chồng Hằng giật thót. Nhìn thấy lão Toàn đi vào, tay chồng sừng sừng sộ sộ, buông ra mấy câu chửi đểu:
           - Muốn vào nhà thì phải gõ cửa, xin phép chứ! Cứ lù lù dẫn xác vào là thế nào? Vô ý, vô tứ. Ông cần gì ?
Lão Toàn cảm thấy cay cay sống mũi, lão nghĩ trong đầu: “Đã cho ở nhờ lại còn hạch lạc”. Hằng vẫn ngồi im, để mặc cho hai tay đàn ông đối thoại. Nén bực dọc Toàn lên tiếng:
            - Anh đến trao đổi với cô chú một việc. Chuyện là thế này, thằng con anh nó đang cần tiền làm vốn, cô chú xem ai mua nhà, bán giúp anh, hoặc muốn để ở, thì trị giá căn nhà lên, trả tiền cho ạnh.
Chồng Hằng lừ mắt:
 -  Ông vừa nói cái gì? Ông bảo nhà nào là của ông? Nhà này là của chúng tôi, sổ đỏ thửa đất mang tên vợ chồng tôi, chúng tôi bỏ tiền ra xây. Nó thuộc quyền sở hữu của chúng tôi, ông lại đòi bán. Ông có điên không đấy? Mời ông ra ngoài hộ, không ra tôi báo công an đến gô cổ ông bây giờ.
Lão Toàn chết đứng, ú a ú ớ chẳng nói được câu nào, bởi lấy gì làm bằng cớ? Nhờ đứng tên, giao tiền cho nó làm, nó lại cướp trắng, đ..mẹ, toàn lũ chó. Lão lủi thủi đi ra trông thật tội nghiệp.
Vừa đi lão vừa lẩm bẩm: Tổ sư mấy con khốn nạn, ông sẽ cho chúng mày biết tay, ông sẽ băm vằm từng đứa ra hàng trăm, hàng ngàn mảnh. Lão nung nấu một ý định sẽ trả thù, nhưng bằng cách nào thì lão chưa nghĩ ra được. Lão đâm sầm vào chiếc xe đạp đang đèo hai sọt hoa quả nặng, người điều khiển xe không kịp phản ứng, bị ngã dúi dụi vào bụi cây. Chị ta lồm cồm bò dậy chửi:
- Mù hả? Đi mấy chả đứng, mắt để đi đâu không biết?
Cũng may chị ta không việc gì, nếu có làm sao thì thật khốn. Lão cắm mặt, rú ga, chiếc xe lao vút như muốn chạy trốn.
Về nhà, lão mở tung các ngăn tủ, tìm tòi, lục lọi đủ mọi chỗ. Đếm đi đếm lại, tất cả chỉ được có tỷ hai, lão cuộn chặt nhét vào gầm yên xe máy, rồi phi thẳng sang nhà Ngà. Lão để xe ở cổng, ôm bọc tiền đi vào.
Trong nhà im ắng không một tiếng động, lão gõ ngón tay vào cửa, cánh cửa hé mở. Ghé mắt nhìn vào, hai vợ chồng Ngà đang quần nhau trên giường, cười khúc khích. Máu trong người lão sôi lên. À thì ra nó vào hùa với nhau, bầy mưu tính kế để hại mình đây. Lão định xộc vào cho hai đứa một trận, nhưng lão kịp dừng ý nghĩ đó, bởi bằng chứng còn đang nằm trong tay nó. Lão đành cắn răng đứng chờ, mươi phút trôi qua lão mới dám đánh động.
Chồng Ngà ngồi dậy, xỏ hai chân vào ống quần rồi đi ra. Nhìn thấy lão, hắn buông một câu :
 -  Chấp hành nghiêm túc đấy nhỉ?
Ngà thấy bóng lão vào, trùm chăn kín đầu. Lão Toàn liếc qua nét mặt chồng Ngà rồi nói :
-  Ông thông cảm, tôi moi hết mọi chỗ, chỉ được có tỷ hai, ông cho tôi xin.
          Tay chồng Ngà mặt tỉnh khô hỏi lại:
- Thế ông ngủ với vợ tôi bao nhiêu lần, ông có hỏi xin tôi không ?
Vừa sợ. Vừa tức. Vừa cay, lão Toàn cứ lắp ba, lắp bắp mãi mới rặn ra đựơc mấy câu:
- Tô.... iết... tôi..ôi. có.. lỗi.. với...với  ông, tôi...tôi không dám nói sai. Lão chỉ tay lên trần nhà rồi nói tiếp - Có ngọn đèn làm chứng, tôi nói sai, tôi chết ngay tại đây.
Nghe lão ta nói có vẻ thực lòng, chồng Ngà liệng cho lão tờ giấy và cây bút, yêu cầu lão viết đơn xin khất nợ, với nội dung là vay tiền của để xây nhà. Xong việc lão Toàn lủi thủi ra về, trong lòng trộn rộn bao lo nghĩ.
                                                                        *  *  *
Hôm nay vừa tròn một tháng, kể từ ngày lão Toàn được trên cho nghỉ hưu. Lão bước chân ra khỏi nhà với dự định, đến một vài anh em trong làng, cùng được giải ngũ, để nói chuyện cho khuây khỏa. Bởi từ khi khoác ba lô về phục viên, mỗi thằng đều phải gánh trên vai một trọng trách của riêng mình.
Đầu tiên lão vào nhà Quang. Quang về phục viên rồi đi học tiếp, nay là giáo viên cấp ba cũng vừa nghỉ hưu. Đến cổng ghé mắt nhìn vào, thấy Quang cầm chiếc ấm đi vào nhà. Lão cất tiếng gọi, thằng con trai lớn của Quang đứng bên trong cổng nói vọng ra:
-  Bố cháu đi vắng rồi bác ạ!
- Tao nhìn qua khe cổng thấy bố mày cầm chiếc ấm đi vào, mà mày bảo là đi vắng.
- Cháu lại nói dối bác sao?  Không tin cháu mở cổng, cho bác vào xem.
Lão Toàn thất vọng quay ra mồm lẩm bẩm: “Mẹ nó, chả nhẽ mình bị hoa mắt, quáng gà”. Lấy ngón tay di di vào mắt rồi nhìn thử thật xa, kia rõ mồn một, con chó nhà nào đang ghếch chân lên tường đái. Lão đi sang nhà Sửu, Sửu phục viên về lấy vợ đẻ một lúc ba anh con trai. Những năm đầu vợ chồng Sửu vừa làm ở hợp tác xã, vừa mở lò đậu phụ kiếm tý bã chăn nuôi, sau trở thành nghề chính, thu nhập rất ổn định. Ba đứa con đều có việc làm, mỗi thằng một dinh cơ. Vợ chồng Sửu ở riêng, giờ chỉ làm nhúc nhắc. Toàn đi thẳng vào nhà, may quá Sửu cũng vừa kết thúc mẻ đậu buổi sáng. Thấy Toàn vào, vợ chồng Sửu không lấy gì làm vui cho lắm, tiếp chuyện nhạt nhẽo, qua quýt có ý muốn đuổi Toàn đi. Lúc sau Sửu đột ngột hỏi:
- Mày sang thăm ông Cả chưa?
 Toàn định nói dối là đã, nhưng nhìn ánh mắt Sửu, như sói vào tận tâm can mình, Toàn đành thú thực là chưa đến.
- Vậy mày đến ngay đi, ông ấy chắc không qua được đêm nay.
Sửu nói vậy để kiểm tra xem Toàn có còn chút lương tâm nào nữa không, và để tống khứ cái thằng bạn đểu, nhưng Toàn vẫn ngồi ỳ. Buộc lòng Sửu phải đứng lên bảo:
- Tao đang bận, mày thông cảm, khi nào rỗi tao sẽ đến nói chuyện với mày, giờ tao phải đi phun bình thuốc.
