Điện thoại: 0913 269 931 - Zalo: 0964 131 807 - Email: soncam52@gmail.com.
12342345456734565678
Chào mừng bạn đã đến với trang Điện tử "Văn nghệ Công nhân" của Chi Hội Nhà văn Công nhân

TỐNG TRỊNH THỊ NGỰ TRÍCH MÂN TRUNG

Phạm Thức
 
ĐÔI ĐIỀU THẢO LUÂN VỚI DỊCH GIẢ LÊ NGUYỄN LƯU VỀ DỊCH BÀI THƠ "TỐNG TRỊNH THỊ NGỰ TRÍCH MÂN TRUNG" ( 中)

         Tôi có đọc bài “Đọc và ngẫm về thơ của tác giả Hồng Nhu” đăng trên tạp chí Sông Hương, số ra ngày 19/3/2013. Rất tiếc là tác giả Hồng Nhu quá vội vàng đưa ra những ý kiến phê phán tôi về bài Hiểu và dịch bài thơ Đường Khúc Lương Châu của Vương Hàn như thế nào. Giá như tác giả Hồng Nhu đọc kỹ các bài tiếp theo của tôi đăng trên Tạp chí Thơ, tiếp tục bàn về bài Khúc Lương Châu và phê phán Đỗ Trung Lai dịch thơ Đường thì chắc chắn sẽ không có những lời bàn thảo hàm hồ như vậy. Tôi không hiểu Hồng Nhu thông thạo Hán ngữ và trình độ hiểu biết thơ Đường đến đâu? Do đó tôi không thể và không muốn trao đổi trực tiếp. Nhưng qua bài viết của Hồng Nhu ca ngợi thần tượng, coi như thầy của mình là ông Lê Nguyễn Lưu, là một nhà Hán học, nhà thơ, nhà lịch sử văn hoá ở Huế đã "sáng tạo" ra nhiều ý hay trong khi dịch thơ Đường. Tôi rất tiếc là không có trong tay tập "Đường thi tuyển dịch" của Lê Nguyễn Lưu. Nhưng tôi đọc trên mạng thấy ông dịch bài thơ Đường Tống thị ngự trích Mân trung
送鄭侍蘌謫閩中 của 高適. Thôi, hãy phân tích xem Lê Nguyễn Lưu dịch bài thơ trên thì có thể biết được cả tập như thế nào, từ đó có thể thấy thầy thế nào thì trò thế ấy.

送鄭侍禦謫閩中
                 
高适

,tho-duong
.
,
.
,
.
,
.

Phiên âm Hán-Việt:
TỐNG TRỊNH THỊ NGỰ TRÍCH MÂN TRUNG
Cao Thích

Trích khứ quân vô hận,
Mân trung ngã cựu qua.
Đại đô thu nhạn thiếu,
Chỉ thị dạ viên đa.
Đông lộ vân sơn hợp,
Nam thiên chướng lệ hoà.
Tự đương phùng vũ lộ,
Hành hĩ thận phong ba.

Ông Lê Nguyễn Lưu không dịch nghĩa.
(có lẽ vì chưa hiểu tường tận)

Phạm Thức dịch nghĩa:
TIỄN TRỊNH LANG TRUNG BỊ BỔ ĐI MIỀN TRUNG TỈNH PHÚC KIẾN

Bác bị bổ đi (hạ phóng, giáng xuống...) mà không oán giận,
Miền trung Phúc Kiến tôi đã từng qua.
Đã sang thu rồi mà sao tin nhạn từ Kinh đô ít,
Chỉ có nhiều tiếng vượn hú ban đêm mà thôi.
Đằng đông mây, núi quyện vào nhau,
Trời Nam nhiều chướng khí và ôn dịch (cũng hoà vào khung cảnh mây núi trên).
Một mình đội mưa gió và sương sa,
Trên đường đi cẩn thận lắm phong ba, bão táp.

Dịch thơ:
TIỄN TRỊNH LANG TRUNG BỊ BỔ ĐI MIỀN TRUNG TỈNH PHÚC KIẾN
Phạm Thức dịch:

Bác bổ đi không giận,
Đất Mân chẳng lạ lùng.
Tin nhạn Kinh đô ít,
Vượn tối hú đầy thung.
Đằng đông mây núi nhoà,
Trời nam nhiều chướng khí.
Một mình đội gió mưa,
Dọc đường lắm bão bùng.

Lê Nguyễn Lưu dịch:
TIỄN TRỊNH THỊ NGỰ TRÍCH RA ĐẤT MÂN

Biếm trích anh không giận
Đất Mân chẳng lạ lùng
Nhạn thu về chả mấy
Vượn tối hú đầy thung
Đông núi mây man mác
Nam sương khói mịt mùng
Móc mưa rồi gặp gỡ
Sóng gió thuận ung dung

         Hãy xem dịch giả Lê nguyễn Lưu mà Hồng Nhu ca ngợi, xem thầy trò các ông hiểu về nội dung bài thơ, hiểu ý của nhà thơ Cao Thích, tâm trạng của ông Trịnh như thế nào và dịch nó ra sao?

