Điện thoại: 0913 269 931 - Zalo: 0964 131 807 - Email: soncam52@gmail.com.
1234
2345
4567
3456
5678
Chào mừng bạn đã đến với trang Điện tử "Văn nghệ Công nhân" của Chi Hội Nhà văn Công nhân thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam & Hội Nhà văn Việt Nam.

ĐẤT LÀNH

Dương Thiên Lý

 

ĐẤT LÀNH CHIM XÂY TỔ (Truyện ký)

 

Người khách cùng đi trên một chuyến xe từ Bình Phước về Hà Tây là một người phụ nữ có nước da trắng hồng khỏe mạnh. Chị có khuôn mặt trái xoan, đôi mắt vầng đen nhánh phúc hồng. Chị năm nay độ khoảng tuổi 60. Anh thấy than thiện muốn làm quen:

  • Chị về đâu?
  • Em về Hà Tây.

Người đàn bà vui vẻ trả lời, rồi tâm sự: Tên tôi là Lan Phương ở tại Quốc Oai- Hà Tây quê lụa đó là quê chồng, còn quê tôi ở mãi tận Hà Tĩnh. Nhanh thật, vừa mới hôm nào về làm dâu miền Bắc- Hà Tây, thế mà bây giờ đã gần 42 năm rồi đấy nhỉ. Ngày ấy chiến tranh vào chiến dịch ngày 9 tháng 6 năm 1965. Anh đánh trận Đồng Xoài rực lửa chiến công. Bộ đội ta đồng loạt tiến công làm cho tớ lẫn thầy, Mỹ lẫn ngụy. Chi khu Đôn Luân bất khả xâm phạm, chui rúc tại Bông Keng chịu trận.

Tôi ngắt lời xin lỗi anh.

  • Dạ năm nay anh độ mấy mươi tuổi rồi để xưng hô ạ!
  • Dạ. Anh trả lời.
  • Năm nay tôi đã gần xấp xỉ tuổi bảy mươi ạ!
  • Vậy thì bây giờ hai chúng ta cùng một ngành, một chí hướng của tuổi trẻ rồi đấy, anh nhỉ. Chúng ta ôn lại một chút về chặng đường lịch sử chiến tranh ác liệt anh nhé. Chúng tôi nên vợ chồng là cũng vì trận đánh ở từ 22 giờ 48 phút ngày 10 tháng 6 năm 1965, quân và dân làm chủ hoàn toàn trận địa. Hàng chục cố vấn Mỹ, hàng trăm lính đánh thuê thôi hít thở khí trờiscreenshot_1872

Em lúc đó là nữ quân y của một trạm phẫu thuật. Chồng em lúc bấy giờ bị thương rất nặng, đưa vào trạm của em và phải cưa mất một chân. Ca phẫu thuật lúc đó thương anh quá vì không có một tí thuốc gây mê, gây tê gì cả. Anh đã cắn răng chịu đựng những cơn đau để cho chúng em cắt bỏ những thớ thịt, mảnh da còn lủng lẳng bê bết dính đầy cát bụi. Nhìn anh nằm đau đớn quá. Máu cứ rỉ ra đầm đìa cả băng ca.

Tôi tò mò hỏi:

  • Thương binh nặng như thế. Bây giờ cuộc sống của anhh chị như thế nào rồi? Chị Lan Phương cười rất tươi và hiền hậu lắm.

Dạ vâng. Anh hỏi em xin mời anh trong dịp này anh có thể bớt chút thời gian cùng về với em thăm đồng đội thương binh nặng đã làm được gì cho một xã hội tràn đầy hội nhập cuộc sống mới này không anh nhé.

Anh lại hỏi tiếp lời:

  • Có lẽ cuộc sống của anh chị vừa mới thành công được một công trình gì trong cuộc sống phải không chị. Tôi thấy hiện lên sự phấn khích mỹ mãn trên gương mặt của chị đó

Chị lại nói:

- Đúng vậy đó anh. Gia đình chúng tôi vừa mới khánh thành một biệt thự bốn tầng lầu và được nâng cấp lên trên một khu công viên rộng 1600m2. Trong đó có hồ nuôi cá, bồn hoa mi ni được trang trí như một bức tranh đầy hương vị ngọt ngào. Tất cả được khép kín và đầy đủ tiện nghi thoáng và mát. Hai đứa con của chúng em đều tốt nghiệp đại học, có công ăn việc làm ổn định. Trong nhà nghĩ về thời điểm của chúng mình ngày ấy thì gia đình em đã hơn một chi bộ Đảng rồi đó anh. Anh nên ghé về thăm gia đình em một chuyến với cùng em có được không anh.

