Lời BBT: BCH Chi hội Nhà văn Công nhân xin công bố bản dự thảo “Quy chế hoạt động” đến tất cả các nhà văn thành viên sinh hoạt trong Chi hội. Rất mong được các nhà văn đọc kỹ và có ý kiến đóng góp: cắt xén, bổ sung, sửa đổi để bản Quy chế hoạt động được đầy đủ, hoàn thiện hơn làm cơ sở pháp lý để mọi người cùng nhau thực hiện.
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI HỘI NHÀ VĂN CÔNG NHÂN
Hội Nhà văn Việt Nam (Dự thảo)
Chương I: Tên gọi - Tôn chỉ - Nguyên tắc và phạm vi hoạt động
Điều 1: Tên gọi
Tên gọi: Chi hội Nhà văn Công nhân - Hội Nhà văn Việt Nam
Tên viết tắt: CHNVCN
Địa chỉ: Số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Chi hội Nhà văn Công nhân có sử dụng con dấu và Tài khoản giao dịch riêng
Điều 2: Tôn chỉ - Mục đích - Nguyên tắc và phạm vi hoạt động
- Tôn chỉ hoạt động: Chi hội Nhà văn Công nhân là một tổ chức Chính trị nghề nghiệp, chịu sự lãnh đạo tuyệt đối của Hội nhà văn Việt Nam. Được tập hợp bởi các Nhà văn, Nhà thơ, các Nhà phê bình lý luận, các Nhà văn dịch giả. Tôn chỉ hoạt động hoàn toàn theo sự chỉ đạo của HNVVN (Điều II. Chương I của Điều lệ).
- Mục đích hoạt động: Là nơi gặp gỡ, trao đổi về chuyên môn giữa các Nhà văn, tổ chức các chuyến đi thực tế sáng tác tại các Khu công nghiệp, các Tập đoàn kinh tế lớn, tổ chức các Trại viết tập trung về đề tài Công nhân và người lao động. Phát hiện, bồi dưỡng những cây viết trẻ viết về Văn học Công nhân và người lao động để giới thiệu cho BCH Hội mhà văn VN.
- Nguyên tắc hoạt động: Chi hội Nhà văn công nhân hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản, là tập thể có tổ chức và tinh thần trách nhiệm. Tuân thủ luật pháp của nhà nước Việt Nam, tuân thủ điều lệ, quy chế hoạt động của Hội Nhà văn Việt Nam cũng như quy chế hoạt động của Chi hội khi đã thống nhất và ban hành (Điều V. Chương I của Điều lệ).
- Phạm vi hoạt động: Chi hội NVCN có phạm vi hoạt động trong cả nước về lĩnh vực Văn học, Nghệ thuật. Có quan hệ hợp tác, trao đổi nghề nghiệp với các Chi hội NVVN tại các tỉnh, các Hội VHNT địa phương. Phát triển các Hội viên cho Chi hội tại các địa phương theo quy định (phần Hội viên trong quy chế này).
Chương II: Hội viên
Điều 3: Tiêu chuẩn và điều kiện chung là Hội viên
Chi hội NVCN là đơn vị trực thuộc Hội Nhà văn Việt Nam, mọi tiêu chuẩn và điều kiện của hội viên sinh hoạt trong Chi hội tuân thủ theo tiêu chuẩn và điều kiện trong Điều lệ của Hội NVVN (Chương III, Điều 8). Song do tính đặc thù trong hoạt động Văn học, Nghệ thuật, Quy chế của Chi hội NVCN bổ sung một số điều kiện và các dạng Hội viên của Chi hội như sau:
- Hội viên theo Điều lệ của HNVVN (hội viên chính thức): Là hội viên HNVVN theo Điều lệ. Có bổ sung các điều kiện và yêu cầu sau:
- Các Nhà văn có viết về dòng Văn học Công nhân và người lao động
- Có sức khỏe và các điều kiện để hoạt động( đi thực tế tại các Hầm lò, các Công trường Xây dựng, Nhà máy...vv ).
- Phải là hội viên HNVVN.
- Có đóng góp về tinh thần, vật chất với Chi hội.
- Ưu tiên các hội viên đang sống và viết tại các Vùng mỏ, Khu Công nghiệp, các Tập đoàn kinh tế
Là công dân Việt Nam, là những người có đóng góp đặc biệt với Chi hội (là Chủ tịch, nguyên Chủ tịch Hội NVVN, các Hội viên là nguyên Chủ tịch, nguyên P. Chủ tịch Tổng liên đoàn LĐVN. Chủ tịch HĐQT Doanh nghiệp hoặc các Tập đoàn kinh tế, các nguyên Chủ tịch HĐQT, nguyên TGĐ các Tập đoàn kinh tế trong phạm vi cả nước.
