Điện thoại: 0913 269 931 - Zalo: 0964 131 807 - Email: soncam52@gmail.com.
12342345456734565678
Chào mừng bạn đã đến với trang Điện tử "Văn nghệ Công nhân" của Chi Hội Nhà văn Công nhân

MẶT NẠ ĐỂ ĐỜI (P4-1)

Nguyễn Hiếu

Phần IV . Tai nạn đường đời hay bi kịch của số phận
Trò đùa của định mệnh hiển hiện bằng sự ác độc hay vô tình của đồng loại tạo ra nỗi khổ, niềm vui cho mỗi con người.
Câu nói làm duyên của mấy gã tập tọng viết văn
 
1.Thuần đứng sững trứơc cửa nhà mình, nheo nheo mắt nhìn xung quanh. Quan sát một lúc y nhận ra nhà y chẳng những không có gì khác lạ mà còn có vẻ tồi tệ, xập xệ hơn so với hồi gã bị bắt, trong khi đó các nhà khác đều có sự thay đổi. Những cánh cửa nhà mới đựơc thay, những bức tường vừa sơn hay ít ra là quét vôi lại. Kể cả tấm biển sắt hình vuông con con ghi rõ số nhà, số phòng hình như cũng đựơc làm mới. Tết sắp đến rồi còn gì. Thiên hạ ngưòi ta đang chuẩn bị đón tết thì có lý gì cái khu tập thể này lại không có không khí ấy. Những chậu hoa đỏ rực. Cây trứng gà núc nỉu những quả vàng rợm. Hồi y bị bắt một cách bất ngờ cách đây gần bẩy năm, trải qua đủ bẩy cái tết trong trại giam cây trứng gà này chưa bói hoa. Vậy mà bây giờ. Đường phố nhà cửa cũng nhiều cái thay đổi khác lạ quá. Hình như dân thành phố này bây giờ giầu có và thoải mái hơn nhiều. Ai giầu có nhiều tiền bạc cứ việc ăn uống, mua xắm. Ăn ngon hay không là do túi tiền của mình chứ không như hồi còn tem phiếu. Mọi sự, mọi khác biệt, mọi hoàn cảnh của mọi ngưòi, của muôn nhà đều cào bằng, khuôn vào những ô phiếu nhỏ xíu. Còn lúc này hết thảy đã tuỳ theo ý của từng cá nhân, từng gia đình. Cứ nhìn vào nhà cửa thì biết. Chính vì thế nên căn nhà cũ kĩ, im lìm gần như bất động không đổi thay từ khi y bị bắt khiến nhà y như miếng  vải quá cũ vá vào một tấm áo mới may. Như hình dáng cổ lỗ của một người già giữa đám trẻ con ăn diện. Vẫn hai cánh cửa bằng tôn vốn là hai cánh cửa kho chứa vật liệu của hợp tác xã được tay chủ nhiệm Định bảo kế toán hợp tác xã thanh lý với giá rẻ cho y. Việc này đã làm cho mấy ngưòi trong ban quản trị ngấm ngầm hay công khai ghen tỵ với y. Cả hai mặt cánh cửa giờ đây tróc gần hết lớp sơn xanh làm ban đầu khiến nó loang lổ đầy những mảnh tróc cùng những vết gạch ngang do những đứa trẻ nghịch ngợm đi qua miết vào bằng vật cứng. Một cánh cửa xệ xuống vì bản lề lâu ngày đã hỏng trông như cánh của con gà mái già bị gẫy. Sợi xích đen xỉn lòng thòng xổ hai đầu. Chắc nhà gã không có ai nên mới tĩnh lặng thế kia. Thuần ngao ngán thở dài định bứơc vào. Y đảo mắt nhìn quanh, nhà nào cũng có chuông báo hiệu, duy nhà y thì không. Một chiếc xe hon đa mầu nâu bóng loáng vừa xịch tới. Thuần nheo mắt cố nhận ra chiếc xe sang trọng kia mang nhãn gì. A. Đrim, phải rồi. Thời gã chưa bị bắt, ở Hà nội đâu chỉ có dăm cái mà toàn của dân đi tàu biển ở công ty Hamaco. Đúng rồi công ty nay ở một phố lớn trung tâm thành phố. Dạo ấy có lần theo lệnh chủ nhiệm Định gã đi mua chục két bia để chuẩn bị tiếp khách thành phố. Khi vào cửa hàng bia gã thấy một tay đàn ông giời nắng chết ngốt vẫn mặc áo phao, dáng đi khệnh khạng bứơc vào cửa hàng hất hàm hỏi nhân viên mạu dịch giọng hách dịch theo lối của kẻ trên tiền ”ở đây có bia Ki rin không ?”. ”Ki rin là bia gì”. ”Rõ là dốt “. Nói xong tay đàn ông xầm xậm bứơc ra. Cô mậu dịch viên tên Nhàn quen hắn liếc ra ngoài nói nhỏ “dân thuỷ thủ viễn dương. Không biết đi tầu là như thế nào mà giầu quá thể Trong nhà có đến hai cái ti vi, hai xe máy. Vợ con sáng nào cũng ăn phở Rút ví ra toàn đô là  đô”…Không biết bây giờ công ty ấy còn ở chỗ cũ không?. Thuần lẩn thẩn tự hỏi thầm mình trong khi tay thanh niên có khuôn mặt quen quen tắt máy vừa nhấc chân ra khỏi xe vừa hỏi :
          - Ông tìm nhà ai đấy ?
          - Tôi, tôi …
      Thuần đang lúng túng chưa định rõ câu trả lời của mình thì có tiếng xích sắt loảng xoảng cùng tiếng chó sủa trầm trầm vọng ra. Sau đó là tiếng  đàn ông khàn khàn quát chó. Cánh cửa căn nhà liền kề nhà Thuần hé ra rồi như nhận ra chiếc xe máy xắp sửa vào nhà mình nên cánh cổng mở ngoác rộng. Người đàn ông thấp đậm có khuôn mặt tròn một cách dị thường bứơc ra. Đôi mắt nhỏ, dài có mạng chân chim ở đuôi nhìn ngơ ngác rồi bất chợt đôi môi thâm nhợt tròn vo ngạc nhiên :
-         Có phải Thuần đấy không ?
-         Anh Lãm .
               Thuần cảm thấy họng mình như đang bị vật gì đấy chặn ngang. Gã thanh niên đang định đẩy xe vào nhà cũng sững lại .
-         Ai đây bố ?
     -  Mày không nhận ra chú Thuần à. Cũng phải thôi. Hồi chú ấy đi thì mày mới lên mười .
-         Thằng Luận hả ?
-  Cháu nhận ra chú rồi. Chú Thuần. Đúng rồi ngày xưa có lần cháu đá bóng làm vỡ cánh cửa tủ nhà chú .
-   Thôi. Thôi. Đưa xe vào đi đã. Suốt ngày chỉ lêu lổng chả làm ăn gì .
- Bố chả bảo con lên chú Nhàn hỏi xem kết qủa đơn thế nào, chứ có phải…
Ông bố không để ý lời nói của thằng con hầm hừ trong họng rồi bảo :
-  Chú Thuần cũng vào nhà cất túi đi đã. Chú mới về đúng không ?
-  Vâng. Vâng. Nhưng hình như nhà em chẳng có ai ở nhà thì phải  đâu. Cửa lại khoá .
Sau một thoáng ngập ngừng người láng giềng tên Lãm hạ giọng :
     -  Chú cứ đẩy cổng mà vào. Chúng nó có bao giờ khoá đâu. Thằng Thuận đi từ sáng. Con Thành thì …Thôi cứ thế đã. Luận để gọn xe vào chứ lúc nào về cũng chềnh ềnh ra mất hết lối đi thằng Lý về lại sinh chuyện ra. Chú cứ vào nhà đi, lúc rỗi sang tôi uống nứơc .
                Nói xong ông Lãm xua tay dường như ông muốn cản không cho thằng con trai bứơc ra. Một thoáng sau hai bố con người láng giềng mất hút. Hai cánh cổng sắt đóng ập lại. Thuần thở dài, đặt chiếc túi xuống rồi gỡ vòng dây xích. Tiếng xích khô vang lên kéo theo tiếng chó nhà láng giềng sủa và tiếng ông Lãm mắng chó. Mấy đứa trẻ con từ đâu chạy tới, rồi tiếng bố mẹ chúng réo lên gọi. Lũ trẻ lại ào đi, tản mát, mất hút. Thuần bứơc vào. Mảnh sân bé nhỏ vương những chiếc lá úa vàng, mấy tờ giấy vo tròn cùng vài vỏ bao thuốc lá bẹp dí, mốc meo. Hình như lâu lắm rồi không có bàn tay ngưòi đụng đến. Ngày xưa vợ gã còn sống, một chiếc lá vừa rụng cũng đựơc nhặt. Hai cánh cửa nhà bằng gỗ khép hờ hững lập tức bung ra khi tay ngưòi đàn ông chạm vào. Căn nhà như rạn ra bởi màn ánh sáng đùng đục của mùa đông ùa theo chân người. Mùi ẩm mốc cùng thứ mùi ngai ngái hơi oải của thuốc lá tồn đọng ngày bốc lên. Căn phòng gần như trống hoang ngoài chiếc giường sắt trải manh chiếu vừa bẩn vừa rách xộc xệch, trên đó là chiếc chăn bông quá cũ, rách lòi những cụm bông xám ra ngoài. Chiếc gối và chiếc màn vải xô nhàu nhĩ đè chồng lên cuộn chăn. Thuần đặt chiếc túi xuống giường và nhận ra tàn và đầu mẩu thuốc lá dày ụ dọc dưới đất dọc theo thành giường. Đã là nhà của một gia đình thì phải có các thứ ..Nhà nào cùng đinh xổ xuất nhất chủ nhà đi đâu cũng phải đóng cửa, khoá lại. Chuồng chim còn có cứt. Còn nhà này. Cửa giả cứ khép lại loang toàng, trống huếch.Vậy thì đúng rồi. Đây chỉ còn cái xác nhà còn hồn vía của nó…Thuần ngồi thụp xuống giường gục đầu. Rồi y đột ngột đứng dậy. Y nhận ra khung ảnh lờ mờ trên tường.Y đến gần công tắc điện, bật. Tiếng tách ròn khô vang lên. Căn phòng vẫn thiu thiu thứ ánh sáng lờ mờ. Điện cũng không có. Y tháo khung ảnh xuống đưa ra ngoài. Thân thể người đàn ông rung lên trong tíếng nấc nghẹn ngào.Vợ y đã mất cách đây bốn năm tức là sau ba năm y bị bắt. Đôi mắt đẹp của vợ y buồn buồn nhìn y. Tiếng của Lan, vợ gã thầm thĩ chốn nào :
-         Anh không làm thế. Không giết người. Đúng không ?