Nghe câu hỏi, em nói giọng Hà Tĩnh. Mà nay em ở Bình Phước còn anh thì anh ở Bình Dương. Cách em một quãng đường mà thôi. Thế anh sẽ về. Nhất định anh sẽ về. Chị nhắc lại.

- Không biết thế nào. Có một điều gì đó. Tự nhiên trong đáy lòng của anh rất tò mò muốn tìm hiểu về hoàn cảnh người đàn bà đồng hành trên chuyến tàu và nhận lời đến thăm nhà chị. Chiều Tây Nguyên mặt trời như muốn tụt xuống nhanh hơn ở đồng bằng và càng nhanh hơn ở thành phố. Mới có 4 giờ chiều mà những bóng cây bạch đàn, cây cao su, cây điều đã nằm ngả bên ven đường. Ánh nắng nhàn nhạt thâm đen rũ xuống khuất dần bên những tán cây, ngỡ như đã tối về đêm lắm rồi.

Mới tới cổng tôi đã thấy đẹp quyến rũ vô cùng. Với một ngôi nhà cao tầng lộng lẫy, lợp bằng thứ ngói màu hồng mát rượi, cộng với một khung cảnh vườn cây, ao cá nằm trong một công viên xung quanh hai hàng dừa xanh tỏa bóng mát. Tôi nói đùa chị:

- Thế mà gái Hà Tĩnh ngày ấy chẳng biết nghe ai mà cũng hay chê con trai Hà Tây quê lụa đấy. “Cho em xin lọ nước mắm” kia mà.

Chị cười như để thú nhận:

- Ấy là chuyện tếu cho vui của ngày xưa đó mà anh.

- Thú thật với anh. Hồi đó anh ấy nằm viện, một thương binh nặng như vậy nhưng không biết có một điều kì diệu nào mà chỉ có 5 ngày sau B52 rải thảm trúng vào trạm giải phẫu chúng em, lúc đó em cõng anh thì to khỏe nặng hơn em nhiều, thế mà em cứ cổng được một khúc đường. Anh ngại quá, xuống anh nhảy cò cò, làm sao mà tài thế không biết. Em vừa mang túi bông băng tải thương, vừa cõng dìu anh, mà anh còn nhảy trước em luôn. Cuối cùng bom hết nổ thì anh lại lóc cóc cái nạng gỗ bay về lán trại mới dừng chân. Anh còn ngồi nhìn anh hát mấy câu rất hay mà làm trái tim em rụng về với anh ấy lúc đó luôn. Tôi hỏi câu hát gì mà hay thế? Đúng vậy, em là phận gái mà lúc đó em không thuộc bài hát của quê mình cơ. Đó là một ấn tượng gim chặt trong lòng từ thuở đó. Em nhắc lại cho anh nghe nhé:

“Tôi viết tặng em bài ca lần đầu

Bởi chia xa không nói nên lời

Nhưng điệu lí theo anh về mãi mãi

Anh cứ mơ hoài điệu ví dặn là em.”

Chị nhắc lại 4 câu hát xong thì tôi cũng bước vào đến sân. Người đàn ông trong nhà bước ra bằng chiếc nạng gỗ. Tóc anh đã bạc pha sương, nhưng nước da của anh thì hồng hào tươi trẻ, khỏe mạnh vô cùng. Thấy tôi anh dừng lại rồi reo lên:

- Trời ơi! Nông Đức Hà. Cơn gió nào đưa ông về đây.

Tôi sững sờ nhận ra đó người cùng học của ngày xưa Nông Đức Hậu. Cả đơn vị cứ bảo chúng tôi là hai anh em ruột. Ngày trước anh là đồng chí đồng đội của tôi, nhưng sao lại thế này nhỉ? Ở chiến trường Lộc Ninh tôi nhận được tin anh Nông Đức Hậu đã hi sinh rồi kia mà. Chúng tôi đứng lặng ôm ghì lấy nhau một hồi rất lâu, rồi anh kể lại chuyện khủng khiếp chết đi sống lại mấy lần sau ngày bị thương. Bỗng anh vỗ đùi cười khà khà: Thôi chuyện ấy cho qua. Bây giờ tớ đưa cậu ra tham quan cơ ngơi của gia đình.

screenshot_1873Ngôi nhà 4 tầng lầu đứng uy nghi bên chân một quả đồi thoáng mát. Một bên là nhà máy chế biến hạt điều có 20 công nhân làm việc chẻ hạt điều đóng gói gọn gàng ngăn nắp. Còn một bên anh mở một dịch vụ quán ăn rất lớn nhất nhì của tỉnh Bình Phước. Cửa hàng ăn vừa phục vụ cho công nhân vừa phục vụ cho quan khách khắp nơi về đây ăn uống vệ sinh sạch sẽ thoáng mát hợp lí vừa túi tiền của khách. Phía sau là vườn cây hoa quả đủ các loại, cam, quýt, sầu riêng, măng cụt. Quanh hồ cá được đặt những chiếc ghế đá dưới gốc cây rất thơ mộng. Tôi nhìn vợ chồng Nông Đức Hậu (chủ nhà) tôi thầm ghen tị:

- Đồng đội cũ chắc chả ai được hạnh phúc như cậu mô hè. Có cô vợ đẹp, con gái giỏi giang lại có cả một khoảng trời Tây Nguyên miền Đông giàu có, thoáng mát này. Bọn tớ có mơ cũng chẳng được.

- Hà cười tự tin còn đầy chất lính.

- Phải vượt lên chính mình chớ. Tàn mà phế là vứt. Cậu biết không? Vừa rồi cả vợ chồng tớ được lên huyện dự hội nghị gia đình văn hóa và làm kinh tế giỏi đấy. Bà xã mình còn được lên báo cáo điển hình và được cử đi dự hội nghị của tỉnh. Thế mới oách chứ.

Tôi nhìn Lan Phương để nói như để khích lệ:

- Cứ ngỡ Tây Nguyên miền Đông đất đỏ là nơi đậm màu sốt rét không ai chịu nổi. Ngờ đâu gái Nghệ Tĩnh quê choa giỏi giang ra rứa hè.

Lan Phương cười rất dễ thương:

- Đừng nói rứa anh. Đây mới là nơi “Đất lành chim xây tổ” anh à

chuyện đang vui bỗng Hậu chững lại bảo tôi:

- Ở đây chơi dăm bảy ngày nhé! Ngày mai tớ đưa cậu về thăm lại chiến trường xưa ở ngã tư Đồng Xoài ngay cái đồn Xoài ngày xưa mình phục kích 3 ngày đêm quần nhau với địch 9, 10, 11 năm 1965 cuộc chiến đấu vô cùng cam go và quyết liệt. Rồi ghé qua Lộc Ninh về bản Tà Thiết thăm lại trung ương cục hồi xưa và nay đã thay đổi những gì? Rồi quay về xã Tân Thành thăm cậu con trai tớ đang làm chủ tịch của một xã vùng sâu trong đó.

Tôi tò mò:

- Con trai cậu đã lên chức chủ tịch xã chắc vợ con cũng ở trong ấy.

- Đâu có, cháu tốt nghiệp đại học năm trước thì năm sau tỉnh có đợt thi tuyển chọn một số sinh viên trẻ có năng lực vào làm chủ tịch các xã vùng sâu, vùng xa. Cháu trai của cậu trúng tuyển đấy. Khuyên nó ở lại công tác trong thành phố mà nó không nghe, cứ khăng khăng đi tuyển đấy. Lớp trẻ bây giờ cũng hăng hái chẳng kém gì bọn mình ngày xưa. Hôm hội nghị của tỉnh vừa rồi, vinh dự quá. Mẹ thì được báo cáo điển hình làm kinh tế giỏi, con trai thì được báo cáo điển hình về nghị lực của một cán bộ trẻ trên cương vị là chủ tịch xã. Mình ngồi xem truyền hình trực tiếp vui và hạnh phúc quá. Nước mắt cứ trào ra.

Thấy tôi có vẻ cứ ngồi ngẩn ngơ, đăm chiêu tìm về một cái gì đó. Hậu hạ giọng dịu dàng:

- Cậu sao thế. Nói đến vùng sâu của thị xã, vùng xa cậu ngại không muốn đi à? Vậy thì cứ ở lại đây chơi, tớ sẽ đưa cậu đến những làng xã xây dựng nông thôn mới đang đi lên từng ngày đẹp lắm.

Biết Hậu hiểu lầm ý, tôi nói thật:

- Không phải ngại xa xôi gì đâu. Tôi đang nghĩ về đứa con gái của mình. Nó cũng tốt nghiệp đại học và cũng khăng khăng tình nguyện đòi về Bù Đăng vào tận Sóc, buôn, xã Bù Ló, huyện Bù Đăng để lập nghiệp. Hiện cháu đang làm phó chủ tịch ở một xã thuộc huyện Bù Đăng. Chả biết có cùng khóa với con trai ông không?

Đang nói chuyện thì Hậu có điện thoại, chẳng biết đầu dây bên kia nói gì chỉ thấy cứ ừ…ừ cười vui lắm. Lát sau quay vào Hậu hồ hởi bảo vợ:

- Bà bắt cho tôi con “gà đồi” chọn con nào thật nhiều… “mò” nhé. Mừng anh em tôi tình cờ gặp lại nhau, con trai nó cũng trên đường về rồi đấy.

Ông Hà với ông Hậu đang say mê bên bàn cờ tướng. Ngày còn ở lính hai đứa cũng đã nghiện món… chiếu tướng này. Từ ngoài ngõ tiếng của Lan Phương vọng vào đầy hứng khởi:

- Hai ông nghỉ tay, ra đón thằng Trung con trai nó về đây này. Chưa kịp bỏ mũ bảo hiểm ra, thằng Trung đã niềm nở chào và nói với vào:

- Mẹ ơi! Con dâu tương lai của bố mẹ cũng về đây này.

Thằng Trung đưa bạn gái xuống bếp rửa chân tay, rồi hai đứa nhí nhảnh rủ nhau ra vườn cây bên ao cá. Cô gái níu vai nũng nịu Trung:

- Em về đây “trình diện” với bố mẹ dễ đến 3, 4 lần rồi đó anh à. Anh thì hai lần lỡ hẹn. Chủ nhật tới mà chàng rể tương lai lỡ hẹn nữa là “hai cụ” ở quê sẽ cho anh nghỉ khỏe luôn đấy nhé. Trung âu yếm búng vào má người yêu:

- Hai lần ấy vì bận họp đột xuất anh điện xin lỗi bố rồi cơ mà. Bố còn bảo: Ở nhà có chai rượu thuốc ngon lắm đang chờ hai con về mới khui ra uống đấy nha. Bố vui tính em nhỉ?

Có tiếng gọi của mẹ, hai đứa vội chạy về rồi đưa nhau lên nhà trên. Anh đang loay hoay tìm cách để cứu nước cờ bị ông Hậu chiếu tướng rồi…bí thì bí anh ta lại giật mình có tiếng reo mừng hồ hởi: ơ bố, bố lên đây từ bao giờ vậy hở bố!

Tôi ngẩng lên ngỡ ngàng thấy quá bất ngờ ở cái Dung con gái tôi đang nắm tay thằng Trung đi vào. Mừng quá, mừng đến khóc luôn quá xúc động buông lửng hai câu thơ: “Những nụ cười buồn, những giọt lệ vui” lả chả rơi xuống thềm nhà vui sự sum vầy của hai bố con quá bất ngờ. Chẳng biết trời đất khiến thế nào mà hai bố con tôi lại gặp nhau ở đây nhỉ. Lan Phương ôm lấy cái Tùy Dung nhìn tôi cười rất hiền từ:

“Đất lành chim về làm tổ mà anh”

 D-T-L

 

(C.S)

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 14
Trong ngày: 106
Trong tuần: 908
Lượt truy cập: 460203
BẢN QUYỀN THUỘC CHI HỘI NHÀ VĂN CÔNG NHÂN
Điện thoại liên hệ: 0913 269 931 - 0855 890 003 
Email liên hệ: Nhà văn Cầm Sơn: soncam52@gmail.com 
- Nhà Lý luận Phê bình Vũ Nho:  vunho121@gmail.com 
 
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM VÀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Lê Tuấn Lộc - Chi hội trưởng.
- Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà văn Cầm Sơn - Trưởng Ban Truyền thông
- Đồng BT: Nhà văn, nhà Lý luận Phê bình Văn học - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho.