Điện thoại: 0913 269 931 - Zalo: 0964 131 807 - Email: soncam52@gmail.com.
12342345456734565678
Chào mừng bạn đã đến với trang Điện tử "Văn nghệ Công nhân" của Chi Hội Nhà văn Công nhân

NHÀ VĂN VŨ THẢO NGỌC

NHÀ VĂN VŨ THẢO NGỌC

vu-thao-ngoc-vanvn

Quê : làng Mộ Trạch, Huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
 
Nơi công tác VP Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam, 226 Lê Duẩn, Hà Nội.
Sống và viết tại Quảng Ninh và Hà Nội
 
 
Hội viên Hội VHNT tỉnh Quảng Ninh,
Hội viên Hội nhà báo Việt Nam,
Hội viên Hội nhà văn Việt Nam,
Hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam,
Hội viên hội VHNT các DTTS Việt Nam.
 
  Đã xuất bản trên 20 đầu sách gồm truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, lý luận phê bình và nghiên cứu sưu tầm văn hóa dân gian.
  Tác phẩm chính: Tập truyện ngắn Đêm chuyển mùa, Nxb phụ nữ 1997, tiểu thuyết Ba người đàn ông, Nxb Lao động, 2002, Tiểu thuyết bến Đa đoan, Nxb Hội Nhà văn, 2009, tập truyện ngắn Cúc muộn, Nxb Hội nhà văn, 2009….

 anh_den_lo.

Đoàn  Kiển

" ÁNH ĐÈN LÒ " lấp lánh như những VÌ SAO 

         Lần đầu tiên có một nhà văn mà lại là nhà văn nữ xuất thân từ thợ mỏ lộ thiên ( chị từng làm công nhân vận hành bơm thoát nước đáy moong Mỏ than Cọc 6) viết tiểu thuyết về THỢ LÒ. Các nhà văn đã viết về thợ mỏ khá nhiều nhưng thường viết kỹ về thợ mỏ lộ thiên tỷ như Nguyễn Sơn Hà ( cũng người Cọc 6 ) hơn ba chục năm trước đã cho ra mắt bạn đọc tiểu thuyết " Thời gian đang đi " lấy bối cảnh Mỏ Cọc 6 và xung quanh làm nền. Đã có chuyện ngắn, chuyện dài  viết về thợ lò nhưng chưa có chuyện nào chạm sâu đến công việc chuyên môn dưới lòng đất cùng với đời sống của một gia đình và cộng đồng thợ lò ở phố thợ như “Ánh đèn lò”của nữ nhà văn thợ mỏ Vũ Thảo Ngọc.

        Những câu chuyện có thật tưởng như tản mạn của những " gã thợ lò ", của những giám đốc mỏ, của chị em thợ sàng than , thợ nhà đèn hay của những nhà quản lý ở đâu đó trong các mỏ than, ở cả Vùng Mỏ đã được tác giả xâu chuỗi, kết nối và chuyển hoá một cách khéo léo và sinh động thành câu chuyện hay xuyên suốt cuộc đời làm thợ chống cuốc hầm lò của " gã thợ lò " Đào Văn Đáo cùng các đồng nghiệp đa tính cách mỗi người mỗi vẻ chẳng ai giống ai nhưng lại có điểm chung là sống chết với nghề.  " Gã thợ lò " tên Đáo xuất thân " nhà quê "  nghèo, nghèo đến mức thèm được bữa no dù độn khoai, độn sẳn cũng chả có. Nhà nghèo nên gã học hành chả ra gì, được cái thông mình nhưng ương bướng, nghịch ngợm quá trời. Nói đến gã không thể không nhắc đến kỹ sư địa chất tên Nam, người vô tình gặp Đáo khi anh chàng nhà quê lần đầu đi xa đang ngáo ngơ tìm đường đến Mỏ Làng Bang. Nam gắn với Đáo, với công việc và cuộc sống của Đáo cả khi anh đã trở thành giám đốc mỏ và cao hơn. Đó là sự hội ngộ của hai nhân cách khác nhau nhưng đều có chung sự đam mê công việc, tính quyết đoán và lòng nhân ái.

           Đọc “Ánh đèn lò”, dù chưa từng đến Vùng Mỏ bạn cũng có thể hình dung ra công việc trong lòng đất sâu của cánh thợ lò nó như thế nào, không chỉ gian khổ đẫm mồ hôi mà cò nguy hiểm đe doạ đến tính mạng nữa. Tác giả dù chưa bao giờ vào tận " lò chợ" ( nơi thợ lò " chống phá ", cuốc than ) đã vận dụng ngôn ngữ của thợ lò mô tả rất đúng và sinh động công việc,tính cách và tâm lý của họ lúc bình thường cũng như lúc có sự cố " bục nước - sập lò " bị mắc kẹt đến ba ngày trong lòng đất hay khi bị đưa ra trước hội đồng kỷ luật vì một hành động phi thường. Có cái hay mà tác giả đã phát hiện ra, đó là thợ lò quen với ánh đèn lò hơn là ánh đèn điện trên phố;đi dưới hầm lò tối om với ánh đèn lò toả sáng lấp lánh như những vì sao họ thấy tự tin hơn đi trên phố với giao thông hỗn loạn. Chính vì thế mà trước khi về nghỉ hưu " gã thợ lò " Đào Văn Đáo phải tập làm quen với hoàn cảnh mới : đi trên đường, trên phố sao cho an toàn. Tôi yêu gã Đáo và các đồng nghiệp của gã.

           Tôi vừa viết là tôi yêu " gã thợ lò "Đào Văn Đáo và các đồng nghiệp của gã trong “Ánh đèn lò” của Vũ Thảo Ngọc dù cho tính cách của họ rất khác nhau và khác với cả tôi nữa; cho dù khác nhau thế nào thì chúng tôi đều là những người cùng nghề mà người đời thường gọi là đồng nghiệp.

         Có lẽ do truyện hay nên tôi đã lạm bàn hơi nhiều, vậy thành thực xin lỗi bạn đọc nếu bạn cảm thấy không hài lòng. Xin nhường lại để bạn đọc tự khám phá, tự cảm nhận.

         Trân trọng !

(Đồng nghiệp của "gã thợ lò" Đào Văn Đáo và giám đốc Mỏ Làng Bang Vũ Quốc Nam)

                                                                                                    Đ.K

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Quảng cáo
congnhan12345
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 7
Trong ngày: 102
Trong tuần: 743
Lượt truy cập: 378324

VŨ NHO 085 589 0003

CHÚC MỪNG TS NHÀ THƠ LÊ TUẤN LỘC VỚI TẬP THƠ ĐỘC ĐÁO, IN ĐẸP!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÁI PHỤC BÀ MÂY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Thuộc loại "chuyện bây giờ mới kể" đây! Cám ơn tác giả! Mượn lời bà SUỐI để nói về bà MÂY: "Bái phục bà MÂY" ! Haiza!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN VÀ BAN BIÊN TẬP ĐÃ ĐĂNG BÀI VIẾT NHÂN DỊP NHÀ THƠ NGUYỄN HUY HOÀNG RA MẮT TUYỂN THƠ VÀ TRUYỆN KÍ TẠI HỘI TRƯỜNG HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM!

 

Cầm Sơn - 0913269931

Cũng cần cảm thông với ông Troussier. Nếu nói về thành tích trong quá khứ, ông Park Hang Seo không thể sánh với ông Troussier được. -Trong sự nghiệp huấn luyện đồ sộ của mình, giai đoạn thành công nhấ...

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN! ÔNG HLV NGƯỜI PHÁP CHƯA BAO GIỜ THÀNH CÔNG "VANG DỘI"! CÓ ĐIỀU NÀY ĐÚNG: CHẢ NÊN TRÁCH ÔNG TA NHIỀU! TRÁCH LÀ VFF QUÁ TIN ÔNG TA, KẺ CAO NGẠO, BẤT TÀI! VẬY THÔI!

 
Xem toàn bộ
BẢN QUYỀN THUỘC CHI HỘI NHÀ VĂN CÔNG NHÂN
Điện thoại liên hệ: 0913 269 931 - 0964 131 807
Email: soncam52@gmail.com
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM VÀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Lê Tuấn Lộc - Chủ tịch Chi hội Nhà văn Công nhân.
- Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà văn Cầm Sơn - Trưởng Ban Truyền thông Chi hội Nhà văn Công nhân.