Điện thoại: 0913 269 931 - Zalo: 0964 131 807 - Email: soncam52@gmail.com.
12342345456734565678
Chào mừng bạn đã đến với trang Điện tử "Văn nghệ Công nhân" của Chi Hội Nhà văn Công nhân

THƠ TRƯƠNG XUÂN THIÊN

Du Tử Lê
 
THƠ TRƯƠNG XUÂN THIÊN
 
   Trương Xuân Thiên sinh năm 1979. Tốt nghiệp Cử nhân Tâm Lí học, họ Trương hiện sống và làm việc tại Hà Nội. Thơ đã in: Tư duy S (NXB Văn học 2005) Homosapiens – Người tinh khôn (NXB Văn học 2009). Từng tham dự: Chương trình nghệ thuật: Trình diễn thơ cá nhân Nguyệt thực (Bán đảo Hồ Thiền Quang 2010), Trình diễn thơ Tổ khúc Từ Điện Biên đến Thơ Trường Sa (Sân thơ Trẻ- Văn Miếu 2014) Trình diễn thơ Gia tài của mẹ (Ngày hội Sách và Văn hóa đọc, Văn Miếu 2014)

aoholy
 
Tính siêu thực trong lục bát Trương Xuân Thiên.
 
   Lục bát như đã được biết đến, là thể thơ truyền thống và, phổ biến rộng rãi nhất ở Việt Nam. Vì tính chất gần gũi với ca dao, trải qua nhiều năm tháng, đã sẵn trong tiềm thức, như máu, mặc nhiên lưu thông trong cơ thể, nên bất cứ ai, cũng có thể làm thơ lục bát mà, không cần phải bận tâm, học hỏi niêm luật.
 
    Nếu ưu thế nào cũng có mặt trái của nó thì, sự dễ dàng kia, cũng khiến thể thơ này được một số người làm thơ khai thác một cách tùy tiện, giống như một món hàng hay, một món quà trao đổi, thù tạc…
 
   Có dễ vì thế mà càng lúc, càng có thêm nhiều thi sĩ không còn muốn trở lại với lục bát. Họ né tránh lục bát như né tránh một bệnh “dịch” không ngày chấm dứt!
Tuy nhiên, chỉ cần chút bình tâm, theo dõi những khoảng trời thơ lục bát của hàng ngũ người trẻ Việt Nam hôm nay, chúng ta sẽ ngạc nhiên một cách hạnh phúc, nhận ra rằng: Với các tác giả này, lục bát đã là một lục bát khác.
Mặc dù dòng chảy hay âm lượng của cõi giới lục bát mới, do những người trẻ hôm nay hình thành, vẫn ít nhiều nằm trong hơi thở ca dao. Nhưng những chân trời họ mở ra, những đỉnh ngọn họ hăm hở chinh phục, đã không còn là cái thổ ngơi của một Nguyễn Bính, lục bát, chuyện kể. Hay một Huy Cận, lục bát, xây dựng trên những hình ảnh ngược về hoài cổ, một thời vàng son đã khuất. Nó cũng không còn là Hồ Dzếnh, lục bát, thiên nhiên, đẫm, đẫm ẩn dụ thất thổ, cô đơn…
Lục bát hôm nay, đi ra từ những tài năng trẻ, theo tôi có thể tạm xếp vào mấy khuynh hướng chính sau đây:
- Tuy vẫn gần với ca dao, nhưng tính trào phúng, giễu cợt chính mình, đã được nhiều tác gỉa quảng-diễn, tựa đó là thuộc tính của thơ, của tuổi trẻ hôm nay. Thí dụ:
“Thằng tôi đứng giữa cuộc này / Vác câu thơ đã nheo mày áo cơm / Nửa đời vòng lại đống rơm / Chưa ngun ngún lửa đã đơm tro tàn…” (Đỗ Tấn Đạt, trích “Với cuộc này”. 
Và Miên Di:
 “Con sông hỏi chuyện con đường / quanh co với những vết thương ổ gà / cuối đường có biển không ta / biển của bọn tớ chính là bùng binh.”  
- Thiên nhiên trong lục bát hôm nay của những người trẻ, cũng không còn là phương tiện hay đối tượng mô tả để gửi gấm tâm tư như dòng thơ tiền chiến. Mà, thiên nhiên trong thơ họ đã trở thành vật thể được nhân cách hóa, mang tính bằng hữu ân cần, thân thiết với nhà thơ. Thí dụ:
“Ra cổng làng nhặt cơn mưa / Mùa hanh tưới cội tình vừa cháy khô / Đi theo nhịp phách xe thồ / Hỏi han gốc tích nấm mồ thời gian…” (Nguyễn Đăng Khoa, trích “Trèo lên đỉnh của giọt sương” .
Hoặc:
“Quê tôi cả thẹn, hay lo / Dòng sông vắng khách con đò trầm ngâm / Bụi tre thích đứng cười thầm / Giàn bầu, giàn bí thích cầm tay nhau…” Nguyễn Vĩnh Tiến, trích “Tuổi tôi”)
- Lục bát hôm nay, nơi những người làm thơ trẻ, theo tôi, cũng không còn vụ vào việc tìm kiếm, phô diễn những hình ảnh, những mỹ từ bóng bẩy (vốn đã thánh sáo ngữ) mà, họ đem vào trong thơ những chữ rất đường phố. Những con chữ chưa kịp có trong tự điển. Thí dụ, một Nguyễn Lãm Thắng với:
“Thưa em, anh biết…chết liền / Bàn tay năm ngón làm phiền bàn tay”.
Hoặc: “May còn tâm sự cùng em / Dẫu cho cháy card, mòn sim cũng là”
- Những người trẻ đến với lục bát hôm nay, không chỉ chối bỏ những khuôn mẫu hào nhoáng hay ẩn dụ mù mờ xưa, mà họ đi thẳng vào đời thường. Tựa đời thường mới chính là con ách chuồn lục bát của họ:
“thử vào bệnh viện ngày đông / để nhìn vào cuộc chưa xong giật mình / một vài mầm khóc sơ sinh / dăm ba tiếng cú tâm linh gọi về…” ((“Miên Du, “trích “Thử”)
- Một ghi nhận khác nữa, vẫn theo tôi, cũng là một nét đặc biệt phản ảnh xu hướng lục bát hôm nay của những người viết trẻ - - Đó là những câu hỏi không mơ hồ mà, trực tiếp về thân phận, kiếp người. Ở khía cạnh này, thản hoặc, tôi cũng thấy, thấp thoáng đâu đó, hương vị thiền tính. Thí dụ:
 “ai còn trong giấc mộng ma / ta là thân thể hay là vong linh” (Miên Di, trích “Thử”)

Hoặc: “ai để lại nỗi buồn câm / cái im lặng khiến chỗ nằm bão giông”.
(Miên Di, trích “Bao nhiêu buồn một dung nhan”) 
Hay: “Từ trong cái chết đầu tiên / Dường như sự sống hồn nhiên chào đời…”(Nguyễn Đăng Khoa, trích “Bắt đầu”)
.
Trên đây là vài ghi nhận của cá nhân tôi về những biến chuyển ngoạn mục của thể thơ lục bát.
   Tuy nhiên, theo tôi thì, dù những người trẻ hôm nay, đã đoạn tuyệt hẳn với lục bát thời Tiền chiến. Mỗi tài năng đã có cho riêng họ, những đường bay lục bát tân kỳ. Khác. Nhưng các tác giả đó, vẫn đặt lục bát của họ trên bệ phóng hiện thực hay tượng trưng. Thản hoặc, trong thơ của họ, cũng có những câu mang tính siêu thực. Những đó là những tình cờ hay những xuất hiện ngẫu nhiên chứ không mang tính chủ tâm. Dứt khoát. Triệt để.
   Lịch sử thi ca miền Nam 20 năm ghi nhận được nhiều thơ siêu thực. Nhưng tính siêu thực ở thể lục bát thì vấn khá hiếm. Có thể nói, sự kiện đó, chỉ là những xuất hiện bất ngờ, mờ nhạt. Nó chưa thành luống. Nó chưa thành dòng.
Vì thế, tôi rất ngạc nhiên (một cách hân hoan) khi nhận được thi phẩm “Ảo hồ ly” - - Gồm 84 bài lục bát của Trương Xuân Thiên (*). Tôi đã đọc thi phẩm của Trương không dưới hai lần, trong vòng hơn hai tháng, kể từ ngày nhận được.
 
Hải đăng nào có trong thơ Trương Xuân Thiên?truonguanthien
 
 
   Trên đây, khi trích dẫn một số câu thơ của Trương Xuân Thiên trong thi phẩm “Ảo Hồ Ly”, tôi chỉ muốn nêu bật nhiều khía cạnh đáng chú ý của cõi-giới thi ca Trương. Thí dụ nỗ lực làm sống lại những con chữ đã chết và, cho nó một ngữ-cảnh khác; hoặc hương vị thiền trong thơ Trương.
Thực ra, ngay ở những câu thơ trích dẫn ấy, tự thân chúng cũng đã thấp thoáng ít, nhiều tính chất siêu thực rồi.
    Đúng hơn, sự thấp thoáng ít, nhiều tính chất siêu thực trong lục bát, không chỉ có với thơ Trương Xuân Thiên mà, tôi cũng thấy ở nhiều tác giả trẻ khác, nữa.
Nhưng, tính đến hôm nay, như sự hiểu biết giới hạn của tôi thì, dường chỉ một Trương Xuân Thiên chủ tâm đánh luống, khơi dòng cho siêu-thực-lục-bát(?) Nói cách khác, theo tôi, lục bát của Trương được ngọn hải-đăng-siêu-thực dẫn đường cho mọi lênh đênh tìm về của thể Sáu Tám, vốn đẫm đẫm tâm cảnh và, cảm thức lạc lõng, bấp bênh của tuổi trẻ đương thời, trước những vấn nạn lớn lao, muôn đời của kiếp nhân sinh.
Nếu phạm trù đời sống của chúng ta ngày càng mở rộng, nở lớn về nhiều hướng, nhiều khía cạnh phức tạp; với những tiến bộ kỹ thuật gia tăng ở vận tốc âm thanh và, ngôi vị độc bá, thượng tôn thực dụng là… “chân lý” sinh tồn của nhân loại hôm nay thì, những câu hỏi mang tính triết lý, như: Tử / sinh; thực / hư; người / thú; được / mất, hợp / tan; hạnh phúc / khổ đau…càng là những nhức-nhối-xuất-huyết trong tâm hồn của những người trẻ làm thơ hôm nay. Họ phải đối đầu cùng một lúc trước thực tế khốc liệt (cơm, áo, gạo, tiền) và lãng mạn, mơ mộng (thuộc tính của con người); để chí ít, khi lui về cõi riêng, trong căn hầm ẩn mật sóng sánh niềm vui và tuyệt vọng, họ vẫn còn có những dấu vết nhận dạng chính mình, để thấy, dù sao họ cũng không chỉ là một con số, trong con số tỷ tỷ nhân quần!!!
   Với tôi, những vấn nạn vừa kể, tuồng luôn chấp chới trong dòng lục-bát-siêu-thực của Trương Xuân Thiên, khởi tự vô thức lầm than của một con người săm soi chiếc bóng mình.
   Vẫn với tôi, siêu thực, khi đó chỉ là mặt khác của hiện thực biến dạng. Một hiện thực buồn bã được che khuất bởi nụ cười, tuy hàm tiếu mà, đã chĩu nặng biết bao, tự trào!?!.
Sau đây là một số lục bát siêu thực trích từ thi phẩm “Ảo hồ ly” của Trương. (1)
Xin quý vị và, các bạn đón nhận chúng, như đón nhận một điều gì không thể hiện thực hơn, ở mặt bên kia của cực siêu thực:
“Nụ cười trước ngõ tử sinh
Bạc đầu con gió tụng kinh sân chùa
Niềm vui mặc áo vô thường
Mùa đông vừa chớm đoạn trường đêm nay”
(“Mùa đông, bài số # 3)
Và:
“Thèm nghe hoang vắng mọc mầm
Để thương những tiếng lặng câm úa tàn”
(“Hoang Vắng, bài số # 5)
Và:
“Đi vòng qua nẻo thủy chung
Đón con gió lạnh về cùng đa đoan”
(“Lời thề”, bài số # 6)
Và:
“Gió hoang lang bạt kỳ hồ
Ngày kia viên tịch nấm mồ hư hao”
(“Hư hao”, bài số # 8)
Và:
“Đêm qua một khóm mây trời
Về ngang bến cũ đánh rơi tuổi buồn”
(“Tuổi buồn”, bài số # 8)
Và:
“Đêm qua lời hứa băng hà
Một nhành gió bấc mù lòa chịu tang”
(“Băng hà”, bài số # 10)
Và:
“Ngày dài hơn cả kiếp sau
Một mình nhặt xác niềm đau tặng người”
(“Niềm Đau”, bài số #78)
Và:
“Mỗi ngày nhấp một tàn phai
Rót buồn vui lẫn vào chai rượu đời”
(“Rượu”, bài số # 82)
Và…Và…
                                                               Garden Grove, Oct. 30th 2014
                                                                              D.T.L
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Quảng cáo
congnhan12345
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 5
Trong ngày: 128
Trong tuần: 572
Lượt truy cập: 384151

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ GIỚI THIỆU!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH, NHÀ VĂN CẦM SƠN! RẤT NHIỀU BỨC ẢNH CỦA NGÀY HÔM ĐÓ ĐÃ CÙNG VỚI BÀI NÓI CỦA TÔI LÀM NÊN KHÔNG KHÍ TƯƠI VUI, HÀO HỨNG CỦA BUỔI RA MẮT SÁCH! CHÚC MỪNG NHÀ THƠ LÊ TUẤN LỘC!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CHÚC MỪNG TS NHÀ THƠ LÊ TUẤN LỘC VỚI TẬP THƠ ĐỘC ĐÁO, IN ĐẸP!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÁI PHỤC BÀ MÂY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Thuộc loại "chuyện bây giờ mới kể" đây! Cám ơn tác giả! Mượn lời bà SUỐI để nói về bà MÂY: "Bái phục bà MÂY" ! Haiza!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN VÀ BAN BIÊN TẬP ĐÃ ĐĂNG BÀI VIẾT NHÂN DỊP NHÀ THƠ NGUYỄN HUY HOÀNG RA MẮT TUYỂN THƠ VÀ TRUYỆN KÍ TẠI HỘI TRƯỜNG HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM!

 
Xem toàn bộ
BẢN QUYỀN THUỘC CHI HỘI NHÀ VĂN CÔNG NHÂN
Điện thoại liên hệ: 0913 269 931 - 0964 131 807
Email: soncam52@gmail.com
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM VÀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Lê Tuấn Lộc - Chủ tịch Chi hội Nhà văn Công nhân.
- Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà văn Cầm Sơn - Trưởng Ban Truyền thông Chi hội Nhà văn Công nhân.