Nhà sàn của anh Nguyễn Trọng Tạo rất đẹp, khá rộng rãi và khoáng đạt. Không gian vườn um tùm bao quanh, nhiều cây lá xanh tốt. Cây bưởi đẹp và sai trĩu quả nhìn thật thích mắt. Một giàn hoa tím thả lơ thơ cánh phai màu nhớ, nhìn rất chi là lãng mạn.
Sông Mang đó, những con người tài hoa giấu kín dưới những cánh rừng trâm già cỗi, sông Mang đó, giấu những mẹ tôi, chị tôi chờ chồng đi đánh giặc, và cặm cụi với “bãi mồi”, với những chuyến tàu gỗ chậm chậm chạp đi về. Với những lá thư của người lính trận không kịp về tới tay mẹ, tay em gái, tay người yêu người vợ ở làng đảo vì chưa có tàu ra…
Đứng giữa đất trời khoáng đạt, hùng vĩ và huyền ảo của non thiêng đất phật Yên Tử, ta như thấy con người và mây núi hòa vào trong nhau giữa cái mênh mang của tạo hóa làm cho cõi lòng cũng trở nên nhẹ nhõm, yên an như thể giũ bỏ được bụi trần.
Nhấp nhửng đã bao nhiêu lần tìm về “Kỳ cùng một dòng sông” để mãi bốn giờ sáng hôm nay tôi mới lên đường sau những ngày lang thang trên đất “Hà thành”, từ “Thành ốc Cổ Loa”, rồi tha thẩn bên những vườn khế cơm Gia Lâm hay vùng đất sét Bát Tràng...
Khi tạm biệt chúng tôi, ông không quên mời chén rượu “chao mang” theo tập quán của người Mường. Trước lúc nâng ly, ông làm cho tôi sự bất ngờ đến phút chót bằng bài thơ đã viết trong những năm chiến đấu ở chiến trường. Ông nói rằng mình hay viết sau những ngày đêm cùng đồng đội kiên cường đánh giặc. Tranh thủ lúc im tiếng súng hay những khi ém binh hàng tháng để chờ đi chiến dịch mới lại càng nhớ mẹ, nhớ quê núi Hòa Bình da diết.
Đất trời trong bản nơi đây vẫn còn hoang sơ và tĩnh lặng đến vô cùng. Bản làng người La Chí ấy giờ đây hiện lên trong mắt tôi giống như một nơi sống chậm. Một chốn an yên, bình dị và nên thơ nhưng hình như còn ẩn chứa biết bao điều diệu kỳ của cuộc sống. Nó yên ả, êm ái đến nao lòng!
… Những bóng cây cổ thụ cùng tuổi đời của Trung tâm rợp mát, cả những cây thuộc loài hoa như phượng, long não, sữa, đại; cây ăn quả như bưởi, xoài cùng các loài hoa đủ loại như làm “dung hòa”, lấn át đi cái mùi đặc thù ở đây: Mùi chó… Tôi nhớ ngay tới truyện ngắn “Mùi cọp” của nhà văn Quý Thể, rất gần gũi, tương đồng với mùi chó trong văn cảnh này.
Chúng tôi lên Bình Liêu vào ngày mà Bình Liêu đón trận rét đầu tiên, nhiệt độ tại điểm đến chân “sống lưng khủng long” là 8 độ C. Một chuyến đi rất vui vì tất cả nhóm chúng tôi đều vượt qua khoảng hơn 2000 bậc đá, vượt qua mấy đỉnh núi theo con dốc thẳng đứng, để hạnh phúc trào dâng khi chạm vào cột mốc 1305 thiêng liêng của Tổ quốc…
Bây giờ, Mường Xia không mất mà vẫn còn. Hàng năm, vào dịp mùng 10 tháng 3 dương lịch, người Mường Xia và các vùng xung quanh lại đổ về đây làm lễ tri ân Quan Tư Mã Hai Đào, bởi chính nhờ ông, Mường luôn được bình yên, đời sống bà con ngày càng no đủ.
Cứ miên man nhớ, miên man mơ, chẳng mấy chốc mà xe đã đến bến phà Vạn Yên. Chú nhân viên Nhà Phà có vợ và cái hàng quán trên bến vẫn còn nhớ tôi bảo lâu lắm mới lại thấy bác qua đây. Ờ phải, tôi nghỉ hưu có đến gần sáu năm rồi còn gì. Trước khi nghỉ hưu, Phân trường Mộc Sơn có trụ sở đóng tại Nà Mường thuộc Công ty Lâm nghiệp Tam Sơn tôi quản lý đã được Tổng công ty Giấy tách ra thành Công ty riêng. Vậy mà bây giờ chú nhân viên Nhà Phà bảo cái trụ sở ấy đã bàn giao lại cho địa phương thành trụ sở Ủy ban nhân dân xã Nà Mường rồi.