         Câu 1- Đây là bài thơ của nhà thơ Cao Thích
高適 thời nhà Đường tiễn bạn họ Trịnh làm quan trong triều đình bị vua giáng chức bổ đi Mân Trung tức là miền trung tỉnh Phúc Kiến (từ Trường An đi Phúc Kiến khoảng 2000 km). Thị ngự là quan ở trong triều gần vua, gọi chung là Lang trung. Thị là các quan viên ở gần vua, như thị vệ là tướng bảo vệ cạnh vua, thị lang là quan luôn ở cạnh vua...) Trích là bị vua (không dùng ở cạnh mình nữa) giáng chức, bổ đi (hạ phóng xuống, giáng xuống...) nhận chức nhỏ ở nơi xa. Ông Lê Nguyễn Lưu không hiểu nghĩa đích thực của chữ trích là gì nên dịch là "Biếm trích" vừa tối nghĩa vừa khó hiểu và không chuẩn xác.

         Câu 3 - Đại đô thu nhạn thiếu
大都秋雁少: Đại đô là chỉ kinh đô Tràng An. Ông Lưu không hiểu hai chữ đại đô là gì nên bỏ qua không dịch, làm giảm đi rất nhiều ý nghĩa của câu thơ này. Ông Trịnh làm quan ở trong triều, chắc vợ con vẫn còn ở kinh đô Trường An, nên đi xa nhớ vợ con, nhớ bạn bè, nhớ Kinh đô và vẫn có lòng trung quân ái quốc nên vẫn nhớ vua. Do đó ngày đêm mong ngóng thư nhà. Mùa thu nhạn bay về phương nam trú đông rất nhiều. Nhưng nhà thơ lại nói thu nhạn thiếu 秋雁少 nghĩa là nói mùa thu thư nhạn ít, chứ không phải nói mùa thu chim nhạn ít. Do đó tôi dịch là: Tin nhạn Kinh đô ít. Còn dịch như ông Lê Nguyễn Lưu: Nhạn thu về chả mấy là không đúng với ý của nhà thơ nói về tâm trạng của ông Trịnh Lang trung đi xa, không đúng với câu chữ, ngữ nghĩa trong ngữ cảnh của toàn bài thư. Như vậy đã làm mất đi tâm trạng của người bị giáng chức, bị bổ đi xa, nhớ vợ con nhớ bạn bè, nhớ Kinh đô và nhớ vua, đang ngày đêm mong ngóng thư từ Kinh đô gửi tới.

         Câu 5 -  Đông lộ vân sơn hợp
東路雲山合: Đông lộ là đường phía đông hoặc phía đằng đông. Mây núi hợp là mây và núi hoà quyện, nhoè vào nhau, mây núi nhạt nhoà. Tôi dịch là Đằng đông mây núi nhoà. Ông Lê Nguyễn Lưu dịch là Đông núi mây man mác là ông không hiểu và dịch không chính xác.

         Câu 6 - Nam thiên chướng lệ hoà
南天瘴癘和: Chướng là chướng khí, lệ là ôn dịch. Nghĩa là Trời Nam nhiều chướng khí và ôn dịch cũng hoà với cảnh mây núi nhạt nhoà ở câu trên, làm cho nơi này mây núi nhạt nhoà nhiều chướng khí và ôn dịch, khiến cho người mới bị trên giáng chức bổ về nơi đây, cảm thấy đầy ngao ngán! Do đó tôi dịch là: Trời Nam nhiều chướng khí. Nhưng ông Lưu lại dịch là Nam sương khói mịt mùng, ở đây không có chữ sương và chữ khói , sao lai tự tiện bịa thêm sương khói vào? Dịch như vậy thì hết chỗ nói! Ông Lê Nguyễn Lưu không hiểu một tý gì về nghĩa của hai chữ chướng lệ 瘴癘 và ý nghĩa của hai chữ hợp và chữ hoà ở câu 5 và câu 6, chúng có nghĩa gì và làm cầu nối liên hệ giữa câu 5 và cau 6 với nhau như thế nào?

