Điện thoại: 0913 269 931 - Zalo: 0964 131 807 - Email: soncam52@gmail.com.
12342345456734565678
Chào mừng bạn đã đến với trang Điện tử "Văn nghệ Công nhân" của Chi Hội Nhà văn Công nhân

NHỊP CẦU VĂN CHƯƠNG 3 - LÊ ĐỨC NGHINH

Lê Đức Nghinh
 
CẦU NỐI ĐAM MÊ SÁNG TẠO CỦA BẠN VIẾT YÊU THƠ.
 
   Từ một nhóm bạn đam mê và trân trọng sáng tạo nghệ thuật, coi thơ như hồn cốt góp phần nuôi dưỡng sức mạnh tinh thần.
  Mang theo sức sống hấp dẫn và lôi cuốn đến kỳ lạ.
  Đã tìm đến thơ của nhiều tác giả phần lớn chưa hề biết đến tên tuổi, thành danh trên các diễn đàn văn học nghệ thuật để giới thiệu với bạn đọc. 
 
  Họ là những người lính trở về sau chiến tranh, nhiều người là Nhà giáo, Nhà báo, Công nhân, Công an, Họa sỹ, Ca sỹ, là cán bộ địa phương, người lao động tự do, người ở thành thị, nông thôn, định cư ở nước ngoài. Mỗi người từ vốn sống thực tế, sự trải nghiệm, có nội tâm phong phú, rất riêng…
 
  Đọc và phát hiện nhiều bài của họ trên các trang mạng xã hội, các CLB, các trang Bloock viết về những kỷ niệm, nghề nghiệp, giải toả những trăn trở trong đời sống, những hiện thực đổi thay của xã hội. 
  Cảm nhận được sự tinh tế trong nhiều tác phẩm, tâm huyết ấy. 
 
  Được sự đồng tình ủng hộ của 
Chi Hội Văn Học Công Nhân hội NVVN, Chi Hội 2 Hội Nhà Văn Hà Nội
Công ty Thiết Kế Mỹ Thuật Hải Đăng đồng tổ chức buổi tọa đàm tập thơ chọn Nhịp Cầu Văn Chương thứ ba hôm nay.
 
  Có được 3 tập “ NHỊP CẦU VĂN CHƯƠNG” là từ sự cổ vũ khuyến khích của các nhà thơ: 
  Vũ Quần Phương, nhà thơ Nguyễn Thị Mai, PGS Tiến Sỹ nhà phê bình văn học Vũ Nho, đại tá nhà văn Quân đội Bùi Thanh Minh… cố nhà thơ Lê Đình Cánh, cố nhà thơ Phạm Đức, cố giáo sư, tiến sỹ nhà thơ: Trần Cao Sơn…
 
“ NHỊP CẦU VĂN CHƯƠNG “ là tập thơ chọn từ công chúng của những người yêu thơ. 
  Nguồn kinh phí, phát hành là xã hội hoá, phi lợi nhuận. Đóng góp chính từ những người sáng tạo ra tác phẩm trong những tập thơ này.
 
  Sau hai tập Nhịp Cầu Văn Chương I và II ra mắt. 
  Qua các buổi tọa đàm được các nhà thơ, nhà lý luận phê bình văn học, đánh giá có chất lượng, bước đầu đã thuyết phục được bạn đọc. 
 
  Tập thơ “Nhịp Cầu Văn Chương III” lỗi hẹn với nhiều tác giả vì phải chờ đợi do mấy năm ảnh hưởng của đại dịch covid 19. 
  Thời gian tập hợp tác phẩm đã quá lâu, giá cả in ấn cũng biến động. 
    Nhiều tác giả có những bài viết rất chất lượng đã phải rút ko thể tham gia vì kinh tế khó khăn. 
  Tập NCVC III tưởng chừng không thực hiện được. 
  Nhưng nhiều bạn bè yêu văn chương đã luôn nhắc nhở, khuyến khích thúc giục, hỗ trợ một phần kinh phí để tập thơ chọn “ NHỊP CẦU VĂN CHƯƠNG III” dẫu có muộn đã được nhà xb Hội Nhà Văn cấp phép phát hành ra mắt.
 