     Hai người công an trẻ măng áp giải hai bên. Mặt một người còn thâm vì trứng cá nặn non. Không hiểu sao hai ngưòi đều đồng loạt ngoảnh mặt đi. Lan chống tay lên gượng nhỏm dậy. Con Thành gào lên thật to đến khản đặc.Vừa gào nó vừa lao đến bám chặt đánh đu lên đôi tay bị khóa số tám của bố. Thằng Thuận lăm lăm cái gậy chống cửa sổ giơ cao định lao vào hai anh công an. Thuần gào lên lảm nhảm “đừng đừng. Thuận. Thuận. Không đựơc thế “. Căn phòng tối xầm. Ngoài cửa  nhà dân hàng phố bu đầy lố nhố. Toàn những cặp mắt mở to lóng lánh trên những gò má thiếu ăn hốc hác, xanh nhợt. Tiếng đàn bà lào khào lanh chanh, hình như của con mẹ Quyên ngưòi tròn ủng luôn cãi nhau với chồng vì ghen tuông. Nghe nói mụ này lằng nhằng với lão quản đốc phân xưởng của mụ để đổi lấy ít vải phế phấm về bán cho mấy tay thợ may ở đầu phố. Không hiểu sao giữa muôn tiếng lộn xộn của đám đông Thuần nghe câu được câu chăng của mụ này đang thì thào bàn tán ra vẻ thành thạo. “lão ấy mà đi thì nhà này chỉ còn nước ăn mày. Cho đáng đời con mụ vợ. Ngưòi đẹp thế mà không hiểu ăn phải bùa bả gì mà đâm đầu vào lão độc ác này”.”Cô có im đi không. Nhà ngưòi ta đã thế cô lại… “. ”Còn đời anh nữa đấy, đừng tưởng con này không biết đâu “. ”Im hết đi nghe công an đọc lệnh kia kìa “ …Còn bây giờ. Thuần thở hắt ra, rồi không hiểu sao tự nhiên gã muốn phá ra cười. Con ngưòi kể cũng lạ. Vui quá, cười. Buồn quá cũng cười. Gia cảnh sơ xác khiến ai vào cảnh gã cũng cảm thấy mọi đường đi đều nghẽn. Lại cười. May sao gã mím chặt đựơc miệng….Ông giám thị cao lớn. Có thể vì sự cao quá khổ ấy nên lưng ông lưng hơi còng. Đôi môi dầy của ông mấp máy :
    -  Anh đựơc lệnh thả rồi. Nhiều tư liệu của bên điều tra khẳng định là anh … Nhưng rồi anh sẽ biết. Chúc anh về xum họp với gia đình thật tốt.
   Thuần ngớ ra vì câu nói của ông giám thị. ”Xum họp với gia đình”. Từ hồi Lan mất. Ba năm nay gã không nhận đựơc tin tức gì của nhà. Lần cuối cùng cô em của Lan dẫn thằng Thuần lên bảo rằng “chị em mấy hôm nay lại sốt cao quá nên không lên đựơc. Chị muốn lắm. Nhưng chị em yếu… ”.Thằng Thuận khóc nấc lên “bố, bố về đi. Mẹ con. Mẹ con”
          Thuần áp mặt vào khung ảnh giá ngắt. Một thứ mùi nhàn nhạt ẩm mốc vương vất. Trên đời này gã dính dáng đến ba người thuộc đàn bà con gái. Mẹ gã. Người đàn bà bán rượu và thuốc lào cho những người thợ xẻ và mấy đồn lính ở rệ sông. Một đầu gánh là những chai rượu ty, bánh thuốc lào có mảnh lá chuối khô buộc ngang, đầu gánh kia là gã. Mấy thằng lính ba đờ xuýt mũ đỏ, vành đen đuôi có ba sợi dây lòng thòng cũng đen cứ thấy mẹ gã là thớ lớ cười bảo “chồng em chết lâu rồi. Trả thằng bé này về cho ông bà nội nó nuôi,  rồi đi theo chúng anh. Tha hồ sướng. Việc gì phải tòng teng thế này cho mệt”. Cứ nghe thấy thế là mẹ lại gánh nó đi thẳng, không rẽ vào đồn lính nữa, khiến bọn lính đang điên lên vì thèm rượu, thèm thuốc lại vừa chắp tay vừa gào tướng lên “thôi lạy bà mẹ trẻ, chúng con đùa vui thôi. Mẹ gánh hàng vào đây đi. Không chúng con chết hết vì thèm, vì khát bây giờ “. Lan, vợ gã không hiểu sao lại có vẻ giống mẹ gã thế. Hiền lành, chịu thương, chịu khó. Mệt bã ngưòi mà việc gì cũng dành Vì nhất quyết lấy gã mà bố cô một ông phó giám đốc nhà máy máy kéo lâm nghiệp kiên quyết bắt cả nhà từ cô. Đêm đầu tiên trong căn nhà ọp ẹp. Lan nức lên bảo “bây giờ em chỉ có anh.  Anh đừng phụ em”. Không biết khi Lan chết  bố mẹ vợ y có đến không ? Y thấy cay cay mũi. Số Lan vất vả quá, vì gã cô lại càng khốn khổ hơn. Còn cái Thành. Con bé giống mẹ từ vóc dáng đến tính tình. Bây giờ nó cũng mưòi tám tuổi rồi còn gì. Lúc cười y hệt mẹ. Tức cười đến chết vẫn chỉ hé nửa miệng. Vậy mà cả hai anh em nó. Thùân vừa treo khung ảnh lên vừa khẽ rền rẫm “hai con ở đâu bây giờ. Về đi. Về đi “
2   Sắp chập tối khi Thuần đang thiêm thiếp vì quá mệt mỏi và buồn bã thì có tiếng quát thật to, lè nhè rõ là của người đang say lắm váng lên ngòai cửa :
              -   Thằng chó nào vào nhà tao đây. Mẹ kiếp hay là con Thành lại lừa được thằng nào hả.Hê hê. Vậy thì tối nay ông lại đựơc đánh chén no say rồi. Mẹ tiên sư khỉ chúng nó. Ăn cứt gì mà ăn lắm thế. Cùng là giống ngưòi với nhau mà chúng mày ăn phồng mang trợn ép chả để ý gì đến đứa cả ngày không vơ nổi miếng cháy cạo nồi đút vào mồm. Chúng mày cậy có chức có quyền, cậy có bố có mẹ giàu có chứ gì. Bố ông mà ở nhà thì ông cũng đéo như thế này đâu. Bố ơi là bố. Bố về đi. Về đi. Đi mãi làm gì cho tôi sống khổ, sống nhục thế này.  
          Thuần bật dậy, nhào ra cửa. Gã đứng sững lại. Một thằng con trai quần áo rách mướp, xộc xệch, hai tay bám chặt vào gờ cửa tôn, đầu lảo đảo mắt nhắm nghiền. Thuần rùng mình cái thứ nhất. Bề ngoài thằng con gã y hệt như gã hồi độ tuổi nó. Thuần lại rùng mình cái thứ hai. Mặt nó cũng thâm xì như vì nặn trứng cá non như mặt anh công an trẻ măng hôm đến nhà bắt gã.
       -  Bố ơi. Bố ơi. Bố ở đâu về đi chứ .
                 Thằng Thuận gào giống lên bằng một giọng ướt nhão vì khóc, vì men rượu. Thuần đi nhanh, giang hai tay để đỡ thằng con, miệng mếu máo thì thào:
       -  Bố đây. Bố đây mà con…  
                    Đứa con mở choàng hai con mắt. Ngơ ngác,thất thần nhìn người đàn ông trứơc mặt. Ngó nghiêng một lúc, thằng con trai đưa hai bàn tay mềm nhũn ra đẩy vào ngực Thuần :
-               Không phải. Không phải. Ông đừng nhận vơ. Ông không phải là bố tôi.  
             -  Thuận. Bố đây. Đúng bố con mà. Vào nhà đi. Khổ quá uống lấy chết hay sao mà đến nông nỗi này. 
                Hai tay Thuần ôm choàng vào thân người mềm oặt của thằng con định dìu nó vào thì hai tay nó gạt tay gã ra, người cố trườn khỏi .
-         Không. Không. Bố tôi. Bố tôi. Bố ơi. Sao bố đi lâu thế ?
-         Kià Thuận. Khổ quá. Say quá thế này thì…
     -  Đã làm chó gì mà say. Tôi ý à. Phải hai chai nữa. Nhưng mà hết mẹ nó tiền rồi, mà cái con Thành lại bỏ anh đi. Thành ơi, Thành ơi. Về nhà đi em. Về đi. Cho có anh có em chứ em đi như thế thì anh thương lắm. Những thằng đàn ông chó đểu. Chúng mày, chúng mày bỏ ra mấy đồng tiền bẩn thỉu mà chúng mày hành hạ em tao. Tao mà, tao mà …Ông thế nào cũng có lúc cho chúng mày một trận thừa sống thiếu chết cho chừa cái thói hành hạ con bé ấy nữa.
                Thuần rùng mình nhìn ra ngoài cửa. Lại những con mắt lố nhố, tròn xoe lòng trắng, lòng đen nhộn nhạo. Thuần nói to giọng như van xin :
-  Cháu nó hơi say. Có gì đâu. Xin các vị. Có gì đâu ạ. Để tôi dìu cháu nó vào.