        Câu 7 - Tự đương phùng vũ lộ
自當逢雨露  Nghĩa là Một mình đội mưa gió và sương sa. Chữ tự là một mình. Chữ đương là đảm nhận, gánh vác, đương đầu, đội đầu... Đương phùng 當逢 là đội (gió mưa và sương sa lên dầu). Tôi dịch ngắn là Một mình đội gió mưa. Nhưng ông Lưu lại dịch: Móc mưa rồi gặp gỡ. Ông Lưu chỉ thấy và hiểu mỗ chữ vũ là mưa, còn chữ phùng thì biết và hiểu mỗi nghĩa là gặp gỡ. Còn những nghĩa khác thì ông không hiểu. Các chữ còn lại không hiểu như chữ đương nghĩa là gì nên dịch phứa là Móc mưa rồi gặp gỡ, nghĩa khác hoàn toàn với nghĩa thực của câu đó. Câu này tôi dịch là Một mình đội gió mưa. Ông Trịnh đang trên đường đi rất gian truân, gặp bao nhiêu cảnh chướng khí, ôn dịch, mưa gió, sương sa...để đến nơi xa lạ mà ông không muốn đến, đang trên đường đi đội gió mưa. Ông đã đến nơi đâu mà để mong gặp gỡ nổi gì?

         Câu 8 - Hành hĩ thận phong ba
行矣慎風波  Nghĩa là Trên đường đi hãy cẩn thân lắm phong ba bão táp.  Tôi dịch ngắn là Dọc đường lắm bão bùng. Nhưng ông Lưu lại dịch bịa là Sóng gió thuận ung dung!!! Nghĩa của hai câu khác biệt một trời một vực. Rõ ràng trên đường đi gặp bao cảnh sương gió, chướng khí và dịch bệnh...như vậy thì làm sao thuận ung dung được? Không biết trình độ Hán học của ông Lưu đến đâu mà dịch bừa như vậy? Hồng Nhu lại còn tán thưởng nữa. Ý nghĩa đối lập nhau hoàn toàn! Một đằng thì Dọc đường đi lắm phong ba bão táp, một đằng thì Sóng gió thuận ung dung. Quả thực trình độ Hán học này "hết thuốc chữa rồi"! Chữ hĩ trong ngữ pháp tiếng Hán là thán từ làm nhiệm vụ trợ đông từ, chỉ hành động của động từ đang ở thì tiếp diễn. Hành hĩ 行矣 có thể hiểu đúng nghĩa là đang trên đường đi. Ta thường nói: Đi a, đi a tức là đang đi. Hiểu ngắn gọn là dọc đường, trên đường.         

         Thơ Đường quý ở chỗ giàu tiết tấu, âm điệu, hình ảnh và ý thơ, chứ không phải chỉ cố gò vào vần điệu mà mất hết ý nghĩa, hình ảnh và nhạc điệu thì chẳng có nghĩa lý gì. Nhà thơ Thôi Hiệu
làm bài thơ Đường Hoàng Hạc Lâu 鹤樓 đã phá niêm luật mà vẫn là tuyệt tác để đời. Ông Lưu vì cố gò vào vần điệu mà mất hết ý tứ, làm sai lệch nội dung của bài thơ.

          Như vậy trong bài thơ trên có 8 câu mà có đến 6 câu có lỗi, mà toàn những lỗi nghiêm trọng, ý nghĩa hoàn toàn trái ngược với nguyên tác. Người dịch trình độ thấp kém như vậy thì phận học trò như Hồng Nhu chắc trình độ lại càng thảm hại hơn. Hồng Nhu đã "nói leo" theo người khác và "dịch leo", đã phạm một khuyết điểm cố hữu là "nhai lại" những hạt sạn của tiền nhân đã để lại mà mình không có trình độ nhận biết.

          Hán học và thơ Đường uyên thâm lắm, chỉ hiểu lơ mơ mà dịch bừa, dịch bịa và những người chẳng hiểu tý gì cũng phụ họa tán thưởng như các ông chỉ tổ làm trò cười cho thiên hạ và làm ô nhiễm môi trường văn hóa mà thôi.

         Nhân đây tôi xin nói thêm về dịch thơ Đường như thế nào:

         Cần phải phân biệt rõ 7 kiểu "dịch" thơ: Dịch chuẩn, dịch nghĩa, tạm dịch, phỏng dịch, phóng dịch, dịch leo và dịch bịa. Dịch là phải chuẩn dịch, lột được cái thần, ý tứ, âm điệu, hình ảnh, phải lột tả thấu đáo so với nguyên tác. Tiêu chí, thước do của bản dịch hay dở là phải so với nguyên tác bài thơ.  Chữ trong bài thơ là giấy chứng minh của nhà thơ. Dịch na ná nguyên tác là tạm dịch, phỏng dịch, dịch đi quá xa nguyên tác gọi là phóng dịch. Dịch ăn theo bản dịch của người khác là "dịch leo". Dịch thiếu chữ, thêm chữ, sai nghĩa là dịch bịa. Dịch giả cung cập cho độc giả một bản dịch sai, dịch bịa là đã mắc trọng tội giết chết bài thơ, cung cấp cho người đọc một cái xác, tuy có giống thật, nhưng nó vô hồn hoặc có chút hồn cũng chỉ là hồn Trương Ba da hàng thịt mà thôi.