 Bạn đọc ngày càng khắt khe, nhưng lựa chọn trong rừng thơ hôm nay, tìm đọc được những tác phẩm có chất lượng cũng khó. 
 Bộ phận chọn bài chỉ từ những tình cảm, cảm nhận, đam mê nhưng chưa được đào tạo chuyên sâu.
  Dù đã rất tâm huyết, công phu tỷ mỷ chọn từ 144 tác giả gửi bài tham gia được 113 bài của 37 tác giả trong cuốn “Nhịp Cầu Văn Chương III” ra mắt hôm nay. 
  Có thể còn một số bài chưa đáp ứng được kỳ vọng, hay còn có những chủ quan, thiếu sót. 
  Hy vọng là bạn yêu thơ tìm được trong “NHỊP CẦU VĂN CHƯƠNG” những dòng thơ, những bài thơ hay, tâm huyết mình yêu thích.
 
  37 tác giả với nhiều nội dung, thể loại, mỗi người một phong cách, đã có những luồng gió mới mẻ trong một số tác phẩm. 
  Nhưng nhiều hơn vẫn là thể thơ truyền thống gần gũi viết về quê hương, đất nước, đồng đội, bạn bè người thân… 
  Nhiều bài có chủ đề tư tưởng, có bài rất dung dị đời thường nhưng chuyển tải được thông điệp, gửi gắm tình cảm, chọn lọc công phu, có ngôn ngữ nghệ thuật hình ảnh trong thơ.
 
  Theo dõi tác phẩm của các tác giả qua hai tập “Nhịp Cầu Văn Chương I và II”. Ở khắp mọi miền đất nước, nhiều người trong số này vẫn giữ được phong độ, có kinh nghiệm, viết đều đặn, chất lượng ngày càng tốt hơn. 
  Có người đã trở thành hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam như: Chử Thu Hằng, Nguyễn Việt Anh.
 
 Nhiều tác giả đã là hội viên Hội LHVHNT ở nhiều địa phương như: 
 
  Vương Thiên Nga, Đỗ Anh Thư Hội viên Hội LHVHNT Thành phố HCM.
 
  Nguyễn Dưỡng, Lê Huy Khôi, Vũ Minh Huệ, Nguyễn Phương Anh, Trịnh Chu Sách, Lê Thanh Hảo Vân là hội viên Hội Nhà Văn Hà Nội…
 
  Lê Thị Tâm Chung, Chu Long: Hội viên Hội LHVHNT Thành Phố Hải Phòng…
 
 Ca Vĩnh Trúc: Hội viên Hội LHVHNT tỉnh Bến Tre…
 Nguyễn Hoàn: Hội Viên Hội LHVHNT Ninh Bình vv…
 
  Thơ luôn mang theo những ẩn số trìu tượng thông qua quá trình đọc, cảm nhận và thẩm thấu. 
 Đáp số phải từ sự công nhận công bằng của đông đảo bạn đọc.
 
 Tôi xin trích một số câu thơ có hồn cốt, tư tưởng, tình cảm. Riêng cá nhân tôi cho là những câu thơ hay từ tập “NHỊP CẦU VĂN CHƯƠNG III” để cùng bạn đọc thẩm định như:
 
 Viết về địa danh Quảng Trị thời hậu chiến tác giả viết …” Đáy sông lạnh bạn ngủ say/ Giấc mơ có cánh cò bay lưng trời/ Đời người thoáng bóng mây trôi/ Bạn đi chưa kịp nói lời chia tay…trong bài “ ĐỒNG ĐỘI ƠI HÃY THỨ THA!”
 Trong bài “TÌM CHỒNG”…” Con đom đóm chớp ngang trời/ Phải anh thì nói một lời đi anh!/ Từ trong rêu cỏ Cổ Thành/ Vọng ra nhịp bước quân hành thực hư…” …và …” Trả lại đời, mọi thiêng liêng/ Mọi hào Quang, với nỗi riêng- đàn bà…” trong “VIẾT TRƯỚC CỔNG CHÙA”.
 Bài “TÌM CHA” tác giả là họa sỹ viết …” Hắt hiu từng dặm đường trần/ Âm dương hai cõi ngỡ gần bên nhau/ Vẽ nên toan, vóc nỗi đau/ Đau không thành được sắc màu của cha…”…
 
“ QUA BẾN KHÔNG CHỒNG” thì tác giả cảm được…” Dưới sâu đáy nước lặng im/ Còn nghe tiếng thở dài bên kia bờ…”…
 
Hay…”Thôi mà nhớ để mà chi/ Đói no, bom đạn cất đi làm giầu…./ Xế chiều bóng vắt ngang đồi/ Vui thì gói lại, buồn trôi vào lòng…” qua bài TỰ SỰ TUỔI XẾ CHIỀU của tác giả cựu chiến binh.
 
  Trong những bài tác giả viết về bạn bè người thân, phong cảnh đất nước cũng thật cảm động, sinh động như bài:
 “NHỚ HOÀNG NHUẬN CẦM” …” Rót đi cho cạn trăng sao/ Một tôi với bóng Cầm vào rồi đi… / Mai sau dẫu chẳng là gì/ Vẫn còn Xúc xắc bởi vì nhớ nhau…”.
 
   Hay: Trong tác phẩm “TÌM VỀ” tác giả viết…”Ta tìm về lại mùa say/ Màu hoa gạo đỏ cháy đầy đường quê… và Ta về Phố Hiến tìm em/ Gió bay tóc nhớ còn nguyên lưng chiều…”… 
 Qua bài thơ trữ tình “NHŨ TRÀNG AN” và những câu thơ tinh nghịch, hóm hỉnh: …” Em nhắc tôi thuyền qua vòm nhũ đá/ Nhớ nghiêng đầu, kẻo chạm “nhũ” đau/ Em nghiêng nón mắt nháy cười tinh nghịch/ Tôi ước mơ được “nhũ” chạm đầu…”
 
 Viết về cây “ĐÀN BẦU” tác giả là hoạ sỹ, nhà báo viết “ Ngàn Năm thao thiết bên đời/ Một dây mà lắng ngàn lời thương đau… hay: / Cung trầm từng tiếng rơi chiều/ Tay rung em níu bùa yêu mà về/ Tiếng đàn hay tiếng cơn mê/ Bao nhiêu nước mắt hoà về xa xăm…”.
 
  Bài “ BÀN CHÂN VỆ QUỐC” qua góc nhìn từ cha mình của tác giả: …” Sẻn so nước mắt tiếng cười/ Cồn cào thương bạn còn nơi rừng già/ Trở trời nhức thịt, buốt da/ Mẹ đành gắng gỏi đường xa một mình…”. 
 
 Đất nước ta nơi nào cũng đẹp qua bài “CHIỀU TAM ĐẢO” tác giả như hoà mình vào thiên nhiên: ….” Bỗng nhiên mây hồng hiện/ Nắng bừng lên xôn xao/ Bồng bềnh mây sà xuống/ Quyện hồn ta thì thào…”. 
 
 Hay bài “LỐI EM VỀ” tái hiện về tuổi học trò trẻ trung mơ mộng…” Những cánh phượng hồng/ Màu môi con gái/ Thuở xưa vụng dại/ Chẳng nói lên lời/ Gom những bồi hồi/ Gói trong ký ức…”.
  Từ “ĐỘNG THIÊN CUNG”… để mà so sánh với đường trần tác giả viết ” Tơ lòng chưa dứt nhân duyên/ Vào thiên cung chẳng thể quên đường trần…”.
 
 Trong “ĐÊM” thấy “ Đêm thì thào, thì thào trong cô tịch/ Mắt đá buồn, ướt lạnh, đá cô đơn…”.
 Qua bài “HÌNH NHƯ” tác giả thể hiện …” Chẳng hề làm ngọn cỏ đau/ Cứ êm đềm thế từ lâu lắm rồi…”. 
 
 “BIỂN ĐÊM” được tác giả với cảm nhận rừng động: “ Đêm về sóng bế bồng nhau/ Té tung biển khát-nông sâu mặc đời…”.
 
 Viết về “MẸ QUÊ “… thật thấm thía về hình ảnh của mẹ tần tảo, làm lúc “Bát cơm ăn vội một thời/ Chân trên ruộng trũng, mắt nơi chợ chiều…”
 
 Hay từ “THÂN PHẬN NÀNG KIỀU “mà tác giả liên tưởng…” Kiều xưa giờ của trăm miền/ Đau thương ngang trái… đã liền da chưa/ Hồn kiều bay giữa gió mưa/ Đôi hàng lệ Nguyễn từ xưa mặn về…”.
 
   Từ cảm nhận linh hồn liệt sỹ về thăm mẹ trong bài “CON VỀ THĂM MẸ”… “Hai tay lần bức di hình/ Run run bên bảng gia đình vẻ vang…”.
 
  Đọc bài “ĐÁM CƯỚI MẸ “những câu thơ thật cảm động …”Thêm lần bước xuống đò ngang/ Bồng theo cả tiếng ru sang nhà người/ Mẹ đi tìm lại nụ cười/ Con về nhặt tiếng à ơi của bà…”.
  Còn nhiều bài và những câu thơ hay viết từ gan ruột trong ba tập “NHỊP CẦU VĂN CHƯƠNG”. Xin được dành cho bạn đọc khám phá, thẩm định trong những tập thơ này...
 
 Hy vọng “NHỊP CẦU VĂN CHƯƠNG” như một nhịp cầu nối cho những người Đam mê yêu mến văn chương, nghệ thuật đích thực. 
  Mong được đón nhận những cây viết đang thăng hoa, dồi dào nội lực còn ẩn dật đâu đó, hãy cùng đóng góp, tham gia gửi bài nối cho những tập “NHỊP CẦU VĂN CHƯƠNG” tiếp theo ngày càng chất lượng hơn…
 
                                                                         L.Đ.N



 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Quảng cáo
congnhan12345
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 5
Trong ngày: 13
Trong tuần: 596
Lượt truy cập: 384433

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ GIỚI THIỆU!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH, NHÀ VĂN CẦM SƠN! RẤT NHIỀU BỨC ẢNH CỦA NGÀY HÔM ĐÓ ĐÃ CÙNG VỚI BÀI NÓI CỦA TÔI LÀM NÊN KHÔNG KHÍ TƯƠI VUI, HÀO HỨNG CỦA BUỔI RA MẮT SÁCH! CHÚC MỪNG NHÀ THƠ LÊ TUẤN LỘC!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CHÚC MỪNG TS NHÀ THƠ LÊ TUẤN LỘC VỚI TẬP THƠ ĐỘC ĐÁO, IN ĐẸP!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÁI PHỤC BÀ MÂY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Thuộc loại "chuyện bây giờ mới kể" đây! Cám ơn tác giả! Mượn lời bà SUỐI để nói về bà MÂY: "Bái phục bà MÂY" ! Haiza!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN VÀ BAN BIÊN TẬP ĐÃ ĐĂNG BÀI VIẾT NHÂN DỊP NHÀ THƠ NGUYỄN HUY HOÀNG RA MẮT TUYỂN THƠ VÀ TRUYỆN KÍ TẠI HỘI TRƯỜNG HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM!

 
Xem toàn bộ
BẢN QUYỀN THUỘC CHI HỘI NHÀ VĂN CÔNG NHÂN
Điện thoại liên hệ: 0913 269 931 - 0964 131 807
Email: soncam52@gmail.com
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM VÀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Lê Tuấn Lộc - Chủ tịch Chi hội Nhà văn Công nhân.
- Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà văn Cầm Sơn - Trưởng Ban Truyền thông Chi hội Nhà văn Công nhân.