         Thằng Thuận quay lại, mắt nó long lên ;
     - Có cứt gì mà xem đông như dòi ấy. Nhà ông xấu như thế, nhà ông bẩn như thế thì kệ mẹ ông. Nhà chúng đẹp, nhà chúng mày giầu thì chúng mày hưởng. Đồ cọc mọc lông nách . Hê hê…
          Tiếng cười láo xáo ào lên. Tiếng quát ‘về, về”. Hôm nào chả thế mà đứng xem cho nó chửi cho ủng mả “. Tiếng dép, tiếng lạt xạt của áo quần cọ vào nhau, tíếng xe máy tản mát, bé dần cho đến khi cửa nhà Thuần không còn một bóng người. Mặt thằng Thuận nhăn lại không biết cười hay mếu nhưng giọng nó hớn hở : 
-  Thấy chưa ? Ông đã quát lên thì sớm, muộn chúng mày cũng dẹp hết Không có ý à…
-         Thôi. Vào nhà đi con .
-         Vào nhà làm gì ?
-         Nghe bố đi Thuận. Bố, bố …
-         Ông là bố tôi thật à ?
-         Bố đây. Bố đây .
      Nhìn nứơc mắt người đàn ông trứơc mặt chảy dài trên khuôn mặt gầy xạm, thằng Thuận ngớ ra, nhưng ngay lập tức nó vừa lảo đảo xua tay rối rít trong không trung vừa đi vào.
      - Bố ư. Bố gì mà lại bỏ anh em tôi. Ông nhận là bố tôi. Sao mẹ tôi chết ông không về. Mẹ ơi. Mẹ ơi. Hu hu. Mẹ chết mà không có quan tài để chôn. Hàng xóm, láng giềng, tiểu khu người ta …Hu hu  
-         Bố xin.Tại bố. T..ại bố..
          Thằng Thuận vịn vào thành cửa nhà, đầu đảo lên nhìn chăm chắm vào mặt người bố .
      - Đúng rồi. Tại bố. Tại bố. Hu hu. Tại bố nên ngưòi ta đuổi việc tôi. Đi xin việc ở đâu người ta cũng bảo tôi là con thằng giết người nên bọn chó đểu chúng nó cứ đuổi cuồi cuội. Chúng nó làm như tôi bị hủi cùn hủi cụt ấy. Tại bố nên con Thành …
         Thằng Thuận ngồi xụp xuống thành giường khóc nức nở. Nứơc mắt dàn dụa, đôi môi tím bấm lắp bắp từng chặp :
- Em tôi. Em gái tôi …Hu hu. Con bé hiền lành, ngoan ngoãn như thế…
-         Em con đâu ? Con Thành đâu ? 
         Thuần lay lay bờ vai run rẩy của đứa con trai .
-   Con Thành nó ngoan lắm. Nó thương anh nó lắm. Nó bảo nó không làm như vậy thì hai anh em chẳng có gì mà ăn. Nó không nhục nhã thế thì hai anh em lấy gì mà sống. Chẳng cần xin ai hết. Ông ngoại cũng không cần xin, cậu cũng đếch cần. Hu hu. Chúng nó có phải là người đâu. Chúng nó càng giầu, chúng nó càng có chức có quyền chúng nó lại càng dã man, độc ác, càng chẳng cần máu mủ,con cháu đâu. Thế cho nên em tôi ….Những thằng đàn ông già, những thằng nhãi con. Thằng giám đốc, đứa buôn lậu, chúng chà đạp lên em tôi. Chúng nó làm tình làm tội con bé. Hu hu .
-         Nhưng em con bây giờ ở đâu ?
             Thằng Thuận nhìn chăm chắm vào Thuần. Một lúc sau đứa con bất ngờ gạt mạnh tay ngưòi bố mắt ráo hoảng, giọng khô khốc :
-         Nó đi làm đĩ rồi. Không có tiền của nó thì tôi sống thế nào …
-   Thuận. Thuận. Con nói gì thế. Em con. Cái Thành. Con gái của tôi…Trời ơi là trời.
                    Thuần lảo đảo, hai tay chới với cố bám vào thành giường. Tai gã ù lên trứơc những lời chán chường đựơc nói ra bằng giọng lạnh lùng của thằng con đang ngật ngưỡng.       
-   Nó bỏ đi rồi. Làm cái nghề nhục nhã ấy phải đi thật xa. Để anh trai không bị nhục, ngày ngày không bị bêu diếu. Để thiên hạ không biết nó là con ai. Mà con bé cũng ngu. Thằng anh này thì chúng mày nói thế nói nữa ông cũng để xuống đít ông ngồi. Ông chấp hết. Còn bố mẹ chó đâu mà sợ Mẹ chết lăn quay rồi. Bố đi tù còn nhục gấp trăm gấp nghìn làm đĩ ấy chứ. Thế mà em lại bỏ đi. Trời ạ.    
-         Bây giờ nó ở đâu. Em con ấy ?
-  Làm sao tôi biết đựơc. Những đồng tiền nó để lại đã nhẵn như chùi từ tuần trứơc kia. Không phải, từ tháng trứơc. Tôi nhớ ra rồi. Hôm ấy trời mưa to lắm. Sấm chớp ì ùng. Một thằng đàn ông, rồi hai thằng đàn ông. Thằng thì to như con trâu. Thằng thì gầy như que củi. Chúng nó ném toạch nắm tiền lên cái giường này. Rồi chúng nó đuổi tôi ra. Tôi không ra. Nhà tôi kia mà. Nhà tao chứ nhà thằng chó nào đâu..Thằng to như con trâu mộng cười khầng khậc bảo. Mày thích xem chúng tao ngủ với em gái mày thì mày cứ ở. Còn thằng gầy nhẳng tung nắm tiền  bảo. Cầm lấy mà cút đi. Muốn làm gì thì làm. Mày cũng là ngưòi cơ mà …Thế mà tôi lại cầm mớ tiền ấy ra uống rượu. Để hai thằng chúng nó ở lại hành hạ em tôi. Hu hu Tôi có còn là người hay tôi là con vật …
         - Câm ngay đi. Đừng nói nữa. Đúng, không phải là người. Mày, mày là con vật, con vật…
Thuần nắm vai con trai lắc điên dại. Đứa con đờ đẫn nhểu giọng hỏi :
-         Thế ông là gì mà ông lại bỏ ba mẹ con tôi ở lại để rúc đầu vào tù  …
 
3.Thuần thấy mình đang đứng trứơc một cửa hang mở hoác ra như miệng của một con vật khổng lồ đang ngáp. Màu đỏ rực như máu loang lổ quanh hang, kề liền là màu xanh lét lấp lánh. Nó giống như cái gì nhỉ .. À phải rồi, như cửa địa ngục mà hồi nhỏ gã đã nhìn thấy hàng trăm lần khu mặt động ở chùa làng gã. Một gian nhà có chiều ngang quá hẹp nhưng trải dài nằm gần cuối khu chùa, kề bên vườn cây rậm rạp đến độ ban ngày dù nắng đến đâu bóng râm vẫn phủ rợp khiến khu nhà âm u như trong buổi chiều đông. Mặt động là hình giải núi uốn lượn đựơc đắp bằng đất và xi măng có cả hình những đám mây trắng đục cuộn tròn, những vệt vôi trắng tượng trưng những dòng nứơc đổ từ núi cao xuống, những chiếc cầu lắc lẻo bắt qua hẻm núi. Trên đỉnh và triền núi người ta đắp những tượng phật mặt tròn hiền lành với môi tô đỏ, đôi tai dài và dầy quá khổ. Từ lưng đổ xuống chân núi người ta đắp những đám tượng kể sự tích về ngưòi con hiều thảo đi xuống địa ngục để tìm mẹ kề liền tích những kẻ phạm tôi. Đám quỉ sứ mặt xanh, nanh dài đang cưa ngưòi bằng chiếc cưa dài lễ loại máu. Địa ngục và vạc dầu. Những đám hương lập loè cháy. Tiếng mẹ gã ru văng vẳng “đứa nào chửi mẹ mắng cha. Chết xuống âm phủ quỉ cưa mất đầu”. Hồi nhỏ Thuần  rất sợ cảnh địa ngục của mặt động chùa nhưng muốn gì thì muốn, bận bịu đến đâu mỗi khi đến tết đến gã cũng tìm cách cùng chúng bạn lại xuống chùa để xem cho bằng đựơc những hình ảnh ghê rợn kia. Để rồi đêm ngủ gã lại mê những giấc mơ kinh hoàng trong đó tiếng quỉ sứ la hét cùng tiếng cưa xương người ken két ken hét và tiếng người bị quỉ sứ hành rên rỉ. Ngọn lửa đỏ rực dưới đáy vạc dầu. Càng lớn gã càng tin rằng khi người ta chết là hết tất cả. Không có địa ngục, không có quỉ sứ, không có sự luận tội để rồi bị trừng phạt bằng những hình phạt ghê gớm. Vậy mà hôm nay. Gã thấy cửa dịa ngục mở ra. Mùi rượu hay mùi cồn long não đặc quánh bao trùm khiến gã như mê đi vì say. Một thằng quỉ sứ mặt xanh lè thè cái lưỡi dài thượt, đỏ lòm cầm cái cưa dài ngoằng ngó nghiêng nhìn gã. Giọng quỉ sứ khèn khẹt :
        - Mày đáng chết nghìn lần. Thân thể mày thiêu trong lửa địa ngục ngìn lần vẫn chưa hết tội mày .
        - Ai di đà Phật. A dì đà Phật. Đức Phật bà Quan âm từ bi cứu khổ cứu nạn cứu con khỏi kiếp đoạ đày này.
        Một thằng quỉ sứ khác, mặt quắt, da vàng xuộm như bôi nghệ từ trong sau dòng nứơc chẩy xối xả cầm chiếc liềm bước ra. Nó vươn đôi tay dài ngoằng túm lấy cổ Thuần. Thét vang :
-  Không có Đức Phật nào sinh phúc phù hộ đâu. Mày phải chết bởi vì sự tàn ác của mày. Mày là chồng mà nỡ bỏ vợ đang ốm đau không ai chăm sóc, không để lại đồng tìền nào để thuốc thang,cơm nước.Vậy thì người ta sống bằng gì. Mày là bố mà đang tâm bỏ hai đứa con bé bỏng không biết dựa dẫm vào đâu để đâm đầu vào tù .
      - Oan cho tôi quá. Tôi nào có muốn thế. Trên đời này làm gì có kẻ nào muốn lao vào lao tù. Chúng nó ngậm máu phun người, đổ vấy cho tôi. Dã man bắt tôi lìa vợ lìa con để nhận hình phạt mà đáng ra người khác chịu.
-   Không có oan khiên gì hết. Mày phải chịu những búa chém dao đâm Mày phải bị vứt xuống mười tám tầng đại ngục để lửa diêm sinh đốt mày vĩnh viễn .
-         Cho tôi về. Con tôi còn dại .
-  Bây giờ thì chúng nó vì mày mà cũng đã trở thành những đứa trẻ mang đầy tội lỗi. Không phải nỉ non, cầu xin nữa. Chẳng lâu đâu bố con mày sẽ gặp nhau ở chốn khủng khiếp ấy .
-   Không. Không. Hãy tha cho hai đứa con tôi. Xin cứ hành hạ tôi, xin cứ để tôi chịu mọi cực hình thay cho chúng nó.
-         Ha ha ha. Tội của đứa nào đứa nấy chịu.
Thằng quỉ sứ mặt xanh hếch cặp lông mày tím ngắt dài thượt lên:
-         Cưa đầu thằng này đi . 
-                                 Nhưng tôi có làm khổ, có bất hiếu với mẹ cha tôi đâu mà tôi lại chịu hình phạt khủng khiếp ấy .
-         Vâng. Vâng tôi hiểu .
          Tiếng nói run run, dịu dàng quen thuộc từ trên cao vẳng xuống to dần. Gã đàn ông khốn khổ ngẩng lên. Thuần nhận ra Lan vợ gã đang ngồi trên đám mây trắng xốp từ từ hạ xuống. Nụ cười héo hắt trên mặt người đàn bà yêu quí của gã bừng lên. Cái ngày xa xôi ấy từ đâu hiển hiện ra, rập rềnh trôi về. Mẹ gã ngưòi đàn bà hiền lành, cam chịu, tòng teng đôi quang gánh. Đầu thúng này là gã, đầu kia là hũ rượu,bánh thuốc lào Kiến Bảo có lá chuối khô buộc ngang. Người đàn bà cùng gánh hàng rong ruổi đi qua bốt tây, lính ta bán rượu, thuốc lào lấy tiền nuôi gã lớn lên. Giờ tóc mẹ đã bạc phơ. Nụ cười trên đôi môi héo hắt già nua của mẹ vẫn vương vất lưng trời giữa những đám mây xám bạc. Vì nụ cười ấy gã đã cố học xong năm thứ ba khoa cơ khí. ”Mẹ vất vả bao nhiêu cũng đựơc. Con cố học cho nên người đừng để khổ như mẹ. Người ta sống trên đời mà thất học thì khổ lắm. Con cố mà hiểu lòng mẹ “. Rồi mẹ gã lại khóc khi bà biết đứa con trai độc nhất giấu mẹ bỏ giở việc học hành để xin đi làm mong đỡ đần cho mẹ. Nguôi ngoai đựơc thời gian nứơc mắt mẹ lại rơi xuống khi biết tin ông phó giám đốc nhà máy lâm nghiệp xỉ nhục con trai bà khi biết tin nó kết bạn với con gái ông ta. “Mình biết phận mình con ạ. Trèo cao làm gì ”Nhưng cô ấy yêu con”. Nhìn thấy Lan quấn quít, yêu thương con trai mình, nghe con bé khăng khăng bảo rằng “dù nghèo khổ, khó khăn thế nào chúng con vẫn muốn nên vợ nên chồng “. Ông bố bệ vệ, tay xách cặp da đen dầy cộp chỉ thẳng bàn tay nguyền rủa “Giỏi lắm. Mày đầu độc, thả bùa yêu thuốc lú rủ rê nó. Đừng có mà mong chờ thứ gì ở ta hết. Tao có mà thừa của. Còn đứa con gái dại dột ngu đần kia. Cơm ngon không muốn ăn, nhà rộng rãi, tiện nghi không muốn ở. Từ chối làm dâu nhà quyền quí, cao sang để rúc vào túp lều xơ xác, rách nát. Thế thì mày không phải con tao. Tao cũng chẳng có đứa con nào đần độn như thế. Đồ lạc loài, bất hiếu “. Khi nghe tin con dâu bị bố đẻ từ. Mẹ gã lại khóc. Bà nấc lên “yêu thương nhau thì làm gì nên tội, mà con tôi có đui què mẻ sứt gì đâu. Nó nghèo thì tại tôi, tại số phận nó chứ…Con tôi. Con trai tội nghiệp của tôi ”. Thuần trông rõ mồn một thân hình bé nhỏ, quắt queo của mẹ gục xuống khi nghe tin gã bị đuổi ra khỏi nhà máy lâm nghiệp vì tội quyến rũ con gái ông phó giám đốc. Thằng quỉ sứ mặt vàng nghệ gầm lên “tội bất hiếu là ở đấy chứ đâu. Mày làm khổ mẹ mày suốt đời. Mày hành hạ, không để bà ấy lúc nào được yên lành hưởng phận làm mẹ. Vậy thì mày phải chết, phải bị thiêu trong lửa địa ngục”. ”Tha cho anh ấy. Chồng tội không có tội. Chả nhẽ thương yêu nhau mà lại tội lỗi, lại sinh ra điều bất hạnh, khổ sở cho ngưòi khác hay sao”. ”Nó phải bị trừng phạt “. Tên quỉ sứ mặt xanh thét lên rung chuyển vách núi. ”Nếu bắt tội anh ấy thì cho tôi chịu cùng “. Từ trên đám mây trắng Lan từ từ bứơc xuống. Cô ôm chầm lấy Thuần. Một đốm lửa hiện ra loang to dần trùm lấy hai con người đang ôm xiết. Cái nóng bỏng đang liếm dần vào ngưòi Thuần thì gã bỗng thấy những lưỡi lửa như rãn ra, một bóng người con gái đầy đặn toàn thân đang ròng ròng màu đỏ của máu. Khuôn mặt tròn xoe cũng ánh lên đỏ rực.
-         Vân .
-         Chứ còn ai vào đây nữa. Chính mi. Mi đã làm hại đời ta .
-  Cô nhầm rồi. Oan cho tôi quá. Có lẽ nào …Mẹ tôi đã dậy từ thủa chưa biết đi. Rằng sống trên đời con không thể bạc ác với ai. Thù hằn con người hôm nay thì mai sau sẽ bị hằn thù lại .
     -  Ta không tin. Không tin những lời ngọt ngào đầy tình nghĩa giả dối ấy. Người con gái khốn khổ, cô độc cô qủa như ta đã từng bắt gặp ánh mắt dịu dàng của mi nhìn ta. Ta đã từng nghĩ tưởng đến chút tình yêu thừa thãi của mi. Vậy mà không phải. Ta đã lầm. Suốt đời ta đã lầm. Khi ta hiểu ra sự lầm lẫn ấy thì đã quá muộn. Kẻ nào có tình yêu thật sự là kẻ có thể tự định đoạt cuộc sống của mình. Còn mi, mi chỉ là con dao, cái gậy trong tay người khác. Loại người như mi. Hiền lành. Nhẫn nhục. Nhưng mi sẽ được gì với sự cam chịu ấy…. 
           Cái thủa xa xôi ấy. Khi Thuần đi lang thang gần như vô định trên con đường lổn nhỏn đá dăm, ổ gà đọng nứơc mưa đêm trước. Bàn chân bỏng rát vì những hòn đá sắc nhọn chui qua vết thủng dưới gầm giầy ba ta mòn vẹt, đâm thẳng vào gan bàn chân.Vân đang đứng bên. Một củ đậu vừa bóc vỏ trắng toát vẫn còn cái cuống bùng bênh trong tay cô.
-         Anh đang đi đâu đấy ?
Đôi lông mày tỉa cong cong của Vân nhướn lên .
-   Con trai, đàn ông, đàn ang mà giờ này vẫn đi lang thang. À phải rồi Tôi nghe nói vì anh nghèo mà lại dám tìm hiểu con gái ông phó giám đốc. Đúng không ? Đũa mốc trèo mâm son là khổ lắm đấy. Này. Hợp tác xã của tôi đang cần một ngưòi bảo vệ. Trông anh cũng hiền lành, tôi sẽ nói hộ với chủ nhiệm Định. Phải làm ăn tử tế đấy .
             Thuần gật gật đầu. Hình như gã đang đói. Quá trưa hôm ấy.Vân mua cho gã một cái bánh mì. Gã vừa ăn vừa nhìn Vân. Mắt gã cay cay. Ôi làm thân con trai mà khốn khổ, khốn nạn,mà nhục nhã thế này sao. Phải đi trông cậy vào lòng thương hại của đàn bà, con gái. Cũng may ông trời còn sinh ra những ngưòi con gái tốt bụng. Tha thứ và bao dung. Lan vợ gã và bây giờ là Vân. Đúng rồi, gã chưa bao giờ yêu Vân mà chỉ biết ơn. Thuần lẩm bẩm một lúc. Gã chợt thấy thấy tất cả đột nhiên biến mất. Một cánh đồng mênh mông hoang vắng hiện ra. Xa xa, phía cuối chân trời những đám ma, quỉ nguều ngoào, chập chờn lúc ẩn lúc hiện. Một đứa con gái quần áo trắng toát thoạt đầu chỉ là một cái bóng nghuệch ngoạc, đu đưa. Một thoáng sau, mặt mũi cùng đường nét cơ thể rõ ra dần ra. Đứa con gái đưa hai tay lên che mặt. Đôi vai mảnh của nó run lên từng hồi.
-   Con rét lắm. Con đau đớn, nhục nhã quá. Con có tội tình gì mà ngưòi ta hành hạ con. Bố ơi. Bố ở đâu về cứu con thoát khỏi địa ngục này đi.
          Thằng quỉ sứ mặt vàng nghệ cười ha hả :
-         Tao tưởng giống người chúng mày coi thu vui đó là thiên đường.
              Thuần ngơ ngác cố nhận ra những nét quen thuộc trên mặt đứa con gái. Rồi gã hét lên thật to :
-         Con tôi. Con gái tôi. Sau con lại khổ sở thế này .
          Hai tay gã vừa giang ra để che chở đứa con thì từ đâu những thằng đàn ông tồng ngồng lao đến. Mồm đứa nào đứa ấy mở hoác ra. Tiếng  gào lói tai vang lên khủng khiếp kèm những lời tục tĩu :
-         Của tao. Của tao. Đứa con gái này là của tao .
         Thuần lùi lại, trên tay gã có ngọn roi dâu tẩm nứơc giải. Ngọn roi vung lên kêu chiu chíu trên không. Chỉ có điều. Không gian nồng sực mùi cồn. Gã hét to đến khản giọng:
    - Con ơi. Con gái ơi về đi. Bố đây. Bố đây mà. Chúng mày. Chúng mày hành hạ con gái tao. Chúng mày phải chết.
         Đám đàn ông há hốc những cái miệng đen ngòm lởm chởm những chiếc răng xiêu vẹo. Những tràng cười líu ríu, đan rối vào nhau đập vào hang đá “hô,hô hô. Ha ha ha “. Một hàng rào bằng những thanh sắt cắm vội xệc xoạc trên đất hiện ra. Gã rút nhanh một thanh giơ lên trên đầu đám đông. Đám con trai, đàn ông lập tức tan biến cuối cùng chỉ còn lại một đứa quằn quại trên vùng nước đục ngầu. Thuần vừa định đi tới nhấc nó lên thì nó quay lưng lại, vục mặt xuống vũng nứơc uống ừng ực. Khi nó ngẩng lên thì khuôn mặt tím ngắt của nó lúc nãy đỏ rực lên. Đôi môi rớt rãi của nó mấp máy :
     -  Bố ơi. Ngon quá. Rượu ngon quá. Bố cúi xuống đây. Uống đi, uống đi.
Thuận hoảng hốt nhận ra khuôn mặt đứa con Trai. Gã gào lên khản đặc :
-         Con ơi. Con ơi. Ngừng lại đi. Ngừng lại đi.
-         Cái gì mà ông kêu rống lên thế ?
      Thuần thấy vai mình bị lay dữ dội. Gã cố mở mi mắt nặng nề ra và ngay lập tức gã nhận ra khuôn mặt xưng húp của đứa con đang cúi xuống. Gã cố nói một câu tỉnh táo :
-   Bây giờ bố về rồi. Con đừng uống như thế nữa. Hại người lắm. Hiểu không ?
4.    Gần một tuần sau khi bố về thằng Thuận xem ra có vẻ nhiều biến đổi. Nó trầm hơn,và chưa say lần nào.Những lúc bố không để ý, nó len lén nhìn bố,rồi cúi đầu. Không biết nó nghĩ gì. Nó vác đồ nghề  theo bố ra đầu phố bơm, vá xe xong thì về nhà. Khách trả tiền, đồng to đồng bé nó đều đưa cho bố. Những tờ tiền nhàu nhĩ, lấm lem dầu mỡ. Nó nói khẽ “bố biết vá xe từ bao giờ. Thế mà con lại không biết. Nếu biết thế này thì…”. Thằng Thuận thở dài. Thuần an ủi “thời bố khó khăn. Cái gì cũng phân phối nên động cái gì cũng thiếu. Cái xăm vá hàng trăm mảnh chỉ mong nó đừng xì hơi. Cái lốp cuốn chục vòng giây để nó không hở xăm. Hỏng chỗ nào đều tự mình chữa hết thành ra biết”. Bố con nó cố sống lặng lẽ, tùng tiệm, lần hồi như chờ đợi điều gì đột biến sẽ xẩy ra. Nó chỉ hơi lạ khi thấy bố nó hỏi những câu mà nó phải nhắc đi nhắc lại mấy lần mới hiểu bố nó nói gì. Đại loại như ”không có việc như con bây giờ thì tiêu chuẩn tem phiếu ra sao Hỏi xong, bố nó lại gật gật đầu lẩm bẩm “ờ,ờ. Bỏ cái tem phiếu đi cũng hay đấy. Cứ có tiền là mua đựơc gạo nứơc, thức ăn“. Hai bố con đều rất ít lời. Hình như cả hai đều cố không chạm đến gia cảnh côi cút, mù mịt chưa biết tính thế nào để gia đình con con này tồn tại. Và nhất là việc mà cả hai bố con luôn luôn cảm thấy bứt rứt mà không muốn nói ra lời. Ấy là việc cái Thành bây giờ đang ở đâu và làm gì. Người bố dần dần nhận ra. Thằng con trai giống tính mẹ nó. Hiền lành và chịu đựng. Nó cố làm những việc để bố nó không thể phiền lòng. Vì thế từ khi bố về thằng bé cố không chạm vào rượu. Thật trái hẳn hình ảnh hôm Thuần về chứng kíến con trai say ngất ngư, cuồng loạn…Còn bây giờ, hoàn toàn ngựơc lại cứ y như một tấm áo khi lộn trái. Còn bình thường…Có lần đưa bát cơm vừa xới cho con Thuần hỏi :
-         Mấy hôm nay con không uống ..
                      Thấy bố ngập ngừng, Thuận cười khẽ, phụt ra một câu thoáng buồn, chín chắn hiếm thấy :
-  Nẫu ruột quá còn mới uống, chứ bố về thế này vui, uống làm gì. Trứơc đây con có một mình, chúng bạn nó rủ rê. Bây giờ có bố…
             Thằng bé đang nói nhìn ra ra ngoài như có ý xem có ai không, rồi  hạ giọng
-  Bố trông thế mà khối đứa sợ đấy. Chúng nó lại biết bố đi tù về nên ..Dù sao có bố vẫn hơn
     Nghe con nói Thuần thấy gợn gợn điều gì đấy, gã định hỏi nhưng rồi lại thôi. Sau hồi im lặng gã mới bâng quơ hỏi khẽ:
- Bạn con sợ ngưòi đi tù về à?
-         Nào phải bạn bè gì đâu .
               Thấy thằng bé chủng thẳng Thuần không nói nữa. Gã thấy ngờ ngợ một điều.Nhưng rồi cho qua. Đến sáng ngày thứ mười tính từ khi đựơc về nhà….Buổi sáng khi ra mở cổng chuẩn bị đưa đồ nghề ra đầu phố thì Thuần giật mình thấy một gói giấy báo vuông vắn đặt ngay sát chân tường. Gã thận trọng lấy chân hẩy hẩy. Chưa yên, gã lại lấy cái bơm chọc chọc thêm vài cái nữa. Gói giấy báo nằm yên hiền lành. Gã định gọi thằng con ra xem, nhưng nghĩ đi nghĩ lại gã im lặng.Trong đầu những ý nghĩ lung tùng loang loáng. Nhỡ có đứa nào định hại nhà này thì chỉ mình mình bị thôi. Đời thằng bé còn dài. Gã cúi xuống. Thận trọng cầm gói giấy lên, nhìn trứơc nhìn sau, rồi tựa lưng vào góc tường. Vừa để kín đáo vừa để chắc chắn. Gói giấy báo đựơc cuộn bằng sợi giây ni lông chắc chắn rành mạch, dễ cởi. Lần báo thứ nhất vừa bung ra thì trong nhà tiếng thằng Thuận gọi :
-         Bố ơi con mang thùng đồ nghề này ra luôn nhé .
         Gã nín thở bảo luôn :
-         Lát nữa cũng được. Chờ bố tí .
               Mấy sợi chun của lần báo thứ hai gỡ ra. Gã đọc nhanh dòng chữ trên tờ báo Hà nội mới rúm ró có đăng tin về một vụ ăn trộm ở vùng Cầu giấy. Thuần đọc lướt dòng chữ nhỏ xíu, đen xì. “Tên kẻ trộm tên Nguyễn Bình Trí liều lĩnh dám đột nhập vào nhà giữa mười hai giờ trưa để lấy đi chiếc xe Đrim và tiện thể cầm luôn nồi cơm điện”. Bắt đựơc thế này lại vào tù thôi”. Những ý nghĩ lởn vởn khiến gã thở gấp gấp. Khi tờ báo bọc cuối cùng trên tay gã xoè ra thì Thuần rùng mình, mắt hoa lên khi nhìn thấy xấp tiền dầy cộp đến lạ kì hiển hiện.Trong đời Thuần chưa bao giờ gã nhìn thấy nhiều tiền đến như vậy, ngay cả trong một lần cái hợp Kết Giao của gã sau một năm làm ăn phát đạt đã phát cả lương tháng cuối cùng tiền ăn tết cho những ngưòi nằm trong ban quản trị cũng giỏi lắm bằng một phần năm chỗ này là cùng.Vậy mà bây giờ …gã ngơ ngác nhìn quanh. May thằng con trai vẫn đang nằm rốn. Hình như có trời thì phải. Ông trời đã đùa dai với số phận của gã, của gia đình bé nhỏ của gã. Sau khi ông lấy đi tất cả những gì quí giá của cuộc đời gã. Từ cuộc sống bình yên, ngưòi vợ hiền lành, những ngày bình lặng cho dù vất vả của gã trong sự khốn khố để mưu sinh cho bốn con ngưòi. Gã bị người vu oan, giá hoạ để rồi gã bị bắt vào tù với tội danh gã chưa bao giờ gây ra để lại một gia đình thiếu sự che chở của người đứng đầu gia đình nên người vợ hiền lành yếu đuối của gã đã ra đi sau cú xốc ghê gớm vì chồng bị bắt giam. Hai đứa con thơ dại không nơi nương tựa đã lớn lên trong đau khổ, khinh miệt, thiếu thốn đến độ để tồn tại đã phải lao đầu vào sự khốn khó, tuyệt vọng đến nỗi đứa con gái bé bỏng của gã phải xa vào chốn dơ bẩn và giờ nay không biết nó đang ở đâu. Thế rồi ông trời như muốn bù trì cho sự khốn nạn đến cùng cực của gã nên đưa đến gói tiền này. Thuần thở phì một cái thật to như để trút nỗi bồn chồn mỗi lúc một phình to như muốn chẹn ngang họng khiến gã như muốn nghẹt thở. Nhưng ngay cả số tiền lớn này giả dụ đúng là ông trời mang lại cho gã để bù trì vào sự mất mát của gã thì cũng chẳng bao giờ có thể lấp đầy. Làm thế nào để gia đình gã có thể trở lại những ngày tháng xưa khi vợ gã chiều chiều ngồi bên mâm cơm chờ chồng về. Hai đứa con gã dù đang chạy chơi với chúng bạn nhưng thấy gã về lập tức chạy ào về, hò reo tranh nhau nhẩy lên lưng bố. Không, không. Tiền không thể thay thế, không thể ..Nhưng tiền..Thuần lúng túng. Con Thành, đứa con gái bé bỏng của gã giờ ở đâu ?.Số tiền từ trời cao rơi xuống này có thể giúp gã tìm đựơc nó, đưa nó ra khỏi chốn ô nhục mà chắc chắn con bé đang bị dày vò, đày đoạ hàng ngày, hàng giờ. Đúng rồi. Phải rồi. Trời đã nghĩ lại vì thế nên ngài mới làm công việc mà người trần thế không bao giờ có thể làm được. Thuần sẽ cầm số tiền nay vào nhà rồi nói rõ cho thằng Thuận biết, kể cả việc ngay lập tức sẽ lên đường đi tìm bằng đựơc con Thành để đưa nó về nhà. Ba bố con sẽ đùm bọc nuôi nhau. Gắng gượng vượt qua sự bất hạnh để tiếp tục sống một cuộc đời bình yên. Thuần bọc gọn gói tiền lại nhìn ra cổng. Gã lấy làm mừng vì cổng nhà gã vẫn đóng. Ngày cả ô vuông nhỏ giữa cánh cửa sắt bằng tôn bên trái thỉnh thoảng đựơc he hé mở để nhận diện trứơc khi mở rộng cổng để đón khách vào nhà cùng im lặng. Gã quay lại định bước vào nhà thì gã chợt thấy sống lưng gã ớn lạnh. Chân gã bỗng nặng chịch như bị chôn sâu dưới đất. Khuôn mặt tay giám thị có cái cằm bạnh ra không đều và cặp lông mày cũng xếch không đều hiện ra. Tiếng ống khoá nặng nề đập mạnh vào bản lề cửa nhà giam. Trời ạ biết đâu số tiền này lại chẳng là cái bẫy. Bởi vì nó là vật ăn cắp của một kẻ nào đó đang bị dồn đuổi chạy qua trong lúc bấn bách đã vứt vào nhà gã để phi tang. Nhưng rồi tay ăn trộm chạy không thoát cuối cùng bị bắt. Và chắc chắn lời khai đầu tiền tên này sẽ chỉ nhà gã. Rồi biết đâu để nhẹ tội thằng kẻ trộm lại chẳng khai ra gã như một kẻ đồng loã. Gã lại thêm một lần nữa bị oan vì những lời khai vu vơ ấy. Mà ngay không có lời khai bậy bạ của tên này thì khi các điều tra viên truy tìm ra dấu vết của vụ trộm ngưòi ta sẽ lần ra nhà gã. Với chứng tích của kẻ mới ra tù thì gã sẽ bị bắt lại vì những nghi ngờ. Để chứng minh được sự vô tội trong sạch của mình thì lại thêm vài ba năm tù nữa. Lúc đó gia đình và nhất là hai đứa con gã…Gói tiền này tưởng là niềm hạnh phúc, sự bù trì của định mệnh, ai ngờ lại có thể lại là tai hoạ tiếp theo của đời gã. Thuần bóp chặt gói tiền khật khưỡng đi vào nhà.
-         Bố cầm gói gì thế ?
             Thằng Thuận vừa ngáp vừa vươn vai hỏi
-          À. À. Không. Không .
                Gã đi nhanh vào nhà trước đôi mắt mở to của đứa con .
-         Vào đây bố bảo này.Vào đây.
               Giọng gã thảng thốt
-         Con ngồi xuống đi.
-         Có việc gì thế bố ?
     - Nói khẽ thôi con. Thế này nhớ. Lúc nãy bố ra mở cổng thì thấy gói này. Không biết của ai bỏ vào.
Giọng gã lắp bắp .
-         Gói này á ?
-         Tiền. Nhiều lắm .
-         Tiền ?
Cái mồm đứa con hoác ra hết cỡ .
-         Bố làm gì mà thở ghê thế ?
     -  Đây này. Bao nhiều là tiền. Chỗ này bố chưa đếm nhưng ít ra cũng phải chục triệu, có khi hơn ấy.
-         Chục triệu ?
          Đến lượt thằng con trợn ngựơc mắt .
-         Ừ, ừ. Khẽ thôi con. Con bảo của ai ?
-   Con biết làm sao đựơc. Nhưng rõ ràng là tối hôm qua bố khoá cửa kia mà. Con còn thấy bố lắc lắc cánh cổng như mọi hôm cơ mà.
-         Bố quen làm thế rồi. Để cho chắc .
     -  Vậy tức là không phải ngưòi ta vô tình đánh rơi mà là do ngưòi ta vứt vào .
-         Bố cũng nghĩ như vậy. Thế cho nên mới gay .
     -  Gay gì bố? Bố đưa con xem nào. Tay bố kìa. Có phải mìn đâu mà bố sợ thế. Mình nhặt đựơc chứ mình ăn cắp của ai đâu.
-         Nhưng mà bố cứ thấy như là có ai bẫy bố con mình ấy .
Nghe bố nói thằng bé ngẩn người ra.Tay cầm gói tiền run run .
-         Có khi thế cũng nên.
-         Hay là đi nộp công an ?
-   Nộp có khi càng chết vì mình biết nói thế nào.Chẳng ai tin đâu .
-         Thế thì phải làm gì bây giờ ?
      -  Con nghĩ là mình cứ để ở nhà đã. Một tuần hay chục hôm nữa không ai đến thì bố lấy số tiền này để đi tìm cái Thành.
-         Ừ, ừ. Đúng rồi. Phải rồi.
-         Có khi mẹ con phù hộ cũng nên.
-         Mẹ con phù hộ ? Cũng có thể. Biết đâu đấy.
    Thuần ngửa mặt lên nhìn ảnh vợ trên bàn thờ. Gã im lặng.Trong đầu mông lung, chằng chịt đủ mọi suy nghĩ.
-         Ừ. Có lẽ thế cũng nên .
             Gã lặng lẽ gói cẩn thận chỗ tiền lại, quấn thêm vài ba cái chun rồi lặng thinh đặt lên tấm ván gã xin ở hợp tác xã cách đây mười hai năm về treo làm bàn thờ cha mẹ. Khi về gã nhận ra trên bàn thờ ấy lại có thêm tấm ảnh của vợ gã. Mỗi lần nhìn lên, Thuần đều thấy vợ gã nhìn lại với cái nhìn buồn buồn.
          Bố con nhà Thuần hoi hóp đếm từng ngày. Mười một ngày ậm ạch, chầm chậm trôi đi. Ngoài mấy ngưòi làng giềng thỉnh thoảng chạy sang mượn bơm, hay nhờ bố con bơm hộ cái xe, hay như nhà ông Lãm liền kề thỉnh thoảng sang uống nứơc, mụ Quyên tròn ủng nhỡ nhàng mượn bật lửa, que diêm nhóm bếp tổ ong còn không có một ai là khách lạ nào vãng lai. Cả ngày hai bố con ra ngoài đầu phố chữa xe đạp, xe máy. Công việc chí chát kìm búa,thau chậu làm cho cả hai bố con bận bịu quên mọi lấn cấn Nhưng chiều về. Hai bố con cố lặng lẽ tránh nhìn nhau. Chờ đợi. Mỗi khi nghe thấy kể cả khi giọng người quen thuộc cùng tiếng tiếng xích sắt chạm vào cánh cổng vẳng lên đều làm họ giật thót. Chuyện làm quà của mấy ngưòi làng giềng để trôi sự nhờ vả vặt mòn vẹt quanh đi quẩn lại mấy việc Dạo này thằng Thuận gần như xa hẳn rượu. Nó không bị chân đông đá chân tây. Ông Thuần từ ngày về đến giờ có vẻ béo và trắng ra nhiều. Mụ Quyên thỉnh thoảng bả lả “nghỉ ngơi một thời gian rồi kiếm lấy một cô, một bà nào đấy chứ người như bác ở vậy thì phí đời đàn ông lắm “. Mỗi khi có khách, đầu óc Thuần căng như da trống phơi nắng nhưng vẫn phải cố dặn ra nụ cười héo queo. Thằng con cố làm ra vẻ không có chuyện gì nhưng khi khách về cả hai đều thở mạnh để trút hết sự lo âu. Buổi chiều ngày thứ mười một kể từ khi nhặt đựơc gói tiền Thuần bắc ghế đứng lên đặt bát nước lã mới thay, thắp nén hương, lầm bầm khấn vợ rồi cầm gói xuống. Bần thần một lúc, gã bảo thằng con đóng cửa, cổng rồi ngồi lần mần đếm tiền. Thằng con thin thít đứng sau, chân liên tục đổi thế. Tiếng kim đồng hồ chạy, tiếng giấy bạc loạt xoạt nghe rõ mồn một. Có lẽ phải đến gần mười lăm phút sau Thuận mới thoát ra sự bồn chồn nặng nề khi nghe bố nó thì thầm :
-         Những mưòi bẩy triệu chẵn cơ đấy.
-         Thế kia á?
     -  Chỗ tiền này đâu phải ít. Một gia tài đấy con ạ. Nhưng sao người ta lại quẳng vào nhà ta. Hay là có giời thật ?
-  Con không biết. Nhưng mà rõ ràng không có chuyện gì đâu. Bây giờ bố định thế nào ?
-         Có tiền thế này bố sẽ đi tìm em con về .
                    Mồm thằng Thuận méo xệch, nó gật gật đầu. Một lúc sau nó mới nói được:
-         Bố cho con ít tiền.
-         Con lại muốn uống à?
-         Không. Để ngồi với mấy đứa bạn. Con sẽ dò xem em con ở đâu ?
          Người bố rân rấn nứơc mắt :
     -  Ừ. Con cố nghe ngóng xem. Có tin gì về bảo bố. Bố sẽ tìm bằng đựơc rồi đưa con bé về. Chứ không có thì…
              Hai bố con im lặng. Người nào cũng cảm thấy sự nặng nề đang đè nặng trong lòng .
 
5. Hai buổi tối liền thằng Thuận ngồi uống rượu với chân gà nứơng cùng đám bạn giang hồ ở đường Kim Liên. Tối thứ nhất cả nó là bốn. Ba đứa bạn nó đầu tiên phải kể là thằng Giang đen. Thằng này là con một công nhân cơ khí. Dạo bố nó chưa đi xuất khẩu thì nhà nó nghèo nhất nhì đường Trần Khát Trân nhưng dân hàng phố đều ao ước gia cảnh thuận hoà của nhà Giang đen. Hơn năm sau khi bố nó kiếm đựơc xuất đi lao động nước ngoài thì nhà nó bắt đầu lộn xộn, rồi náo loạn. Duyên do cũng chỉ bởi, cứ đợi hai chị em nó không có nhà là mẹ nó lại đưa về một ngưòi đàn ông cao to, mắt lác. Từ khi có mặt của người đàn ông này chị nó chán chường, rất ít khi ở nhà. Sau lần cặp với tay thuỷ thủ xà lan chở cát thì chỉ thỉnh thoảng đảo qua. Chủ yếu để dúi tiền cho thằng Giang. Thằng này thì cũng cả ngày vật vờ ngoài đường. Một lần về nhà thấy tay đàn ông đang rạng chân mặc quần đùi ngủ trên giường của bố nó, Giang ta điên tiết cầm xà bèng phang mạnh. May lúc đó gã đàn ông giở mình nên chiếc xà beng chỉ làm gẫy tay. Mẹ gã chả biết sót số tiền phải đưa cho gã để đi bó bột (đâu như đến một phần ba số tiền bố nó gửi về đợt mới nhất để đưa cho tay này)hay sót chính lão nhân tình cao to mà chửi mắng thằng Giang thậm tệ. Nó cãi mẹ bằng đủ sự căm giận, hỗn hào rồi bỏ đi khỏi nhà. Cả nhà nó bốn người như bốn mảnh cốc thủ tinh rơi xuống đất vỡ ra bắn tung toé khắp nơi. Giang đen chán hết, nghi ngờ hết trừ rượu. Chị nó hình như cũng chán tất cả trừ nó. Vì thế thỉnh thoảng dù nó lang thang, vất vưởng ở chỗ nào chị nó cũng tìm ra để dúi tiền cho nó với bộ mặt sầu thảm, lo lắng. Câu nói của chị nó thuộc lòng “em muốn ăn gì, uống gì cũng đựơc. Chị cho tiền, nhưng tránh xa nghiện hút nhớ chưa. Không dính vào thứ đó, đời ngưòi dù khốn quẫn, nhục nhã thế nào vẫn có lúc mở mày mở mắt. Chứ bập vào thứ đó thì coi như chỉ đợi cái chết”. Có lẽ vì thương chị nên mặc dù chúng bạn rủ rê, dùn dẩy không ít nhưng nó vẫn đứng vững đựơc. Chị nó đưa tiền thì nó cầm, chưa bao giờ hỏi tiền chị nó lấy ở đâu. Mãi cho đến khi thằng Hân mắt đỏ, là thằng thứ hai trong liền hai tối uống rượu với chân gà nướng thì thào với Giang đen về chuyện chị nó. Giang đen thoạt đầu không tin, nên cầm cả thanh sắt thông lò lao vào thằng Hân khiến thằng này bị rách mép. Hân mắt đỏ quại lại làm Giang đen sứt đầu. Cả hai màu đều chảy toe toét. Đến khi chị nó đến cho tiền. Giang đen hỏi. Thấy chị nó run rẩy, bưng mặt khóc rưng rức thì nó đã ôm lấy chị nó oà khóc theo. Cũng ngay tối đó, Giang đen rủ thằng Hân mắt đỏ đi hát ca rao kê ở quán Du Ca nơi chị nó làm tiếp viên. Tối đó nó uống thật say và gọi thằng nhân viên chuyên đưa tiếp viên lên nghiến răng bảo rằng “mày mà để chúng nó hành hạ chị tao thì mày đừng hòng còn chân mà đi “. Lúc đó Hân mắt đỏ đứng phắt dậy cuộn tay thành hai nắm đấm đu đưa trứơc thằng nhân viên quán. Giọng nó vừa khàn vừa trầm”mày nhớ lời thằng Giang đen đấy. Còn muốn biết tao là ai thì cứ ra hỏi bọn đứng đầu cầu Cây Muỗm“. Hân Mắt đỏ tính nóng như ớt chỉ thiên. Lúc bình thường cũng như lúc tức tối nó đều mở đầu bằng câu “trên đời này đến cái chết tao còn không ngán thì chẳng thằng đếch nào tao sợ hết “. Vừa nóng lại vừa liều, vì mặc dù nó còn cả bố mẹ và hai chị gái nhưng từ khi Thằng Thuận biết nó chưa bao giờ nó nhắc đến họ. Có lần Giang đen hỏi nó bảo “chết cụ nó hết cả rồi “. Mãi một lần tình cờ Thuận mới biết bố mẹ nó vốn quê ở tận Thái bình. Bố nó làm thuỷ thủ ca nô kéo nên tính nước liều đưa cả nhà lên ở khu tập thể của công ty bố nó, rồi loay hoay mua rẻ, bán đắt hay cho vay mượn thế nào có đựơc miếng đất rộng hơn hai trăm mét. Xây nhà xong tưởng cả nhà quần tụ đầm ấm với nhau một chỗ. Ai dè sau chuyến đi kéo đoàn xà lan gỗ chống lò từ Yên bái đến Quảng Ninh mất gần nửa tháng bố nó về nhà bắt gặp mẹ nó đang lình xình với tay trưởng phòng tổ chức công ty. Bố nó lành nhưng cục, nhìn thấy thế không kìm đựơc đã đánh tay này một trận thập tử nhất sinh. Sau khi tay này ra bệnh viện, không hiểu tay trưởng phòng kia làm thế nào mà bố nó bị đuổi việc. Bố nó điên tiết cầm con dao chọc tiết lợn đến thẳng công ty xỉa tay này. May bảo vệ công ty nhẩy vào can ngăn nên sau hai đường vòng của con dao, gã kia chỉ bị đứt gân chân phải, lòi một bên mắt khiến tay này thành phế nhân suốt đời thọt một chân và chột một mắt. Bố nó bị bắt đi tù mất hơn bốn năm. Mẹ nó ở nhà đổ đốn lang chạ lung tung với cánh thuỷ thủ để kiếm tiền. Tệ hơn, chị chàng còn lôi cả hai đứa con gái vào làm cái nghề khốn nạn này. Mãn hạn tù trở về thì bố nó từ ngưòi táo tợn trở thành một gã ù lỳ. Vợ sai gì làm nấy. Cả ngày không nói một câu, kể cả lúc tình cờ nhìn thấy vợ và con gái bị đàn ông thiên hạ bờm sơm. Hân mắt đỏ giận sự hèn của bố, cáu vì sự lăng loàn, đĩ bợm của mẹ và hai chị bỏ nhà đi. Thằng thứ ba trong nhóm bốn thằng ngồi trong hai tối nhâm nhi rượu, chân gà nướng là thằng Long khoeò. Thằng này tứ cố vô thân. Người mà nó gọi bằng mẹ là mụ Cầm toe có nghề chính là bán chè chén, rượu, ghi đề ở cổng công viên Thành Dương. Có lẽ vì địa thế quán mụ như vậy nên mụ còn có thêm nghề phụ là dắt gái cho mấy gã đàn ông đĩ bợm. Ngày xưa mụ từng làm công nhân nhà máy dệt vải vì mụ sinh ra thằng con không bố nên bị đuổi việc. Thằng này mụ đặt tên là Phúc với hi vọng mong manh lớn lên sẽ gặp điều may mắn. Ai ngờ khi mười sáu tuổi thằng Phúc tham gia một vụ đánh nhau. Nó bị đập một cái thật mạnh vào đầu từ đấy thằng Phúc đang hung tợn, động tí thì giơ nắm đấm trở thành đứa con trai thân thể thì ngày một to ra nhưng đầu óc thì không hơn đứa trẻ lên ba. Từ khi bị đuổi việc mụ Cầm toe mở quán chè nứơc đến nay đã ngót nghét hai mươi năm. Năm thứ ba, vào buổi sáng mụ ra dọn hàng thì thấy một cái bọc vải hoa chấm xanh trên nền trắng bẩn đặt ngay trên mặt bàn lem nhem vết nứơc chè và nước điếu. Thấy cái bọc động đậy. Mụ mở ra thì thấy một đứa bé thâm tím Vài ba con kiến đã bắt đầu bu vào mắt nó. Mụ gọi toáng lên nhưng không thấy ai đến nhận. Cầm toe nghĩ đến thằng Phúc đang ở nhà. Nghĩ đến  điều mong muốn về một sự phúc đức cho đứa con. Mụ liên tưởng lan man Thằng Phúc cũng là đứa con mụ chửa hoang đẻ ra,nếu mụ cũng hèn nhát và đang tâm như mẹ đứa bé này thì thằng Phúc đâu đựơc làm ngưòi… Mụ rùng mình không dám nghĩ tiếp nên bế thốc đứa trẻ về nhà. Mụ rắp tâm dò xem đứa nào trong đám phò phạch đêm đêm lởn vởn trong công viên này là mẹ đứa trẻ này để mụ giả nó và bắt nó nuôi bằng đựơc đứa trẻ. Cầm bằng không thấy thì mụ sẽ nuôi nó sinh phúc. Duyên do thằng Long gọi mụ Cầm toe là như vậy. Còn vì sao nó lại có cái tên phụ là Khoeò thì ly kì hơn. Ấy là trong lũ con gái hư đốn do mụ Cầm toe chăm sóc có con bé Hồng ở tận Phú Thọ. Con bé này bố mẹ mất sớm theo cô ruột xuống học nghề may. Không ngờ một đêm cô nó đi trực ca thì lão chú đốn mạt đã cưỡng bậy con bé. Khi biết chuyện cô nó chẳng những bênh nó mà lại còn đuổi thẳng cổ ra với sự hờn ghen khủng khiếp của một mụ đàn bà vô học, thiếu đức. Con Hồng lang thang ra ngòai công viên thì gặp mụ Hồng và nó trở thành đứa đắt hàng, kiếm nhiều tiền nhất cho mụ. Sự này bắt đầu từ tính tình thật của con bé. Thằng đàn ông dúi đồng nào nó đều đưa cả cho mụ. Lần nào cũng vậy, giọng con bé mệt mỏi ướt dượt “bủ cứ cầm lấy. Con cầm thì chúng nó lại lần hết “. Có thể vì vậy nên trong đám đĩ điếm của mình, mụ Cầm toe thương con Hồng nhất. Với những đứa khác thì mụ không mấy để ý còn với con Hồng lúc nào mụ cũng dúi cho nó hàng nắm bao cao su với lời dặn “đàn ông chúng nó bẩn như chó, mày còn trẻ nên cẩn thận vẫn hơn “. Con Hồng nghe lời mụ Cầm toe lắm cho đến hôm nó gặp một gã đàn ông tên là Thịnh thì phải. Thằng này chưa đầy ba mươi. Đẹp trai và khéo nói. Chả biết nó nói thế nào mà gặp thằng Thịnh con Hồng lại không bắt thằng này đeo bao. Đến lần thứ tư thì con Hồng có chửa. Thằng Thịnh công nhận trứơc mặt mụ Cầm toe rằng cái thai trong bụng con Hồng là của hắn. Nó còn nói bô bô. Nếu cái Hồng đẻ thì thằng Thịnh sẽ cấp tiền nuôi đứa trẻ, sau đó sẽ lấy con Hồng. Ai ngờ khi cái thai đựơc hơn hai tháng thì thằng Thịnh chối phắt. Nó đổ diệt cho con Hồng là con này còn cho mấy đứa nữa không phải đeo bao nên nó không chịu trách nhiệm. Con Hồng khóc lóc thảm thiết đòi phá thai. Cầm toe nổi cơn cáu bàn với thằng con nuôi Long dậy cho thằng Sở Khanh bài học.Thằng Long nổi máu yêng hùng thực hiện lời của mẹ nuôi. Nó gọi thêm mấy thằng nữa, nhưng thằng Thịnh cũng không vừa, nên cuộc trừng trị thằng Thịnh thành cuộc giao tranh dữ dội. Rút lại bên thằng Thịnh hai thằng bị trọng thương phải vào bệnh viện. Còn thằng Long thì bị gãy đôi cánh tay. Nhưng vì sợ vào bệnh viện băng bó, chữa chạy thì công an dò ra vụ đánh nhau nên Cầm toe đưa đến lang băm chỗ quen thuộc của mụ. Vì bó chậm và cũng có thể vì lão langthuộc hạng tay ngang, xương gẫy trong tay thằng Long xếp không chuẩn nên khi tháo bột, tay thằng Long từ đấy bị khoèo. Giơ cái chân gà đang gặm dở thằng Giang đen ra đìều kẻ cả phán :
             - Việc này tao nghĩ cũng không khó lắm. Bởi vì, bởi vì …
           Cái chân gà đang gặm dở ve vẩy trứơc mặt đám bạn cùng sự ngắc ngứ của Giang đen. Hân mắt đỏ cau mặt chờ câu cuối cùng phụt ra của thằng bạn giang hồ. Nhịn không đựơc thằng này vồng tay với chai rượu. Thằng Thuận thấy chai rượu đang lắc trên tay Hân mắt đỏ đã cạn đến đáy liền hỏi:
-         Gọi chai nữa chứ
     -   Chứ còn gì nữa. Chuyện thế mà cũng phải hỏi. Mày hết tiền thì để tao trả cho .
  Long khoèo dấm đẳn nói. Thằng Thuận hơi nhếch mép :
-         Thì đã nói gì. Chúng mày cứ uống cho thoả thích đi .
-         Thôi. Tập trung vào ý chính đi .
       Hân mắt đỏ đưa chén rượu vừa đựơc rót đầy .
-         Thế ý thằng Giang là thế nào thì cứ nói mẹ hết ra.
-          Bình tĩnh. Nó là thế này. Nào chạm cái để lấy đà đã.
    Tiếng cạch của bốn cái chén va vào nhau. Bốn cái mặt xừng xừng ngửa lên. Giang đen đặt chén xuống trứơc:
-  Thế này nhớ. Cứ như thằng Thuận trình bày thì tao có thể nói trắng phớ ra rằng em gái nó đã không còn làm ăn ở cái đất này nữa. Lý do vì sao. Từ hồi chơi với bọn mày tao đếch dấu chúng mày điều gì sất .
-         Nói thẳng mẹ nó vào đi .
-         Hân để nó nói đã nào .
-  Chứ sao. Nói gì cũng phải có đầu có đuôi ngưòi ta mới hiểu đựơc chứ như mày. Phụt một câu rồi lại phải vòng vo nói lại hàng chục câu người ta mới hiểu thì phí thì giờ.
-         Đựơc rồi. Được rồi. Mày nói đi .
Giang đen nuốt khan một cái rồi thủng thẳng :
-   Chị tao đã từng làm tiếp viên nên tao biết. Bọn làm cái nghề ấy không bao giờ ở đâu lâu. Chậm là một năm, nhanh là hai, ba tháng là chuyển. Vì sao ? Có chuyển như thế thì bọn đến chơi bời nó mới tưởng là mới. Cũ chỗ này mới chỗ kia là vì thế.
-         Chuyện vặt ấy thằng chó nào chả biết .
         Hân mắt đỏ lầu bầu.
-  Thế cho nên tao nhận định là con em thằng Thuận chắc chắn đã xuống Đồ Sơn.
-         Xuống dưới ấy chủ yếu là làm điếm .
      Giang Khoèo nói khẽ 
-         Con Thành nhà tao có làm điếm đâu mà xuống dưới ấy.
Thằng Thuận nói khẽ
-         Ta nhớ có hồi…
     - Không không. Tao biết mà chỉ thỉnh thoảng, bần cùng, bất đắc dĩ lắm…  
Thuận thở dài .
-   Vậy là tao biết rồi. Em mày không chuyên nghiệp món ấy, nhưng cũng không hẳn từ chối. Con gái làm ăn kiểu như vậy thì có thể đến Quảng Ninh.
-         Sao mày không tính các tỉnh khác ?
-  Chúng mày nghe đây. Bắc ninh thì hẹp ca rao kê không nhiều nên bọn ca ve ít tìm đến. Hải dương cũng vậy. Nhất là con em thằng Thuận lại là dân ở thành phố lớn. Dù ở đây có mầu mỡ hơn mọi tỉnh khác nó vẫn phải đi. Đang ở biển, nay kiểu như nó buộc phải di chuyển về chỗ hẹp như ao để cho mới và nhất là tránh gặp phải ngưòi quen thì chỉ Quảng Ninh thôi. Mày cứ thử đến vùng ấy tao tin thế nào cũng gặp nó.
    Nghe Giang đen nói, Hân mắt đỏ cùng Long khoèo gật gù, riêng Thuận thì lẳng lặng rót rượu ra bốn chén.
-         Uống đi rồi bàn tiếp. Cũng có lý đấy.
          Bốn chén rượu lại giơ cao. Tiếng khà gần như đồng loạt cất lên. Mặt  thằng nào thằng nầy đăm chiêu như đang trút hết nghĩ suy của mình vào câu chuyện đang bàn với sự lo lắng thật sự về thân phận của em thằng Thuận. Sau một hồi im lặng, Giang đen dằn mạnh cái chén xuống mặt bàn Gịong khàn đặc :
     - Trứơc khi thằng Thuận đi, tao nghĩ mấy thằng mình nên thử dạo qua vài nhà hàng ca rao kê có tiếng ở đất này, nhất là chỗ con Thành đã từng làm để nghe ngóng. Biết đâu con ranh vẫn lẫn quất ở chỗ nào đấy nhưng vì ngại mà không về nhà, hay ít ra cũng có thể chộp đựơc tin tức gì dính đến con bé ấy.
     - Chí phải. Chí phải .
         Hân mắt đỏ đang lơ mơ choàng tỉnh khi nghe Giang đen nói. Đôi môi tím tái vì rượu bĩu lại tán đồng.    
-  Nhưng thế thì tốn lắm. Phải để dành tiền cho thằng Thuận đi xa. Nhà nó chúng mày biết đấy. Nghèo rếch ra. Hai bữa này chúng mình chén thế này cũng tốn khối rồi.
    -  Ơ cái thằng này. Có việc cỏn con ấy mà cũng phải lo. Cứ lần lượt mỗi thằng lo một buổi. Rồi bảo bọn bạn bè cánh hẩu của chúng mày nữa. Bét ra cũng phải vào được sáu, bẩy nhà hàng mà tăm tia, dò la tin tức con bé .  
-         Đúng, đúng .
               Đến lượt thằng Long Khoèo thét to làm đám khách mặt đỏ bừng hoặc tái xanh vì rượu ngồi bên mấy bàn bên cạnh ngoảnh lại há hốc mồm nhìn .
                                                                                                                                   (Còn nữa)   

 
In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CHI HỘI NHÀ VĂN CÔNG NHÂN
Điện thoại liên hệ: 0913 269 931 - 0855 890 003 
Email liên hệ: Nhà văn Cầm Sơn: soncam52@gmail.com 
- Nhà Lý luận Phê bình Vũ Nho:  vunho121@gmail.com 
 
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM VÀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Lê Tuấn Lộc - Chi hội trưởng.
- Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà văn Cầm Sơn - Trưởng Ban Truyền thông
- Cố vấn: Nhà văn, nhà Lý luận Phê bình Văn học - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho.