Điện thoại: 0913 269 931 - Zalo: 0964 131 807 - Email: soncam52@gmail.com.
12342345456734565678
Chào mừng bạn đã đến với trang Điện tử "Văn nghệ Công nhân" của Chi Hội Nhà văn Công nhân

NAM BANG THỦY TỔ

mai_thanh_tan

                              GS.TSKH. MAI THANH TÂN

Nam bang thủy tổ

Theo truyền thuyết thì mấy nghìn năm trước công nguyên, nước ta mới chỉ là các bộ lạc. Lộc Tục (2919-2792 TCN) là người có côngthống nhất các bộ tộc Lạc Việt để xây dựng nên đất nước độc lập đầu tiên, lấy hiệu là Kinh Dương Vươngvà được coi là thủy tổ của các đời vua đất Việt.Quốc hiệu là “Xích Quỷ” (tên ngôi sao sáng chói phía nam dải Ngân Hà). Bờ cõi phía bắc giáp hồ Động Đình (Hồ Nam, Trung Quốc), tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc), phía nam đến nước Hồ Tôn (Chiêm Thành). Vùng núi Ngàn Hống ở Hà Tĩnh được chọn làm kinh đô đầu tiên, sau đó chuyển ra vùng Ao Việt (Việt Trì).

Kinh Dương Vương lấy con gái vua hồ Động Đình tên là Long Nữ,sinh được con trai là Sùng Lãm, nối ngôi làm vua xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ,phong con trưởng nối ngôi lấy hiệu là Hùng Vương(năm 2879 trước công nguyên), đặt quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ). Như vậy,Hùng Vương thứ nhất là cháu đích tôn của Kinh Dương Vương và Hùng Vương là niên hiệu được dùng cho 18 đời vua tiếp sau đó.

Lăng mộ Kinh Dương Vương tọa lạc tại thôn Á Lữ, bên dòng sông Đuống mà xưa kia có tên là sông Thiên Đức. Khu lăng mộ đã được các vương triều xếp vào miếu thờ đế vương các triều đại với đại tự “Nam Bang Thủy Tổ”. Năm 1840) vua Minh Mạng cho trùng tu và khắc “Kinh Dương Vương lăng” trên bia mộ.Ngôi mộ Lạc Long Quân “Quốc tổ chi mộ”được vua Lý Thái Tông tôn vinh năm 1032 hiện nay ở khu Ba Gò (Bađống) làng Bảo Đà, nay là Bình Đà, Thanh Oai, Hà Nội. Tuy vậy nơi này còn ít người biết đến.

Vùng đất Thuận Thành xứ Kinh Bắc còn có những di tích nổi tiếng khác như chùa Tổ (Phúc Nghiêm) thờ Phật Mẫu Man Nương, mẹ của Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Điện và Pháp Lôi) vốn là 4 vị thần mây, mưa, sấm,chớp. Chùa Dâu (Diên Ứng) có từ năm 187, được coi là cổ nhất Việt Nam với tháp Hòa Phong uy nghi, độc đáo. Chùa Bút Tháp (Ninh Phúc) có từ đời vua Trần Thánh Tông (1258-1278) với pho tượng Bồ Tát Quan Thế Âm nghìn tay nghìn mắt. Ở đây còn có làng Đình Tổliên quan đến câu chuyện thái sưLê Văn Thịnh, người đỗ đầu trong khoa thi nho học đầu tiên thời nhà Lý. Nhân dân lập ngôi đình thờ vị tổ của các tiến sĩ nên có tên làng là Đình Tổ.

Ngày 19/9/1954, trong cuộc gặp mặt với bộ đội ở đền Hùng, Phú Thọ, cụ Hồ có nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” và từ năm 2001, ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch hàng năm được coi là ngày Quốc giỗ.Theo các cụ nói lại thì trước đây không có ngày giỗ Tổ cụ thể, mà người dân thường chọn ngày giỗ vào các tháng mùa xuân và mùa thu. Năm 1917 dưới thời vua Khải Định, tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc đã xin lấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm làm ngày giỗ Tổ.Theo giải thích là vì số 10 và số 3 trong hệ can-chi thì tháng 3 âm lịch là tháng Thìn, âm Hán Việt thì Thìn là Long và Rồng tượng trưng cho vua. Ngày 10 là can Kỷ; đi hết một vòng trở về khởi đầu là Kỷ, nên ngày Kỷ tức ngày Giỗ.

Giỗ Tổ là ngày con cháu nhớ đến các tổ phụ của nòi giống Lạc Hồng thời khai quốc, từ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương.Vì là truyền thuyết nên có thể không thật chính xác, còn phải nhờ các nhà sử học luận bàn, nhưng nhiều người cho rằng như vậy mới có lý.