         Muốn dịch chuẩn và hay một bài thơ Đường phải rất kỳ công và qua các bước sau:
         Một là phải hiểu thấu đáo từng chữ từng câu và nội dung của bài thơ. Hiểu giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật của bài thơ đó.
        Hai là phải hiểu bối cảnh lịch sử, xã hội ra đời của bài thơ. Phải hiểu tác giả về xuất thân, học vấn và phong cách thơ và dụng ý của tác giả trong bài thơ. Phải hiểu bối cảnh và nội tâm của nhân vật trong bài thơ đó...
         Ba là phải học thuộc lòng bài thơ đó. Thậm chí phải biết ngâm vịnh bài thơ Đường đó theo cách của ông cha ta ngày xưa và cả cách ngâm vịnh của người Trung Quốc xưa và nay để lấy cảm hứng.
         Bốn là phải thưởng thức bài thơ đó qua các bộ môn nghệ thuật khác như thư pháp, nghe ngâm vịnh, nghe các bài hát đơn ca, hợp xướng, thưởng thức âm nhạc cổ điển và hiện đại như độc tấu, hòa tấu các nhạc cụ dân tộc sáng tác cho bài thơ đó. Qua được năm bước trên là cả một quá trình "ăn ngủ" cùng bài thơ, để bài thơ ngấm vào máu thịt của dịch giả.
         Năm là người dịch phải cân nhắc, đắn đo chọn từng chữ, từng từ trong tiếng Việt sao cho hay, cho đắt, phải tương cứng và phù hợp với từng từ, từng chữ trong nguyên tác. Công việc này cũng lắm công phu như họa sĩ chọn màu, pha màu để vẽ một bức tranh tuyệt đẹp, hoặc như nhạc sĩ chọn từng nốt nhạc và ghép chúng lại với nhau để thành một bản nhạc tuyệt phẩm. Như vậy dịch mới xuất thần, chuyển ngữ bài thơ của dân tộc khác vào dân tộc mình mà vẫn giữ được hồn cốt của nguyên tác mà lại Việt hóa một cách tài tình. Đó là dịch chuẩn, không khác hoàn toàn với dịch leo, dịch bịa.

         Ai cũng có quyền nói, nhưng nói phải đúng và có trách nhiệm. Không nên nói bừa, nói cho sướng miệng, khi mình không hiểu mà lại phê phán ngườ khác. Ông cha ta nói rất chí lý: "Biết thì thưa thốt...Khiêm tốn, biết điều là liều thuốc bổ".

                                                  P.T

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Quảng cáo
congnhan12345
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 2
Trong ngày: 166
Trong tuần: 853
Lượt truy cập: 378733

VŨ NHO 085 589 0003

CHÚC MỪNG TS NHÀ THƠ LÊ TUẤN LỘC VỚI TẬP THƠ ĐỘC ĐÁO, IN ĐẸP!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÁI PHỤC BÀ MÂY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Thuộc loại "chuyện bây giờ mới kể" đây! Cám ơn tác giả! Mượn lời bà SUỐI để nói về bà MÂY: "Bái phục bà MÂY" ! Haiza!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN VÀ BAN BIÊN TẬP ĐÃ ĐĂNG BÀI VIẾT NHÂN DỊP NHÀ THƠ NGUYỄN HUY HOÀNG RA MẮT TUYỂN THƠ VÀ TRUYỆN KÍ TẠI HỘI TRƯỜNG HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM!

 

Cầm Sơn - 0913269931

Cũng cần cảm thông với ông Troussier. Nếu nói về thành tích trong quá khứ, ông Park Hang Seo không thể sánh với ông Troussier được. -Trong sự nghiệp huấn luyện đồ sộ của mình, giai đoạn thành công nhấ...

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN! ÔNG HLV NGƯỜI PHÁP CHƯA BAO GIỜ THÀNH CÔNG "VANG DỘI"! CÓ ĐIỀU NÀY ĐÚNG: CHẢ NÊN TRÁCH ÔNG TA NHIỀU! TRÁCH LÀ VFF QUÁ TIN ÔNG TA, KẺ CAO NGẠO, BẤT TÀI! VẬY THÔI!

 
Xem toàn bộ
BẢN QUYỀN THUỘC CHI HỘI NHÀ VĂN CÔNG NHÂN
Điện thoại liên hệ: 0913 269 931 - 0964 131 807
Email: soncam52@gmail.com
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM VÀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Lê Tuấn Lộc - Chủ tịch Chi hội Nhà văn Công nhân.
- Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà văn Cầm Sơn - Trưởng Ban Truyền thông Chi hội Nhà văn Công nhân.