Toàn chẳng còn cách nào, buộc lòng đứng dậy, ra đến ngõ nhìn chếch sang bên kia là nhà ông Cả. Năm 1945 ông đã tham gia cướp chính quyền ở địa phương, rồi vào bộ đội. Sau giải phóng Điện Biên ông về phục viên, được dân bầu làm chủ tịch xã mấy khóa, sau đó ông lại được huyện kéo lên phụ trách công tác tổ chức. Lúc Toàn ở bộ đội về, ông cũng đã ngầm tác động, để Toàn được đứng vào các vị trí lãnh đạo. Khi nghe dân tình phản ảnh, về những biểu hiện khuất tất của Toàn, ông đã đích thân sang nhà để răn đe. Toàn không chịu nhận cứ đổ vấy, cho đó là những yếu tố khách quan. Đến khi lên giữ ghế chủ tịch, Toàn lại mắc phải sai lầm nghiêm trọng hơn. Ngoài quan liêu, đặc quyền đặc lợi, còn thêm tội ăn hối lộ, nhũng nhiễu nhân dân. Trai gái, bồ bịch, gây bè kéo cánh, triệt hạ, trù dập người tích cực thẳng thắn, làm cho việc đấu tranh, phê bình và tự phê bình trong tổ chức đảng dần dần bị tê liệt. Trong lực lượng lãnh đạo của xã Sơn Đông bấy giờ, đa số là những phần tử thoái hóa biến chất, họ vào hùa với nhau, để làm những việc không tốt.
 Toàn được làm cán bộ một thời gian dài như vậy, là do lão khéo vận dụng sự ngoắt ngoéo của cơ chế, chính sách và quan trọng hơn là đã có người chống lưng. Thêm vào đó là các thủ đoạn, từ mua chuộc, dụ dỗ đến dọa dẫm, rồi cài cắm người của mình vào các thôn, các vị trí quan trọng. Ông Cả thấy vậy lại gọi Toàn sang để chỉnh đốn, Toàn cãi bay không chịu nhận. Hôm ấy, nhân buổi giỗ tổ, ông tuyên bố với mọi người rằng, từ nay ông không có thằng Toàn, vì nó là đứa cháu bất nhân, bất hiếu, bất nghĩa. Toàn cũng xa lánh ông Cả kể từ dạo đó.
Trên đường từ nhà Sửu về, trong lòng Toàn cũng đã ít nhiều có những nuối tiếc, vì trước đây đã không chịu nghe theo lời răn dạy của ông. Toàn định bụng, tối nay sẽ cùng vợ sang để xin lỗi ông. Về nhà lão lại ngồi thừ để suy nghĩ. Bỗng dưng vợ Toàn ở đâu chạy về báo:
- Ông Cả vừa mất lúc tám giờ.
Toàn ngồi im, chẳng nói, chẳng rằng. Thế là dự định tối nay sang xin lỗi ông đã chậm mất rồi, nước mắt Toàn tự dưng chảy dài trên má. Toàn nghĩ bây giờ mình sang, các anh, các chị xua đuổi không cho vào thì bẽ mặt. Mà không sang thì dân tình họ chửi cho bằng chết, bởi dẫu sao mình vẫn là cháu ruột của ông. Lấn ca, lấn cấn mãi vẫn không thoát ra nổi sự mặc cảm, giằng xé. Toàn vớ chai rượu hôm nọ uống dở, tu nốt rồi phăng phăng đi như chạy. Vào đến mép sân nhà ông Cả, thấy mọi người đang túm tụm bàn kế hoạch tổ chức lễ tang. Toàn nghiêng ngó tìm xem có ai là đồng minh để dựa dẫm, kết bạn. Mấy người đứng dưới gốc cây lêkima nhìn thấy Toàn đang ngơ ngác, như muốn tìm kiếm ai đó. Tay Thuần cất giọng oang oang:
- A…Toàn “bí”, Toàn “bí” đã sang anh em ơi! Toàn nghĩ chắc họ vẫn yêu quý, kính trọng mình nên họ mới gọi mình là Toàn “bí”, lão tiến lại gần định bắt tay mọi người để làm quen. Ai dè lão cứ đưa tay ra, thì họ rụt tay lại. Toàn xấu hổ quá, lủi vào trong nhà. Anh Hương con trưởng ông Cả nhìn thấy, liền kéo Toàn vào buồng. Lục lọi một lát, anh đưa cho Toàn tờ một giấy, Toàn soi lên, thì ra đó là tờ di chúc do chính tay ông Cả viết, có nội dung là, cấm không cho Toàn được đội khăn khi ông qua đời. Đọc xong Toàn rú lên, chạy ra chỗ ông Cả nằm, khóc lóc thảm thiết. Bỗng nhiên ông Cả vùng dậy mở to đôi mắt trừng trừng nhìn Toàn, như muốn bóp chết thằng cháu hư đốn, khốn nạn. Toàn sợ quá thét lên, ôm mặt chạy, đâm xầm vào người này, người nọ, đâm cả vào cột điện bụi cây, mặt be bét máu. Một vài người thấy vậy đuổi theo giữ, nhưng không được, lão cứ ôm mặt chạy. Trong nhà lúc này cũng một phen náo loạn, bởi từ xua đến nay, ở làng Hạc và toàn xã Sơn Đông, chưa từng xảy ra hiện tựợng nào như vậy. Mọi người lùi hết ra sân, đứng chắp tay vái, mồm lầm rầm cầu khấn. Hương vẫn đứng cạnh đỡ lưng cho bố, anh nói :
- Bố ạ! Người ta biết sai, biết ăn năn hối cải đến xin lỗi, bố nể mặt dân làng, nể mặt vong linh tiên tổ mà tha cho họ. Bấy giờ ông Cả mới từ từ nhắm mắt, thanh thản đi vào cõi vĩnh hằng.
Thằng Sinh con trai thứ hai của lão Toàn, về chịu tang ông Cả xong đưa luôn bố ra viện để khám. Bác sỹ cho biết lão Toàn bị chấn động thần kinh, và ảnh hưởng tới hai con mắt quá nặng. Họ chuyển lão sang bệnh viện tâm thần để điều trị…
                                                                              * *  *
 ... Bẵng đi một thời gian, khoảng mấy năm sau. Cứ chiều chiều, khi hoàng hôn buông xuống. Người làng Hạc lại thấy có một ông lão hao hao như Toàn “bí” ngày nào, cầm chiếc gậy tre khươ khươ dò dẫm. Lão thường đứng tựa lưng vào cây cột điện ven đường, người còm nhom, đôi mắt trắng đục vô hồn nhìn về cõi xa xăm… Lão chẳng nhìn thấy ai qua lại, mà cũng chẳng ai dỗi hơi, để nói chuyện về một thời của lão.
                                                                                                      N.Đ.V
 
                                 
 
 
 
In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 16
Trong ngày: 38
Trong tuần: 846
Lượt truy cập: 451371
BẢN QUYỀN THUỘC CHI HỘI NHÀ VĂN CÔNG NHÂN
Điện thoại liên hệ: 0913 269 931 - 0855 890 003 
Email liên hệ: Nhà văn Cầm Sơn: soncam52@gmail.com 
- Nhà Lý luận Phê bình Vũ Nho:  vunho121@gmail.com 
 
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM VÀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Lê Tuấn Lộc - Chi hội trưởng.
- Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà văn Cầm Sơn - Trưởng Ban Truyền thông
- Cố vấn: Nhà văn, nhà Lý luận Phê bình Văn học - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho.