Điện thoại: 0913 269 931 - Zalo: 0964 131 807 - Email: soncam52@gmail.com.
12342345456734565678
Chào mừng bạn đã đến với trang Điện tử "Văn nghệ Công nhân" của Chi Hội Nhà văn Công nhân

MÀU HOA THIÊN LÝ

Dương Thiên Lý

MÀU HOA THIÊN LÝ (Tản văn)

…Chú Thắng không về cùng với cô giáo, Chú ấy không thích ở với cô giáo sao hả mẹ?

Mẹ tôi ngập ngừng một lát rồi nhắc tôi:

-Không phải đâu, nhưng con đừng hỏi nhiều về Chú Thắng nữa. Cô giáo sẽ buồn đấy. Tôi “vâng” rồi im lặng,chưa thể hiểu nổi chuyện gì qua lời mẹ nói.

  Sau này lớn lên tôi mới biết. Chú Thắng đã hi sinh ở chiến trường Lộc Ninh, Tà Thiết của miền Đông Nam Bộ từ năm 1972. Chú hi sinh lúc tuổi còn rất trẻ, vì tôi đã thấy bức ảnh cô giáo thờ. Chú đội mũ cứng có gắn ngôi sao đỏ ở phía trước. Miệng Chú vẫn cười rất tươi, hầu như lúc nào cũng tâm sự cùng với cô giáo Hoài. Tội nghiệp cho cô giáo tôi quá. Lúc ấy cô vừa tròn 20 tuổi xuân xanh sớm chịu đựng góa chồng. Chiến tranh thật quá ác, nó phá ngang bao cuộc sống hạnh phúc của tuổi xuân với hàng triệu người như cô tôi đang thầm lặng hiến dâng cho nền độc lập thống nhất của Tổ quốc. Mỗi lần gặp cô nấu canh thiên lý là tôi nhớ đến Chú.

 thienly2

   Bước vào tháng sáu hàng năm làng quê lúc này lại nồng nàn hương thiên lý. Những chiếc búp đầu tiên ngơ ngác nhô ra khỏi dàn lá xanh um như một chiếc loa kèn bị hàn kín miệng. Nắng, gió và những trận mưa rào mát lạnh đã thúc giục dàn thiên lý buông hoa. Năm cánh hoa nền vàng nhạt, tỏa hương thơm tinh khiết, thoang thoảng dịu dàng.

  Tôi yêu quê hương và yêu luôn cả dàn thiên lý dân dã ấy. Thứ hoa đã gắn bó, đã ướp nồng tuổi thơ mơ mộng của tôi với bao nghĩa tình làng xóm. Hoa thiên lý không phải để làm canh, để ngắm nghía, nên nó chẳng có vẻ kiêu sa, lộng lẫy như hoa hồng, cũng không mang màu sắc trắng muốt của hoa huệ. Chỉ riêng sắc vàng dìu dịu và dáng vẻ xinh xinh bé bỏng ấy, hoa thiên lý đã làm nao lòng không biết bao người. Và tôi, mỗi lần bắt gặp đâu đó hình ảnh mềm mại, nên thơ của một dàn thiên lý, lòng bồi hồi nhớ lại làng quê, nhớ những con người ruột thịt. Năm mới lên 7 tuổi, tôi được mẹ cho đi học thêm ở nhà cô Hoài. Gia đình tôi vốn nền nếp và thuộc dạng khá giả. Lúc ấy cô Hoài là cô giáo duy nhất của xóm. Nhà cô ấy là mái ấm thứ hai của tôi. Những buổi trưa nghỉ lại nhà cô, tôi thường thấy cô nấu bát canh gì lạ lắm, đặt lên bàn thờ, trên ấy có một khung ảnh đã không còn rõ nét, trí tò mò của trẻ thơ đã khiến cho tôi trở thành bướng bỉnh, tôi nhất định đòi cô cô cho xem bát canh và bức ảnh. Cô giáo chiều tôi và bảo:

- Thật đúng là trẻ con! Hôm nay em ăn cơm với cô nhé, cô sẽ kể cho em nghe về Chú Thắng – chồng của cô.

Tôi nằm gọn vào lòng cô giáo, ngạc nhiên:

  • Thế Chú Thắng là chồng của cô, vậy Chú ấy đâu rồi hả cô?

Cô cười mắt ngấn lệ:

- Chú Thắng đã nằm lại chiến trường Bến Tre miền Tây Nam Bộ rồi.

Tôi không nằm nữa, mà tôi ngồi bật dậy:

- Vậy thì cô ơi! Sao Chú không về ở lại làm “chi” lâu “rứa”. Chắc chắn lúc nào Chú về sẽ có nhiều lương khô loại 72 thì ngon lắm cô nhỉ. Cô nhớ để phần cho em thật nhiều cô hí.

  Cô tôi lắc đầu và đôi mắt trông về trước sân nhà. Bầu trời cao và ngời sáng, cô bổng đứng dậy chỉ về nơi xa vời và nói với tôi:

- Em có biết không! Chú Thắng mãi xa và đi xa lắm không về đây em ạ.

   Chú mãi giữ cho dàn hoa thiên lý nở rộ hoa không có tiếng súng nổ giật rung dàn hoa thiên lý đổ như mọi lần trước. Hồi Chú Thắng còn ở nhà rất thích ăn canh thiên lý nấu với cua đồng. Nếu em thích, lúc nào qua đây học cô sẽ nấu cho em ăn thử

   Tôi nếm bát canh ấy và cảm nhận hương vị của bát canh thật thanh đạm và mùi vị thấy rất ngon, hương thơm thoang thoảng của hoa và màu vàng béo của rêu cua khiến tôi bị mê hoặc. Về nhà tôi bảo với mẹ, mẹ ôn tồn và bảo:

- Trước đây con chỉ ăn canh khế, rau mùng tơi nên chưa biết đấy thôi. Đặc sản quê mình đấy.

Những lần cô ốm hay bận việc, tôi lại thay cô vun xới dàn thiên lý, nấu canh và đặt trên bàn thờ cho người chiến sĩ vì dân mà phục vụ, không kịp cho cô giáo có đứa con để bầu bạn, ôi cô tôi thật là bẽ bàng và cô quạnh!

  Thời gian qua đi. Bây giờ tôi đã là người lính trẻ. Cô vẫn hiền hậu và dịu dàng như người mẹ, lần về nhà mới đây, tôi đã cùng cô ngồi dưới dàn hoa thiên lý – cây thiên lý thứ 18 cô đã vun trồng hương hoa nồng nàn và thơm ngát cả không gian. Cô vuốt mái tóc tôi và bảo:

  • - Cô luôn coi em như con của mình. Khi nào có dịp em đến với cô nhé. Cô và dàn hoa thiên lý đã quen với sự có mặt của con rồi.

Tôi ứa nước mắt:

Vâng – Thưa mẹ!

Và bây giờ cũng thế, khi phượng ở trước cổng doanh trại thắp nến hồng trên ngọn cây, tôi lại nhớ đến nôn nao một vùng quê thanh bình yên ả.

  Một vùng quê mà ở đó, tôi có cả hai người mẹ, một người thọ 76 tuổi, một người thọ 93 tuổi và dàn hoa thiên lý đang ngóng trông, chờ đợi…

                                                                                                  D.T.L

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 20
Trong ngày: 111
Trong tuần: 861
Lượt truy cập: 450877
BẢN QUYỀN THUỘC CHI HỘI NHÀ VĂN CÔNG NHÂN
Điện thoại liên hệ: 0913 269 931 - 0855 890 003 
Email liên hệ: Nhà văn Cầm Sơn: soncam52@gmail.com 
- Nhà Lý luận Phê bình Vũ Nho:  vunho121@gmail.com 
 
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM VÀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Lê Tuấn Lộc - Chi hội trưởng.
- Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà văn Cầm Sơn - Trưởng Ban Truyền thông
- Cố vấn: Nhà văn, nhà Lý luận Phê bình Văn học - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho.