Nguyễn Đạo Vinh
LÀNG CÒ (Chương 2)
Sáng nay lão Thông đạp xe lên lò ngói của hợp tác xã để làm việc. Nguyên do là hôm nọ, tổ chức lễ truy điệu cho liệt sỹ Cao Xuân Tường xong, tất cả kéo nhau về ủy ban để rút kinh nghiệm. Đồng chí huyện đội trưởng phê bình lãnh đạo xã không quan tâm tới chính sách hậu phương quân đội, làm việc quan liêu, vẫn để cho vợ và con liệt sĩ, ở căn nhà lụp xụp, dột nát. Ông yêu cầu, trước mắt phải bán chịu một số ngói cho gia đình. Ông nói giả sử trận cuồng phong sáng nay, cuốn mất ngôi nhà, hoặc làm đổ sập thì vợ con liệt sỹ ở đâu? Làm lễ truy điệu đồng chí mình ở chỗ nào? Chính vì lẽ đó mà ủy ban đã họp và đi đến quyết định, ưu tiên cho gia đình bà Tường được mua chịu tám trăm viên ngói để lợp nhà.
Cầm giấy giới thiệu của xã về nhà, lão Thông mở ra xem, thấy con số tám trăm nằm cách khá xa hàng chữ in, lão liền lấy bút ghi thêm con số một vào đằng trước. Nghiễm nhiên lão có được nghìn ngói về lợp chuồng lợn. Nếu không lợp bán lại cho người khác cũng kiếm được món kha khá. Lão vừa đi vừa nghĩ lại việc mình làm tối qua. Lão chỉ gẩy nhẹ móng tay, đã thu được số tiền chênh lệch từ việc bán ngói, bằng thu nhập, của một gia đình, có năm lao động khỏe làm trong một năm. Lão nở nụ cười đắc ý, bỗng đằng sau có tiếng còi xe máy.
Lão quàng hai tay ra sau vai, nhấc bổng chiếc xe đạp lên, ngồi vào phía sau. Tu phóng xe vù vù, gió tạt vào người, vào mặt cứ mát lạnh.
Xe đỗ lại trước cửa nhà Tu. Lão để chiếc xe đạp sang bên gốc cây, quay ra ngắm, tay sờ sờ vào yên. Chiếc xe của Tu là xe mô kích sơn màu xanh lơ, trông rất dịu mắt nước mạ còn bóng loáng.
Mẹ Tu năm nay mới ngoài năm mươi, lưng còng gập, đang dê dê xảo bèo vào bếp để nấu cám lợn, nhìn thấy lão Thông bà cất lời chào:
Tu rót nước ra mời lão Thông rồi nói:
- Bố cháu dạo này bận, ít về nhà lắm.
Chiếc xe mà Tu hứa cho ông Thông, là xe đạp Diamant mới tinh bóng loáng. Lão Thông cầm bàn đạp quay, tiếng líp kêu ro ro. Ra bàn uống nước, lão nói:
- Có cái con bé này xinh và ngoan chưa từng thấy. Tao ướm để dành cho thằng Lâm em mày nhưng khốn nỗi, thằng Lâm năm nay mới mười ba, mà con bé ấy đã mười bảy. Nó thon thon mình trắm, khỏe như voi.
Lão cầm mũ lá theo ra. Chiếc xe phóng thẳng đến phố huyện rồi đỗ trước hàng bún chó.
Lão Thông vuốt theo :
Tu gọi đĩa chả, rỉ tai chủ quán lấy cho chai rượu, rót ra hai cốc. Gắp mấy miếng chả bỏ vào bát lão Thông, rồi cặp díp ba miếng nhúng vào bát mắm tôm, Tu nhồm nhoàm nhai.
Hai bác cháu đánh chén một bữa tơi bời rồi lên xe. Về đến nhà, Tu pha hai cốc nước chanh, vừa đưa cốc nước cho lão Thông Tu vừa nói:
Hàng của cháu đi đường biển, mấy hôm nữa mới về. Nếu bán cho con buôn cũng được vài ba trăm cây vàng. Lão Thông nghe xong tròn mắt ngạc nhiên hỏi:
Nói xong Tu đi vào đem ra hộp kẹo đưa cho ông Thông:
Tu vừa nói vừa đi. Lão Thông cũng theo ra. Chiếc xe lao đi.
Thông vào nhà nằm ệch xuống giường, ngủ một giấc tít mít cho tới bốn giờ chiều. Cơm tối xong đã hơn bảy giờ, lão ngâm que tăm đi sang nhà ông bà Hoàn, thấy hai ông bà đang ngồi uống nước. Lão giở giọng nhã nhặn:
- Khiếp chưa tình tứ đến thế là cùng, khách vào đến nơi mà chẳng biết.
Bà Hoàn vội đứng lên đon đả:
Vợ ông Hoàn nhanh mồm đáp lại:
Bà Hoàn nghe xong mừng quá rối rít:
Bà Hoàn vừa dứt lời, ông Hoàn đế tiếp:
- Giờ người khôn của khó, có tiền cũng chẳng mua nổi. Thế ông ấy định lấy bao nhiêu ?
Bà Hoàn đưa lão Thông ra tận cổng, còn đứng nói tiếp chuyện gì, lúc lâu sau bà mới đi vào nhà. Vừa đến bậu cửa bà láu táu:
-Tôi xem cái đám ý được đấy ông ạ!
Ông Hoàn sẵng giọng:
- Cái thằng bố nó đểu lắm, kể cả cái lão Thông này có ra gì. Chỗ ngói nói là của bạn, nhưng theo tôi, nó bớt xén tiêu chuẩn của ai để kiếm chác. Tôi còn lạ gì cái loại người ấy.
Nói xong ông đi ra giường nằm.
Bà Hoàn cứ đi ra đi vào, hết đứng lại ngồi, bây giờ đã hơn mười giờ mà Cúc vẫn chưa về. Ngồi chờ lâu, trời lại giá, bà vào giường đắp chăn nhưng vẫn để ý xem có động tĩnh gì không. Chiếc đồng hồ bên nhà ông Quy đã điểm mười một giờ, vẫn chưa thấy bóng dáng con đâu. Bà gạt chăn vùng dậy đi ra ngoài, định bụng nếu Cúc về, bà sẽ phang cho một trận. Càng ngồi chờ, càng biệt tích. Cái bực nó đã dâng lên đến đỉnh điểm. Không kìm được, bà xồng xộc chạy ra cổng rồi lại ra đường để ngóng, ngóng mãi mà cũng chẳng thấy tăm hơi con. Bà điên tiết chửi đổng:
Có lẽ vì nói ra được, lại thêm ngoài trời buốt giá, cơn bốc hỏa của bà đã vơi đi phần nào. Bà nghĩ đến lời lão Thông dặn ở cổng trước khi ra về. “Bà nhớ, chớ có được cáu giận, phải mềm dẻo để đưa nó vào. Sáng mai là phiên chợ bà giả vờ ra mua gì ở đó, bảo nó đi theo. Tôi đứng ở cửa nhà thằng Tu, thấy bà tôi sẽ cùng nó đi ra. Ta cứ vờ như vô tình gặp, rồi mời bà và con Cúc vào, để nó nhìn thấy rõ của nả, cho chúng tiếp chuyện nhau”. Nghĩ tới đây bà Hoàn lại đi vào nằm, trong đầu nghĩ ra một mẹo. Ừ đúng rồi, mai ra chợ mua ít khoai, sắn, giả vờ đau lưng không gánh được bảo nó đi gánh hộ, được cả hai việc. Bà mỉm cười một mình, yên tâm nằm chờ con. Mười hai giờ hơn Cúc mới về, bà nhẹ nhàng bảo:
-Thóc của nhà chị đấy hả ? Giỏi lắm công điểm, thóc phân, tất tật may ra được già hai tạ, còn đâu nộp cho hợp tác. Nay mai còn phải đong nhiều khoai sắn độn vào, không thì đói dã họng, cô cứ tưởng bở.
Nghe mẹ nói xong, Cúc vào buồng nằm xuống nghĩ về chuyện của hai đứa. Vừa mới đây thôi anh vòng tay xiết cô vào lòng. Anh trao những nụ hôn cuồng nhiệt say đắm, làm cho tâm hồn cô xao xuyến rung động . Ước gì mình có được đôi cánh để bay đến, nằm cạnh anh trong lúc này, cô lại tự nhủ với mình sao cứ nghĩ vớ vẩn thế. Rồi lại nghĩ đến lúc, mẹ anh kéo mình ngồi vào lòng bà, mình cảm thấy trong bà có một cái gì đó, gần gũi, thân thương trìu mến biết bao. Giả sử mình cứ hờn dỗi không cho anh đi, liệu anh có nghe không, hay anh lại chê, lại khinh mình. Hoặc giả sử khi anh vào trận lại bị hi sinh như hàng trăm, hàng nghìn người khác thì sao? Và còn không biết còn bao nhiêu cái giả sử khác nữa. Cúc chìm vào giấc ngủ đem theo những hi vọng, khao khát, và suy tư.
Tiếng mẹ Cúc ở ngoài dội vào làm cô bừng tỉnh, cô ngồi dậy xỏ chân vào đôi guốc, ra đến cửa vớ cái lược chải đầu, vuốt nhẹ đuôi tóc dài chấm gối. Mùi bồ kết, lá sả, xực lên thơm phức, thảo nào tối qua anh cứ ôm mình cúi đầu xuống, hít hít mãi.
Cúc cắp chiếc nón, quẩy đôi quang thúng lên vai đi theo mẹ. Tới cổng chợ bỗng nghe có tiếng người hỏi:
Mẹ Cúc liền quay sang trả lời:
Cúc ngước nhìn. Đứng gần lão Thông là một thanh niên khoảng hai mươi, hai mốt, dáng to cao, da trắng mịn, anh ta lễ phép cúi chào:
Trong lúc bà Hoàn và lão Thông đứng nói chuyện với nhau, thì Tu mắt cứ tròng trọc nhìn vào Cúc. Cúc thấy xấu hổ vội quay mặt đi.
Mẹ Cúc đảo mắt nhìn quanh rồi quay lại bảo Cúc:
Vừa nói bà vừa kéo tay Cúc, cô miễn cưỡng đi theo.
Vào tới sân, Cúc dừng lại. Tu pha ấm nước xong liền chạy ra, mời Cúc vào. Vừa đi Tu vừa nói:
Mẹ Tu gương mặt hiền lành, nhưng có vẻ đồn độn. Bà chào mẹ Cúc và lão Thông, rồi vỗ vỗ vào vai Cúc:
Nghe lão Thông nói, Cúc hơi chột dạ, nhỡ sự việc xảy ra như thế thật thì …
Nghĩ mình lỡ lời, bà liền dừng câu nói, mặt thoáng đỏ. Tu thấy vậy vội nói cốt để lấy lòng:
Vừa nói Tu vừa dúi thanh kẹo vào tay mẹ Cúc, và Cúc. Bà Hoàn nể lòng và cũng là muốn chữa câu lỡ mồm ban nãy, liền bóc ăn rồi tấm tắc khen:
Từ lúc ngồi xuống ghế, Cúc cứ cúi mặt nhìn xuống, đến khi Tu dúi thanh kẹo vào tay, cô mới giật mình ngẩng lên. Bỏ chiếc kẹo vào hộp cô, giục:
Bà Hoàn nghe con nói vậy, đứng lên xin phép đi ra chợ và không quên mời Tu lại chơi. Tu cũng đứng dậy nói:
Tiễn hai mẹ con ra tận cổng, Tu cứ đứng nhìn theo Cúc, mãi tới khi Cúc đã lẫn vào đám đông Tu mới quay vào nhà. Vừa đến đầu hè, lão Thông đã hỏi:
Biết là ông Thông nói móc để moi, Tu liền bảo:
Lão cười tít mắt, rồi gạ Tu:
Nghe giọng có ý mơi, Tu không được hài lòng lắm, nhưng lại nghĩ. Thôi đành vì việc lớn phải són cho lão tí. Tu bảo:
Tu ra chợ nhưng không vào mua ngay, mắt cứ đảo quanh để tìm Cúc. Kia rồi nàng đang đứng xoay lung về phía mình, tấm thân nõn nà, thon thả, tóc dài chấm khoeo. Tu thầm nghĩ, tối nay, tối nay em sẽ nằm gọn trong tay anh. Ngẩn ngơ, ngơ ngẩn mãi, cho đến khi Cúc quảy đôi thúng đi khuất.
Tu vào hàng mua linh tinh một bọc rồi về, thấy lão Thông đang nằm ngáy o o. Hộp socola hết nhẵn, tiếc đứt ruột nhưng Tu vẫn phải lặng thinh. Đứng ngẫm nghĩ một lát Tu chép miệng: “Thôi đành gọi lão dậy cho lão liếm xong tống lão về cho rảnh mắt”. Tu vỗ vỗ vào người, lão Thông bừng tỉnh:
Tu trả lời cộc lốc, rồi với tay lấy chai rượu dưới gầm bàn, rót ra hai chén.
Lão nói xong dốc ngược cốc “ực”, lão nói tiếp. Ông Hoàn bố con Cúc bị đau ngực do thằng tây tra tấn thời trước, mày xem có loại thuốc bổ nào tốt đem sang cho ông ấy một ít, làm lễ ra mắt. Gắp miếng dồi to bỏ vào mồm lão nói tiếp:
Lão xoạc đũa cặp ba miếng lòng đưa lên mồm. Tu miễn cưỡng rót thêm rượu cho lão Thông rồi hỏi:
- Có ông Hoàn biết thì ngồi tù mẹ nó rồi. À, à, mấy hôm sau chả biết ai nói cho lão Tường, bố thằng Thăng bây giờ, ông ta yêu cầu bọn tao phải kiểm điểm và nói là chỉ huy gì mà hèn nhát bỏ chạy. Có hai khẩu súng cũng vác đi, còn lấy gì mà chống giặc. Ông ấy đòi đưa bọn tao ra xét xử. Nhưng mà mày biết không, bố nuôi tao làm thôn đội trưởng, ông ta chỉ là thôn đội phó. Mấy hôm sau tao với bố mày, bàn cách thịt thì ông ta chuồn mất. Biệt tăm, biệt tích, mãi giải phóng năm tư mới về. Cái thằng Thăng chắc chẳng phải con ông ta.
(Mời xem tiếp chương 3 ở kỳ sau)
N.Đ.V
Người gửi / điện thoại