Là hội viên các Hội Văn học Nghệ thuật địa phương, có Tác phẩm viết về dòng Văn học Công nhân và người lao động. Có khả năng để tham gia và trở thành hội viên Hội NVVN. Đặc biệt là có đóng góp với Chi hội về tinh thần và vật chất
Điều 4: Quyền của Hội viên
Quyền của hội viên trong Chi hội được thực hiện theo Điều lệ của Hội NVVN (gồm 8 mục, Điều 9, Chương III trong Điều lệ), ngoài ra, Quy chế của Chi hội bổ sung thêm quyền của các hội viên Chi hội như sau:
- Tôn vinh các Nhà văn viết nhiều, có ảnh hưởng tốt trong xã hội về đề tài Công nhân và người lao động.
- Tôn vinh các hội viên danh dự.
- Tôn vinh các Nhà văn, các hội viên có nhiều công lao, đóng góp với Chi hội Nhà văn Công nhân.
Nội dung cụ thể về công tác: Tôn vinh các Nhà văn, Hội viên theo nghi thức Tôn vinh một lần, hoặc Tôn vinh trọn đời sẽ có hướng dẫn chi tiết sau
Điều 5: Nghĩa vụ của Hội viên
Nghĩa vụ của hội viên trong Chi hội NVCN tuân thủ điều 10 Chương III trong Điều lệ của Hội NVVN (6 mục), có bổ sung để phù hợp với Quy chế hoạt động của Chi hội như sau:
Các hoạt động sáng tác, nghiên cứu, phê bình hoặc các Tác phẩm văn học dịch từ nước ngoài, phải có nội dung viết về đề tài Văn học Công nhân và người lao động.
Các hội viên trong Chi hội có nghĩa vụ thực hiện như trong phần bổ sung của Điều 4: Quyền của hội viên, mục Tôn vinh các Nhà văn viết nhiều về đề tài Văn học Công nhân (nghĩa vụ đóng góp, xây dựng quỹ Tôn vinh các Nhà văn viết nhiều về đề tài Văn học Công nhân).
Điều 6: Thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên, thủ tục rời Chi hội
Thực hiện theo Điều 11. Chương III. Điều lệ của Hội NVVN, riêng mục 2 có bổ sung như sau: Các Nhà văn sau khi đã có nguyện vọng và làm thủ tục kết nạp. BCH Chi hội sẽ xin ý kiến Chủ tịch Hội NVVN trước khi thực hiện lễ kết nạp.
Chương III: Tổ chức của Chi hội
Điều 7: Đại hội Chi hội
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Chi hội là Đại hội Chi hội nhiệm kỳ hoặc bất thường, được tổ chức theo nhiệm kỳ Đại hội toàn quốc của Hội NVVN 5 năm một lần.
Đại hội Chi hội bất thường được triệu tập khi ít nhất 1/2 tổng số ủy viên BCH và 1/2 tổng số hội viên của Chi hội yêu cầu
Nội dung chủ yếu quyết định tại Đại hội Chi hội
- Kiểm tra tư cách đại biểu
- Thảo luận và thông qua báo cáo của BCH Chi hội
- Thảo luận nội dung liên quan tới hoạt động VH của Chi hội
- Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động của Chi hội trong nhiệm kỳ tới
đ. Thảo luận và thông qua Quy chế (sửa đổi, bổ sung)
- Bầu BCH Chi hội
- Thông qua Nghi quyết Đại hội Chi hội
Điều 8: Thể thức bầu, bãi miễn đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc
- Các ĐB dự Đại hội toàn quốc là đại biểu chính thức được bầu từ Đại hội cơ sở. Mỗi HV chỉ được tham dự ở một Đại hội cơ sở, nơi HV đó sinh hoạt và có quyền ứng cử và đề cử
- Đại biểu đương nhiên gồm các UVBCH Chi hội đương nhiệm
- Số lượng đại biểu chính thức, dự khuyết được phân bổ cho các cơ sở theo tỷ lệ chung do BCHHNV Việt Nam quyết định
Trường hợp Đại hội toàn thể, BCH Chi hội có thể báo cáo BCH HNV Việt Nam đề nghị không triệu tập những hội viên vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật hoặc đang bị điều tra... mặc dù chưa có QĐ đình chỉ sinh hoạt Hội theo đề nghị của BKT
Điều 9: Ban chấp hành Chi hội
- BCH Chi hội do Đại hội Chi hội bầu trong số các Hội viên của Chi hội, cơ cấu, tiêu chuẩn các UVBCH do Đại hội Chi hội quyết định. Nhiệm kỳ của BCH cùng với nhiệm kỳ của Đại hội Chi hội
- Nhiệm vụ, quyền hạn của BCH
- Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Chi hội. Lãnh đạo mọi hoạt động của Chi hội giữa hai kỳ Đại hội
- Chuẩn bị và quyết định triệu tập Đại hội
- Quyết định chương trình công tác của Chi hội hàng năm, tháng, quý
- Quyết định cơ cấu bộ máy tổ chức, hoạt động của Chi hội. Sử dụng, quản lý tài chính của Chi hội. Quản lý sử dụng con dấu của Chi hội phù hợp với quy chế và đúng Pháp luật.
đ. Bầu, miễn nhiệm Chi hội trưởng, các UVBCH Chi hội. Bầu bổ sung các UVBCH. Số UVBCH bầu bổ sung không vượt quá 1/3 so với số lượng UVBCH đã được Đại hội quyết định.
- Nguyên tắc hoạt động của BCH:
- BCH hoạt động theo Quy chế hoạt động của Chi hội Nhà văn Công nhân, đã được Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho phép.
- BCH mỗi năm họp 3 lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của các công tác về Văn học tại các địa phương, hoặc Chi hội trưởng triệu tập
- Các cuộc họp của BCH được coi là hợp lệ khi có trên 1/2 số UVBCH dự họp. BCH có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín trong các quyết định của mình.
- Các nghị quyết, quyết định của BCH được thông qua khi có trên 1/2 tổng số UVBCH dự họp tán thành.
Điều 10: Chi hội trưởng, các UV
- Chi hội trưởng: Là người đại diện pháp nhân của Chi hội trước Chủ tịch Hội NVVN và Pháp luật. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội và Pháp luật về mọi hoạt động của Chi hội. Chi hội trưởng do các UV BCH và Đại hội bầu.
- Trong nhiệm kỳ, việc bãi miễn Chi hội trưởng phải được quá bán số UVBCH tán thành bằng phiếu kín. BCH bầu Chi hội trưởng ngay trong số UVBCH. Người trúng cử phải được quá bán số phiếu hợp lệ.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Chi hôi trưởng:
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy chế hoạt động của Chi hội đã được Chủ tịch Hội chấp thuận, chịu trách nhiệm toàn diện trước Hội Nhà văn Việt Nam. Cơ quan quản lý NN về lĩnh vực hoạt động chính của Chi hội.
- Chủ trì các phiên họp của BCH Chi hội, thay mặt BCH ký các văn bản của Chi hội. Khi Chi hội trưởng vắng mặt, việc chỉ đạo hoạt động của Chi hội phải được ủy quyền bằng văn bản cho một UVBCH để hoạt động được liên tục.
- UVBCH Chi hội: Do Đại hội không bầu cấp phó, cho nên Chi hội trưởng sẽ phân công công tác cho các UVBCH. Các UV được phân công cũng phải thực hiện đúng theo quy chế và Pháp luật của NN.
Chương IV: Tài chính
Điều 11: Tài chính của Chi hội
- Nguồn thu của Chi hội:
- Thu từ các hoạt động của Chi hội về công tác Văn học, theo quy định của Pháp luật.
- Tiền tài trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của Pháp luật. Kể cả tiền ủng hộ của các Hội viên chính thức, Hội viên danh dự và Hội viên tán trợ của Chi hội
- Hỗ trợ của Nhà nước (kể cả các đia phương, các Tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, Hội VHNT địa phương....) gắn với các nhiệm vụ được giao, cùng các khoản thu hợp pháp khác.
- Các khoản chi của Chi hội:
- Chi hoạt động để thực hiện nhiệm vụ của Chi hội.
- Chi khen thưởng cho các chương trình Tôn vinh các Nhà văn cao tuổi, có cống hiến nhiều năm, viết nhiều Tác phẩm cho Dòng Văn học Công nhân và người lao động.
Chương V: Khen thưởng, kỷ luật
Điều 12: Khen thưởng
Ngoài các tiêu chí khen thưởng tuân thủ theo điều 24 Điều lệ Hội Nhà văn Việt Nam, trong quy chế của Chi hội Nhà văn Công nhân sẽ tổ chức tôn vinh các Nhà văn cao tuổi, có nhiều Tác phẩm viết về đề tài Công nhân và người lao động có ảnh hưởng tốt trong quảng đại quần chúng xã hội.
- Tôn vinh một lần
- Tôn vinh trọn đời
- BCH Chi hội sẽ có quy định cụ thể về hình thức, tiêu chí tôn vinh, thẩm quyền và mọi thủ tục liên quan khác, phù hợp với điều lệ của Hội và quy định của Pháp luật
Điều 13: Kỷ luật
Tuân chỉ điều 25 trong Điều lệ HNVVN.
Chương VI: Điều khoản thi hành
Điều 14: Sửa đổi, bổ sung quy chế của Chi hội
- Chỉ có Đại hội Chi hôi mới có quyền sửa đổi bổ sung quy chế này.
- Việc sửa đổi, bổ sung quy chế quá 1/2 số đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội tán thành và Chủ tịch HNVVN phê duyệt mới có hiệu lực thi hành.
Điều 15: Hiệu lực thực hiện
- Quy chế hoạt động của Chi hội NVCN gồm 6 chương, 15 điều đã được Đại hội đại biểu Chi hội NVCN thông qua ngày tháng 08 năm 2022 và có hiệu lực theo Quyết định của Chủ tịch HNVVN.
- Căn cứ vào các quy định của Pháp luật, BCH Chi hội Nhà văn Công nhân có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quy chế này./.
BAN DỰ THẢO