Những năm gần đây, khu lăng mộ Kinh Dương Vương được trùng tu khang trang.

 


 

Ức Trai

Trong dịp về làng Nhị Khê (Thường Tín),chúng tôi được thăm đền thờ Nguyễn Trãi và được thắp nén hương kính dâng một bậc đại trí trong lịch sử. Làng Nhị Khê là nơi Nguyễn Trãi đã từng sống từ thuở thiếu thời. Trong đền thờ, gian giữa có tấm biển ghi lời vua Lê Thánh Tông “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”; mặt sau ghi “Lê triều khai quốc công thần”.Cụ Nguyễn Thông, hậu duệ nhiều đời họ Nguyễn, đã dịch cho chúng tôi nghĩa những bức hoành phi câu đối thật ý nghĩa.

“Huân nghiệp hách Nam bang, văn mô vũ lược

Khoa danh lưu Việt sử, quốc miếu lương từ”

(Công lớn dậy trời Nam, tài văn mưu võ

Danh cao ghi sử Việt, miếu nước đền làng).

“Mưu vương tướng lược tranh thiên địa

Ưu quốc thần tâm chiếu Đẩu Khuê”

(Mưu vị tướng giúp vua, so với trời đất

Lòng bề tôi lo việc nước, sáng sao Đẩu, sao Khuê).

Nguyễn Trãi (1380-1442) là một nhà chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa kiệt xuất và cũng là một người phải chịu những nỗi oan trái kinh khủng của cuộc đời. Nguyễn Trãi có công lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh xâm lược. Sau bài “Nam quốc sơn hà” (南國山河) xuất hiện trong 2 lần chống quân Tống xâm lược (981 và 1076) thì “Bình Ngô đại cáo” (平吳大誥) do Nguyễn Trãi viết trong cuộc kháng chiến chống quân Minh cách đây 590 năm (1428) là áng văn bất hủ, được coi là những bản Tuyên ngôn Độc lập của dân tộc Việt Nam trước quân xâm lược phương Bắc.

Cũng như nhiều đấng tài năng kiệt xuất khác ở nhiều thời đại khác nhau, với sự rối ren của triều chính, Nguyễn Trãi cũng có một cuộc đời thăng trầm bi tráng, năm 1442, ông bị vu cáo và bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi viên. Hơn hai chục năm sau khi ông mất (1464), trong bài “Quân minh thần lương” (), Lê Thánh Tông đã viết:“Ức Trai tâm thượng quang KhuêTảo” ().

Câu nói của Nguyễn Trãi về thời cuộc vẫn còn vang vọng đến hậu thế:“Bên ngoài thì giặc phương Bắc dòm ngó, gây hấn, chỉ chờ thời cơ là nuốt trọn nước ta. Bên trong vua chúa hèn mạt, bất tài, không lo chống giặc chỉ lo đàn áp nhũng nhiễu dân, quan lại từ trên xuống dưới tham nhũng nặng nề, khắp làng quê thôn xã cường hào ác bá nhung nhúc đè đầu cưỡi cổ dân đen”.

 


Trạng Trình

Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491 dưới thời LêThánh Tông tại làng Trung Am, trấn Hải Dương (nay làhuyện Vĩnh Bảo,Hải Phòng). Cụ là một trong những nhânvật lịch sử Việt Nam thế kỷ 16, một thế kỷ nhiều biến độngmang tầm ảnh hưởng chưa từng có trước đó trong lịchsửdântộc.NguyễnBỉnhKhiêmđậu trạngnguyênnămẤt Mùi(1535) vàđược phong“TrìnhQuốcCông”(程國公)dưới triều Mạcmà dân gian quen gọi là Trạng Trình. Nguyễn Bỉnh Khiêm là “cây đại thụ văn hóa dân tộc”,là nhà dự báo, hoạch định chiến lược kỳ tài.

Dưới triều nhà Nguyễn, sau khi Nguyễn Kim chết, tình thế rất nguy nan, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khuyên Nguyễn Hoàng (con Nguyễn Kim) với câu đầy ẩn ý:“Hoành sơn nhất đái,vạn đại dung thân”. Nhờ đó, năm 1568 Nguyễn Hoàng đã vào trấn thủ xứ Thuận Hóa rồi dần xây dựng cơ đồ họ Nguyễn ở phương Nam.

Nguyễn Bỉnh Khiêm tạ thế năm 1585 ở tuổi 95. Trước khi qua đời, ông còn dâng sớ lên vua Mạc: “Thần tính độ số thấy vận nước nhà đã suy, vận nhà Lê đến hồi tái tạo, ý trời đã định, sức người khó theo. Song nhân giả có thể hồi thiên ý, xin nhà vua hết lòng tu nhân phát chính, lấy dân làm gốc, lấy nước làm trọng, trong sửa sang văn trị, ngoài chuyên cần võ công, may ra giữ được cơ nghiệp tổ tiên, thì thần chết cũng được thỏa lòng”. Cụ đã để lại cho hậu thế 487 câu sấm ký gọi là “Sấm Trạng Trình” cách đây đã trên 500 năm.

Trong bài thơ ”Cựngao đới sơn”, thuộc tập thơ Bạch Vân am thi tậpcủa cụ cách đây 500 nămcó đoạn:

Biển Đông vạn dặm dang tay giữ,

Đất Việt muôn năm vững trị bình.

Chí những phù nguy xin gắng sức,

Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình.”

Nguyên bản tiếng Hán là:

萬里東溟歸把握

億年南極奠隆平

我今欲展扶危力

挽卻關河舊帝城

Vạn lý Đông minh quy bả ác,

Ức niên Nam cực điện long bình.

Ngã kim dục triển phù nguy lực,

Vãn khước quan hà cựu đế thành.

Đó là lời dự báo thiên tài, là lời truyền dạy của tổ tiên với thế hệ sau, phải nắm giữ được Biển Đông thì đất nước mới thái bình, thịnh trị muôn đời.

Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tại thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo.


 

Phật hoàng

Trần Nhân Tông là vị hoàng đế thứ ba thời nhà Trần, được sử Việt đánh giá là vị vua anh minh, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp bảo vệđộc lập và phát triển đất nước cuối thế kỷ13. Lên ngôi từ năm 20 tuổi, vị hoàng đế trẻđã quyết tâm tăng cường sức mạnh kinh tế, ổn định chính trị  xã hội và tập hợp toàn dân đánh bại các cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù Nguyên-Mông phương Bắc. Sau 15 năm chấp chính, khi ở tuổi 35 (1293), Trần Nhân Tông đã quyết định rời bỏ ngôi báu, tìm đến sự thanh tịnh xuất giá tu hành và sáng lập thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Yên Tử là ngọn núi cao 1.068m, trên đỉnh núi thường mây bao phủ nên còn gọi là “Bạch Vân sơn”. Để lên đến chùa Đồng trên đỉnh Yên Tử cần vượt qua quãng đường dốc núi khoảng 6km. Nơi đây, hàng năm con cháu đất Việt thường đến để chiêm ngưỡng, để tự hào về tiền nhân và cũng là để suy ngẫm về thế sự cũng như lý giải về những bài học của thời cuộc. Bây giờđường sá thuận tiện, có cả cáp treo, mà lên đến đỉnh thiêng Yên Tử mọi người không chỉ các cụ già U80 như chúng tôi mà các bạn trẻ cũng thấy thật vất vả. Thế mà 7 thế kỷ trước với núi non hoang vu, hiểm trở hơn nhiều mà các bậc tiền nhân đã đến đây và để lại cho muôn đời con cháu một vùng di sản thiêng liêng và bất diệt. Tôi cũng đã có dịp lên núi Bảo Đài có ngôi chùa Ngọa Vân, nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông “Khước từ hoàng vị tu Yên Tử”đã nhập thế Niết bàn.

“Trèo lên đỉnh núicảnh cheo leo

Nhập thế trời xanh tiếng gió reo

Giác ngộ nhân gian đây tượng Phật

Ngàn đời hậu thế mãi vọng theo”

Việc quyết tâm từ bỏđỉnh cao danh vọng, chuyển giao quyền lực khi đang tại vị là một quyết định tuyệt vời của một con người thực lòng vì dân vì nước, nêu tấm gương sáng ngời về trí tuệ và lòng dũng cảm mà tiếc thay bài học này thế hệ ngày nay không phải ai có quyền chức cũng có dũng khí, đủ tâm và tầm để noi theo được.

 ruong_thang_co_gai

 

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 13
Trong ngày: 40
Trong tuần: 688
Lượt truy cập: 417855
BẢN QUYỀN THUỘC CHI HỘI NHÀ VĂN CÔNG NHÂN
Điện thoại liên hệ: 0913 269 931 - 0855 890 003 
Email liên hệ: Nhà văn Cầm Sơn: soncam52@gmail.com 
- Nhà Lý luận Phê bình Vũ Nho:  vunho121@gmail.com 
 
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM VÀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Lê Tuấn Lộc - Chi hội trưởng.
- Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà văn Cầm Sơn - Trưởng Ban Truyền thông
- Cố vấn: Nhà văn, nhà Lý luận Phê bình Văn học - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho.