Điện thoại: 0913 269 931 - Zalo: 0964 131 807 - Email: soncam52@gmail.com.
12342345456734565678
Chào mừng bạn đã đến với trang Điện tử "Văn nghệ Công nhân" của Chi Hội Nhà văn Công nhân

KINH BẮC CHIỀU XUÂN

Trịnh Thanh Sơn
 
KINH BẮC CHIỀU XUÂN
 
“Có cánh chim cô lẻ                                            
Ai tìm về ngày xưa
Lãng du miền hư không                                      
Có cánh chim đơn chiếc                                     
Chao ngang chiều bão giông                              
 
Em cắp nón sang sông                                        
Dùng dắng chi trông lại                                      
Sà ôm miền cỏ rối                                               
Bờ đê con nghé đợi
 
Em bế con lên Chùa
Tụng kinh dài sám hối
Ai lạc về nguồn cội
Chùa Dâu quạnh chiều xuân
 
Thương ơi đoá sương vàng
Thoảng một làn Quan họ
Yếm đào giăng níu chân...”                              
 
                                         T.T.S
 
1109fa01l

LỜI BÌNH CỦA ĐỖ NGỌC YÊN
 
Một buổi chiều mùa xuân ở chốn Kinh Bắc, một miền quê nhiều lễ hội, giàu truyền thống văn hoá, chàng thi sỹ lãng du tới đây vãn cảnh bỗng nhiên bắt gặp một người phụ nữ bế con lên chùa tụng kinh cầu Phật. Hai người đều không nói gì với nhau, và cả hai người đều không thể hoà quện vào cái không khí lễ hội nơi đây. Dường như họ đang tìm về những kỷ niệm xưa, kỷ niệm của một thời mà chưa ai trở thành cô lẻ và cũng không ai cần phải sám hối điều gì.
Còn giờ đây chàng trai và cô gái, mỗi người một tâm trạng rất riêng. Thật đáng buồn nhưng mà không đáng trách, không ủy mỵ, sầu đau. Chàng trai như cánh
chim đơn chiếc đang bị cái buổi chiều bão giông của lòng người tai quái làm cho nghiêng ngả. Cái ngày “Em cắp nón sang song”, tưởng thế là xong, nào ngờ đâu cái sự “Dùng dắng chi trông lại” thuở nào hôm nay bỗng hiện về trong tâm trí và trở thành nguyên nhân chính làm nên cơn bão lòng ở chàng trai. Và cũng chính nó đã khiến cho cô gái mùa xuân nay phải lên chùa cầu kinh sám hối. Có lẽ không ai thấu hiểu cái sự đời trớ trêu ấy như chính những người trong cuộc, mà đôi khi chỉ bắt đầu bằng một cái tặc lưỡi để rồi một người vĩnh viễn trở thành kẻ lãng du, một mình đi góp nhặt lại những kỷ niệm một thời xa ngái, mà vẫn như còn hiển hiện lúc này; còn phía bên kia một người phải trông cậy nơi cửa Thiền nhờ Đức Phật từ bi hỉ xả mở rộng lòng độ lượng cứu vớt chúng sinh.
Thế thì sao hai người không về lại với nhau cơ chứ, tiện quá đi mất? Ở chốn cửa Thiền lòng người thường rộng mở hơn, mà đặc biệt là ở miền Kinh Bắc thấp thoáng đâu đây trong những làn Quan họ còn có cả chiếc cầu dải yếm bắc qua dòng sông tình duyên để hai người tao ngộ: “Yếm đào giăng níu chân”. Nhưng sự đời đâu có đơn giản thế! Quả là Cụ Nguyễn tiên sinh nói chẳng có sai: “Trót đà tay đã nhúng chàm”/ Dại rồi thì biết khôn làm sao đây” (Truyện Kiều). Cái sự trót đà hôm nào không những đã làm tan đàn xẻ nghé một mối tình, hơn thế nó còn làm cho hôm nay người ta không thể biết khôn làm sao đây. Đấy cũng là tâm trạng dùng dắng của cô gái lúc bế con qua sông về nhà, bỏ lửng sự ấm êm để suốt đời đuổi theo con cá mất cũng như cái sự không biết nên mặn mà hay thờ ơ xa lánh lúc này. Âu đấy cũng là cái duyên, cái phận của cõi người và cũng là cái gốc, cái hồn của bài thơ.
Lời thơ giản dị mà kín đáo, ý thơ mênh mang mà tao nhã tạo nên được sự đa chiều cho liên tưởng, rất hợp với cốt cách của người Quan họ. Đọc bài thơ ta không thấy có sự ồn ào trong ngôn ngữ và nhịp điệu. Tuy cảnh huống và vấn đề đặt ra trong bài thơ không to tát, nhưng lại thật sự nghiêm túc. Nó là tiếng chuông lòng cảnh tỉnh mọi người. Sự dại dột trong tình duyên như một giọt nước tràn ly rồi thì làm sao vớt lại được. Quan trọng hơn là ai ơi xin chớ bao giờ rót thêm một giọt nước để nó có thể tràn khỏi ly. Thêm một chút dại dột là thừa, bớt đi một chút khôn ngoan là thiếu. Câu châm ngôn ấy đặc biệt ứng nghiệm trong bất kỳ hoàn cảnh nào của tình duyên. Đấy chính là điều mà chàng thi sĩ đa tình, quê gốc Nga Sơn, Thanh Hóa, Trịnh Thanh Sơn muốn gửi đến bạn đọc qua bài thơ “Kinh Bắc chiều xuân” của ông.
 
Tháng Giêng Canh Thìn- Quý Mão- 2000- 2023
Đ.N.Y
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Quảng cáo
congnhan12345
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 5
Trong ngày: 32
Trong tuần: 782
Lượt truy cập: 378988

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH, NHÀ VĂN CẦM SƠN! RẤT NHIỀU BỨC ẢNH CỦA NGÀY HÔM ĐÓ ĐÃ CÙNG VỚI BÀI NÓI CỦA TÔI LÀM NÊN KHÔNG KHÍ TƯƠI VUI, HÀO HỨNG CỦA BUỔI RA MẮT SÁCH! CHÚC MỪNG NHÀ THƠ LÊ TUẤN LỘC!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CHÚC MỪNG TS NHÀ THƠ LÊ TUẤN LỘC VỚI TẬP THƠ ĐỘC ĐÁO, IN ĐẸP!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÁI PHỤC BÀ MÂY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Thuộc loại "chuyện bây giờ mới kể" đây! Cám ơn tác giả! Mượn lời bà SUỐI để nói về bà MÂY: "Bái phục bà MÂY" ! Haiza!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN VÀ BAN BIÊN TẬP ĐÃ ĐĂNG BÀI VIẾT NHÂN DỊP NHÀ THƠ NGUYỄN HUY HOÀNG RA MẮT TUYỂN THƠ VÀ TRUYỆN KÍ TẠI HỘI TRƯỜNG HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM!

 

Cầm Sơn - 0913269931

Cũng cần cảm thông với ông Troussier. Nếu nói về thành tích trong quá khứ, ông Park Hang Seo không thể sánh với ông Troussier được. -Trong sự nghiệp huấn luyện đồ sộ của mình, giai đoạn thành công nhấ...

 
Xem toàn bộ
BẢN QUYỀN THUỘC CHI HỘI NHÀ VĂN CÔNG NHÂN
Điện thoại liên hệ: 0913 269 931 - 0964 131 807
Email: soncam52@gmail.com
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM VÀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Lê Tuấn Lộc - Chủ tịch Chi hội Nhà văn Công nhân.
- Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà văn Cầm Sơn - Trưởng Ban Truyền thông Chi hội Nhà văn Công nhân.