Điện thoại: 0913 269 931 - Zalo: 0964 131 807 - Email: soncam52@gmail.com.
12342345456734565678
Chào mừng bạn đã đến với trang Điện tử "Văn nghệ Công nhân" của Chi Hội Nhà văn Công nhân

HOA TRỨNG GÀ

Đinh Đức Cường

HOA TRỨNG GÀ 

    Tâm lái chiếc xe bán tải về thành phố Hạ long, phố sá hai bên đường loang loáng qua kính xe. Tâm chạy về bến phà cũ, dừng xe tắt máy. Rồi lững thững đi ra mép nước, nơi ngày xưa những chiếc phà cần mẫn qua lại hai bờ cửa lục, tiếng mũi phà va vào mép bê tông rít lên ken két, rồi xe, người hối hả lên phà sang ngang. Tiếng sóng biển vỗ vào mạn phà ì oạp bọt tung trắng xoá.

Bây giờ chẳng còn những chiếc phà cũ, thay vào đó là một cây cầu dây văng cong như một cung đàn, Bắc qua hai bờ vịnh nối Bãi Cháy với Hòn Gai soi mình trên mặt biển, như một nét chấm phá điệu dà duyên dáng...

   Tâm lái xe qua cầu về mỏ Hà Tiên nơi anh đã có bao kỷ niệm gắn bó của một thời làm mỏ, thế mà cũng phải mãi mới lần ra con đường dẫn lên đỉnh núi Hà Tiên. Châm một điếu thuốc, đưa mắt quan sát toàn thành phố Hạ long, chẳng còn gì của cái thị xã Hòn Gai xưa, những xóm thợ, những con đường lầm lũi bụi than chạy lượn theo sườn núi, với những mái nhà thấp bé rêu phong, thâm tối. Biển đã lùi ra xa nhường chỗ cho những toà nhà cao ngất. Cả thành phố sáng bừng trong nắng những con đường bốn, năm làn xe mà chật kín xe cộ lưu thông. Đúng chẳng còn gì của cái vùng than mà một thời gắn bó với những thổn thức và dung động đầu đời, dẫy núi Hà Tiên như thấp đi trước những toà nhà đồ sộ...

   Ngày ấy sau khi tốt nghiệp lớp lái xe vận tải, Tâm được điều về công tác tại mỏ Hà tiên này với bao háo hức của tuổi trẻ.

Tâm được giao lái chiếc xe KPA3 (Krát) mà lúc ấy ta gọi là xe gấu bà của liên xô viện trợ chạy dầu. Lúc ấy loại xe này là chủ lực của ngành than, mùa đông còn đỡ chứ mùa hè thì như ngồi trong một chiếc nồi rang. “vì xe lúc đó không có điều hoà”.

Cái náng chói trang có lúc lên trên 400C trên tầng là một thử thách lớn với người thợ mỏ lộ thiên. Nắng thiêu đốt than và đất đá làm bụi tơi xốp dưới bánh xe, những chiếc xe chở đầy đất dá hoặc than, gầm rú lên dốc khói và hơi nóng từ ống xả tuôn ra đen kịt, bầu không khí như đặc quánh lại, hơi nóng bốc lên đốt không khí như nung cứ hừng hực, lái xe nào cũng đẫm mồ hôi, lưng bỏng rát vì dựa vào tấm ghế da nóng dẫy. Nhất là những lúc hai xe tránh nhau bụi quẩn lên đập vào mặt đầy mồ hôi dính bết, ngồi lái xe mà cứ như chui từ đống bụi ra. Thân hình trai trẻ cường tráng lẳn từng múi của Tâm dám nắng in hằn vết chiếc áo ba lỗ vì ngồi trong xe nắng vẫn xiên vào.hoatrungga

- “tổ quốc đang cần than

Như con thơ cần sữa mẹ”

  • Sản xuất than cũng như quân đội đánh giặc ! v v...

    Người ta kẻ những khẩu hiệu đó khắp mọi nơi, rồi những cuộc phát động thi đua tăng ca tăng chuyến. Người ta cắt giấy đỏ giấy hồng thành những bông hoa, có khi thiếu lấy cả giấy trắng bôi thuốc đỏ vào, cài những bông hoa đó lên ngực những người thợ mỏ, lái xe... vượt chỉ tiêu năng xuất lao động, họ đứng ưỡn ngực để các ông quản đốc, chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên cài những bông hoa giấy đó lên ngực. Một niềm vinh dự tự hào trước bao nhiêu con mắt, họ lắng tai nghe tiếng loa truyền thanh đọc tên những cá nhân tiên tiến và bàn tán với nhau:

  • Thằng ấy, đứa nọ lại dẫn đầu
  • Vẫn không ai vượt qua được nó...

  Cái tên Nguyễn Văn Tâm: lái xe số... bao giờ cũng được nhắc tới đầu tiên, nhiều nhất. Và sau này chiếc xe Tâm lái được coi như vật trưng bày biểu tượng của mỏ Hà Tiên.

  Sáng ấy lái xe lên tầng trời trong xanh gió mát, Tâm hạ hết kính xe một cơn gió nhẹ thổi vào ca bin, một mùi thơm nồng nàn quyến rũ tràn vào ca bin làm Tâm ngây ngất. Không cưỡng lại được, Tâm dừng xe tắt mấy nhẩy xuống quan sát tìm cái mùi hương ấy, khứu giác đưa ánh mắt tâm đến một bụi cây to xanh tốt, có những bông hoa mầu vàng ngà rực rỡ trông như những trái trứng gà nhỏ, đang hé nở những cánh hoa tinh khiết buổi ban mai. Hoa trứng gà tâm thốt lên, đây là một loại hoa thân gỗ mọc đơn mỗi cành chỉ ra một bông như trái trứng các cánh hoa xếp vào nhau lần lượt nở ra toả ra một mùi hương thơm nồng nàn đậm đà quyến rũ, loài hoa này chỉ mọc trong những khu rừng nguyên sinh rất hiếm gặp Tâm biết nó là nhờ các anh bạn bên địa chất. Tâm với tay hái 5 bông hoa vừa hé nở rồi quay lại xe lái lên tầng, đến đoạn cua gặp một tổ bốn cô gái sửa đường đang làm. Đường trong mỏ xe cộ chạy liên tục và mưa cuốn tạo ra những rãnh và ổ gà to tướng, để bảo đảm cho xe chạy một tổ hơn chục cô gái gọi là tổ sửa đường, thường xuyên túc trực trên toàn tuyến có nhiệm vụ dùng cuốc xẻng, thúng súc đất đá lấp những ổ gà ổ voi và rãnh nước cho xe đi lên cánh lái xe gọi đùa là tổ vá sống đường...

   Xe Tâm tới nơi các cô đều mặc bảo hộ và dùng khăn che mặt kín mít chỉ còn hai con mắt, tâm dừng xe chìa bốn bông hoa về các cô gái. Tặng các chị này và đưa bó hoa cho cô gái gần nhất, người con gái đưa tay đón mấy bông hoa khuôn mặt kín mít chỉ có đôi mắt đen lúng liếng đưa ngang bốn mắt gặp nhau ánh lên như một tia chớp, hai my mắt cô gái chớp nhẹ hơi khép lại liếc xéo đi như một vệt sao băng.

  • Cám ơn anh Tâm nhé, các cô gái xúm vào tranh nhau, cô gái cầm bó hoa chia cho ba cô còn lại họ nhao nhao. Hoa gì mà đẹp và thơm thế anh Tâm ơi!
  • Hoa trứng gà
  • Ồ trông giống trứng gà thật và thơm quá.
  • Cám ơn anh tâm nhé.
  • Chúng em trả công cho anh cái Huyền nhé, họ vừa cười vừa chỉ vào cô gái dong dỏng cao vừa nhận hoa của tâm
  • Ánh sao băng liếc xéo một cái nữa rồi quay đi đấm vào lưng bạn bồm bộp
  • Thôi tôi đi đây tâm cho xe lăn bánh, ánh sao băng lại loé lên trong mắt Tâm.

    Chiều hết ca làm việc, trời vẫn nắng gắt mây bỗng ùn ùn kéo đến gió thổi mạnh trên đỉnh đồi gió càng mạnh gió quất trái lật phải, thổi bay những tà áo bay những giọt mồ hôi.

   Mưa rồi lấy áo mưa mau ,tốp bốn cô gái bọn Huyền rút vội những tấm ni non khoác vào người thì mưa đổ xuống, những hạt mưa đầu rơi xuống mặt đất bỏng rát và đầy bụi làm tung lên những mảng bụi li ti và tiếng sèo sèo trên đá nóng, một làn hơi nước nhẹ bay lên.Rồi rào rào rào tất cả ngập tràn trong hàng triệu viên bi nước bắn xuống xối xả,mưa dữ dội cả mặt đất chan hoà, nước xối dữ dội trời mờ đi trong mưa cả một vùng mênh mông trắng đục,gió xoáy tốc những chiếc áo mưa, bốn cô gái đứng xoay lưng lại phía mưa, tay giữ nón tay giữ áo mưa bất động như bốn cái cột mốc, thoáng chốc trời tối đen mưa gió vần vũ đúng là chớp bể mưa nguồn. Con đường đã trở thành con trăn nước khổng lồ chỗ trắng chỗ đen cuộn nước theo con đường, theo sườn núi nước đổ ồ ồ hung dữ như bầy ngựa hoang nước xối xả cuốn theo bụi, đất, đá tràn qua rãnh ta luy trôi dọc con đường, tràn ra mép vực cuốn theo đất đá lăn lộc cộc trong tiếng gào thét của gió mưa...

   Tâm vừa lái xe lên khỏi moong để đổ chuyến thải cuối cùng của ngày làm việc, quay xe về tới đầu con dốc thì mưa trút xuống, mưa đập vào kính vào ca bin rào rào tạo lên một âm thanh hỗn tạp, loạn xạ qua cửa kính chỉ thấy mưa và nước mờ mờ đằng trước là bốn cái hình người đứng bất động. Tâm vội phanh xe lại hạ kính gọi to:

Hết giờ rồi mấy chị em lên đi tôi chở về, mưa to lắm chưa biết lúc nào mới tạnh. Bốn cô gái tay giữ nón tay giữ áo mưa loay hoay không cầm được cuốc xẻng, mưa tuôn ướt hết từ đùi trở xuống. Tâm vội nhẩy xuống nhặt tất cả cuốc xẻng vất lên thùng xe loảng xoảng và mở cửa bên phụ cho các cô gái lên xe mặc cho mưa quất vào tấm lưng rát rạt, cái ca bin chỉ có ba người nay là năm người thành ra chật trội, mấy cô gái xê dịch tìm chỗ cởi áo mưa, nón chồng lên nhau rồi cũng ổn từ ngang đùi trở xuống cô nào cũng ướt sũng. Tâm lên xe đầu tóc và người cũng sũng nước tóc bết vào trán nước chảy trên cổ trên khuôn mặt dám nắng, Tâm lấy chiếc khăn mặt to lau qua mặt mũi và đưa cho Huyền bảo:

Chị em lau tạm đi khăn lau mồ hôi lên hôi lắm!

Cầm cái khăn Tâm đưa, Huyền khẽ chấm những giọt nước trên mặt cái mùi mồ hôi nồng nồng thoảng lên mũi lúc đầu hăng hắc chua chua, sau lại lâng lâng cái mùi đàn ông trai trẻ như đánh thức bản năng của cô gái, Huyền giấu hít một hơi nhẹ cái mùi đó để cảm nhận đánh dấu cái mùi hương đó vào bộ nhớ.

Mưa vẫn xối xả, sau khi đã ổn định được vị trí Tâm lên tiếng:

  • Ta đi nhé và nổ máy cài số, vì chật và cái cần số xe gấu lại dài vì vướng loay hoay tay tâm quệt phải đùi Huyền, chiếc quần đen ướt dính chặt vào đùi khi tay tâm động phải như có một luồng điện xẹt qua làm cả hai cùng thoáng đỏ mặt, chiếc xe từ từ lăn bánh, hơi người hơi nước trong chiếc ca bin chật hẹp, hơi nóng bốc lên khiến các cô gái đều lấy tay cởi khăn che mặt. Liếc xang một khuôn mặt trắng hồng vì nóng, đôi mắt đen lúng liếng sống mũi dài thanh tú, hàm răng đều đặn trắng như ngà duyên dáng, cái mùi con gái nồng nàn ẩn theo một mùi hương khó tả, bộ ngực căng tròn phập phồng theo hơi thở làm Tâm ngây ngất...

Trời tạnh thì xe cũng về tới khu tập thể, mọi người ồn ào xuống xe, Huyền xuống cuối cùng.

  • Chào anh! Huyền nói khẽ, ánh mắt lúng liếng như găm lại trên khuôn mặt và vồng ngực của Tâm làm anh như tê dại.

  Tâm về tới dẫy tập thể vắng hoe, giờ này người đi ca hai người ăn cơm xong đã tản mát hết chỉ còn một mình Tâm.

 Lấy quần áo ra cái bể nước sau nhà tắm rửa sạch sẽ rồi khoác áo xuống bếp ăn tập thể.

 Về tới phòng ở Huyền cởi đồ kín đáo lấy bông hoa trứng gà Tâm tặng sáng nay, nó đã héo và khô quắt từ trong ngực, lúc mưa huyền cầm bông hoa cài vào khe ngực trong áo lót, cái đầu cuống hoa thi thoảng lại gại vào bầu vú nhồn nhột khó tả. Cầm bông hoa đã héo và ẩm hơi nước Huyền để bông hoa vào góc hòm quần áo cho nó khô mùi hương thoang thoảng vẫn quấn quýt trên người, cái nhà tắm của nữ công nhân nằm chếch bên kia qua cửa sổ cao trên ngực lại vô tình nhìn xuống cái bể tắm của đội xe.

Mọi khi ai đi ai về, ai tắm rửa chẳng ai quan tâm, có khi họ cứ tồng ngồng mà tắm rửa, ở mỏ tắm tiên đã là một lẽ thường tình.

   Huyền thấy Tâm đang dội nước lên người, cái cơ thể cường tráng cao gần một mét tám lực lưỡng như một võ sĩ. Làm cô như có luồng điện chạy qua bàn tay cứ vân vê khắp cơ thể, máu dồn lên mặt, xà phòng trơn trượt theo bàn tay cứ như có ma lực, cái mùi mồ hôi mùi cơ thể trai trẻ mà khứu giác đã đánh dấu lại quay về làm Huyền như lên cơn sốt.

- Á chết nhé! tương tư người ta rồi phải không? Và một cái phát nhẹ vào lưng của cô bạn, Huyền giật mình quay lại mấy cô bạn tắm cùng người cũng đầy xà phòng vồ lấy Huyền làm cô xấu hổ qua ô cửa sổ họ thấy Tâm đang tắm.

- A chết nhé nhìn chàng tương tư này và họ đè Huyền ra mà xoa nắn.

- Ty con Huyền đỏ thế... cùng bao lời bình luận, Huyền vùng dậy xả nước lau người mặc quần áo và chạy ra khỏi nhà tắm.

  Bữa cơm tối ở nhà ăn chỉ còn Tâm và bốn cô gái sửa đường, mọi người đã ăn hết, mấy cô phục vụ vẫn chờ công nhân ở đây ăn theo ca sớm muộn là chuyện thường. Tâm vừa bê khay cơm ra đặt lên bàn thì bốn cô gái cũng vừa tới họ tán đùa ồn ào và lấy cơm ra ăn, ba cô đẩy Huyền sang bàn tâm, Huyền khẽ mời Tâm.

Cơm chỉ có vài miếng thịt toàn mỡ kho đậu, bát canh rau muống. Huyền lấy đũa gắp hai miếng thịt mỡ bằng ba ngón tay đưa sang bát Tâm.

  • Anh Tâm ăn hộ em nhé ngấy quá!
  • Em ăn đi anh có tiêu chuẩn đây rồi, nhưng Huyền giữ đũa không cho Tâm gắp trả, Tâm đành phải ăn, thực ra với sức trẻ của Tâm thì anh phải ăn cả ký nhưng cuộc sống của những người thợ mỏ lúc này thế là đã cao hơn mặt bàng chung của nhân dân cả nước. Với họ tất cả đều dành cho tiền tuyến, cho công cuộc giải phóng miền Nam, mấy cô gái bàn bên ăn vèo cái đã xong bữa bấm nhau rời đi chỉ còn lại tâm và Huyền, bốn ánh mắt nhìn nhau rồi vội cúi xuống.
  • Em quê ở đâu? Tâm hỏi.
  • Dạ em ở tứ kỳ Hải Dương ạ, có ông bác làm mỏ đã lâu xin cho ra đây làm công nhân thoát li, em không có chuyên môn gì lên họ phân vào tổ sửa đường, mọi cái đều mới lạ với vùng quê lúa tất bật một nắng hai sương, cũng gọi là đỡ hơn chút ít....

   Hai người rời nhà ăn khi trăng đã mọc, sau cơn mưa không khí mát dịu gió biển thổi vào mát rượi một một cảm giác sảng khoái lâng lâng dễ chịu, đến lối rẽ về hai dẫy nhà Huyền chủ động cầm tay Tâm. Anh về nhé chúc ngủ ngon và chạy đi trong ánh trăng bạc, Tâm bồi hồi đây là lần đầu tiên có người con gái cầm tay anh trìu mến thế .

 Giặc Mỹ điên cuồng bắn phá miền Bắc đợt hai chúng phong toả bến cảng, đánh phá khắp nơi chúng đánh vào vùng mỏ.

“Làm ngày không đủ tranh thủ lầm đêm” xe chuyển sang chạy đêm nhưng đèn pha bật sáng là mục tiêu cho máy bay, người ta nghĩ ra một sáng kiến, dùng dầu thải đốt cháy những cục gỗ bỏ đi, thành những đóng than hồng nhỏ trải dọc theo bờ ta luy làm tiêu cho xe chạy. Huyền được điều sang làm nhiệm vụ duy trì những đốm than hồng ca hai, nên hai người có điều kiện gặp nhau trên con đường đèo đó.

 Hôm đó chạy chuyến cuối của ca hai đã mười giờ đêm, Tâm đánh xe quay về đến đoạn cua vẫn thấy Huyền ở cạnh đống than hồng.

  • Sao em vẫn chưa về à Tâm hỏi.
  • Em biết chắc bây giờ anh mới về lên chờ anh về nhờ xe. Tâm mở ca bin cho Huyền lên chiếc xe lao đi trên con đèo trở về bãi đỗ của phân xưởng, xe dừng Tâm chưa kịp nói gì Huyền đã ghé sang hôn vào má Tâm một cái. Chúc anh ngủ ngon rồi nhẩy xuống khỏi ca bin, Tâm sững sờ đưa tay lên má nơi đôi môi của Huyền vừa đặt vào vẫn còn hương vị của người con gái anh khẽ mỉm cười rồi đóng cửa xe về khu tập thể.

   Huyền nhận được tin nhắn qua một người cùng phân xưởng nhắn Huyền về nhà bác cô có việc quan trọng. Sáng chủ nhật cô mặc chiếc quần lụa đen, cái áo cổ lá sen đạp xe về nhà bác ở Hòn Gai đã chín giờ sáng. Hai bác niềm nở, con Huyền về rồi à vào đây giúp bác làm cơm nhà có khách.

- Khách nào thế hả bác?

- Khách quan trọng cho tương lai của cháu chứ còn ai nữa.

- Tương lai nào ạ!

- Ô con này thế mày cứ muốn đi vá đường cả đời à.

  Huyền xuống bếp giúp bác gái làm cơm bà thủ thỉ: bác trai quen một anh làm ở phòng tổ chức mỏ, đẹp trai chưa vợ, nhờ anh ấy chuyển cháu ra làm làm gián tiếp và nếu anh ấy đồng ý thì cho chúng mày lấy nhau chẳng lo gì sất.

- Cháu đã biết người ta thế nào mà đồng ý.

- Ôi dào! cứ gặp rồi thích ngay ấy mà.

   Vừa lúc đó tiếng bác trai, ôi anh Đường quý hoá quá mời anh vào nhà uống nước. Huyền ơi mang cho bác phích nước lên đây.

- Dạ cháu lên ngay ạ. Huyền sách phích nước lên nhà thấy một anh chàng dáng vẻ thư sinh, áo sơ mi trắng, quần đen giầy đen bóng lộn.

- Dạ em chào anh, Huyền ấp úng, bốn mắt gặp nhau...

- Giới thiệu với anh Đường, đây là cháu Huyền cháu gái tôi, đang làm công nhân sửa đường. Còn đây là anh Đường cán bộ ở phòng tổ chức lao động mỏ ta cháu ạ. Thôi trăm sự nhờ anh đưa em nó ra làm gián tiếp giúp bác.

 Đường sững sờ trước vẻ đẹp tự nhiên không son phấn của cô gái, mồm hắn cứ há ra nhìn Huyền không chớp mắt, Huyền quay xuống bếp hắn cứ nhìn theo mãi.

- Kìa mời anh uống nước, bác Huyền cầm chén nước đưa tận tay hắn, hắn mới choàng tỉnh.

- Dạ cháu xin bác, còn việc của em Huyền bác cứ để cháu lo, sắp tới có chọn mấy cô đi học lớp y tá, bác đồng ý cháu lo cho em đi học về làm ở bệnh xá mỏ rồi sau tính tiếp ạ.

   Được thế thì tốt quá, thôi mọi sự nhờ anh, em nó còn trẻ người non dạ, nhưng được cái xinh sắn ngoan ngoãn. Ông liếc mắt nhếch mép cười, ông biết hắn đã chết mê cô cháu gái rồi.

  Huyền có quyết định đi học lớp y tá nhanh chóng chẳng kịp chia tay ai sáng đưa quyết định chiều đã về tập trung, lúc đó Tâm đang đi làm...

  Ra trường Huyền về bệnh xá mỏ làm việc, với cái áo blu trắng, cái mũ trắng cô như một con Thiên Nga tinh khiết giữa bộn bề than đen, Tâm biết nhưng nhìn cái tinh khiết ấy, rồi nhìn xuống đôi bàn tay lúc nào cũng dính than bụi và dầu mỡ, sự mặc cảm lớn dần trong lòng và cũng chẳng ốm đau gì mà có cớ thăm Huyền, mang tiếng gần nhau đấy mà khoảng cách cứ xa dần.

  Những tháng cuối năm phong trào thi đua của mỏ, của ngành than lên như diều, người ta tuyên truyền, cổ vũ cho sản xuất tấn than thứ 700.000 ngàn của mỏ, cả mỏ sôi sục trong phong trào đó. Tâm vẫn kiên trì tăng ca tăng chuyến đến độ không ai tin được, ca sau cao hơn ca trước, ca một thông ca hai hàng tuần liền, những bông hoa đỏ người ta gài lên ngực anh này một nhiều, anh trở thành cá nhân xuất sắc, tiên tiến. Khuôn mặt Tâm sạm đi râu mọc tua tủa, giám đốc, bí thư, chủ tịch công đoàn đến phân xưởng nào cũng lấy Tâm ra làm hình mẫu.

Tấn than thứ 700.000 hoàn thành thì hôm sau anh em thấy xe của Tâm nép bên vệ đường lâu quá. Lên xe thì thấy Tâm nằm gục trên vô lăng người nóng như hòn than, sốt hầm hập. Mọi người đưa Tâm vào bệnh xá.

   Bao lâu chưa được gặp tâm hôm nay gặp lại trong bộ dạng này khiến Huyền sót sa vô cùng. Cô chăm sóc tâm chu đáo lau từng vết dầu, than trên khuôn mặt cương nghị, rắn rỏi. Cô lại thấy gương mặt Đường nhợt nhạt bấy bớt cứ chao đảo trong cô. Từ ngày đưa Huyền đi học rồi về bệnh xá làm việc Đường săn sóc và quản lý Huyền rất chặt. Huyền vì mang ơn Đường xong trái tim cô không hề rung động, mỗi khi đêm về cái mùi mồ hôi và hương vị cái hôn đầu đời nơi má Tâm vẫn dâng trào mãnh liệt.

   Đi lướt qua cửa sổ căn phòng bệnh xá, Đường liếc mắt vào thấy Huyền đang ngồi bên giường cầm tay Tâm vuốt ve với cử chỉ âu yếm, Đường nhếch mép và đi thẳng.

  Tổng kết cuối năm Tâm được bầu là chiến sỹ thi đua của mỏ, cái háo hức tự hào và vinh dự khi được đứng trên bục nhận bằng chiến sỹ thi đua và bông hoa từ tay giám đốc mỏ. Ông giám đốc bé nhỏ phải nghển lên để gài bông hoa vào ngực tâm trên chiếc sơ my trắng, Tâm nổi bật trên bục làm nhiều cô gái thèm muốn, Huyền xốn xang cô liếc mắt sang Đường thấy mặt Đường xị ra ghen tức...

 Chiến tranh lan rộng ngành than co hẹp sản xuất.

 Lệnh tổng động viên được công bố. Tâm có tên trong danh sách nhập ngũ của binh đoàn than.

- Tổ quốc lâm nguy chủ tịch nước ra lệnh tổng động viên, lúc này quân đội cần những người con tiêu biểu, các cá nhân xuất sắc, những chiến sĩ thi đua, ta chuyển cho quân đội những người con ưu tú,những lái xe giỏi đủ bản lĩnh vượt trường sơn...

Giọng Đường trầm bổng, tiếng vỗ tay rào rào...

Sau bữa liên hoan tối để sáng mai đoàn lên đường.

Huyền đến cạnh Tâm dúi vào tay Tâm mảnh giấy, tan liên hoa ra chỗ.... em gặp nhé. Rồi cô vội quay đi.

   Tiệc liên hoan sau bao lời chúc tụng rồi cũng đến lúc tan mọi người giải tán, anh em nhập ngũ tụ năm túm ba bàn tán ồn ào nói chuyện, Tâm đưa mắt nhìn quanh không thấy Huyền đâu, anh lỉnh ra sân và biến vào đêm tối, Huyền đang đợi Tâm ở đó!

Em hẹn anh có chuyện gì không? Tâm hỏi. Huyền thoáng buồn,

  • Anh ngốc ạ! mai anh đi rồi bom đạn thế này biết bao giờ chúng ta mới gặp lại.
  • Anh sẽ chẳng sao cả, anh sẽ quay về em yên tâm...

  Huyền cầm tay tâm bàn tay to khoẻ ấm và rắn chắc, cô đặt nó lên má mình, như có luồng điện cả người Tâm co cứng lại anh như mê đi, rồi bản năng trỗi dậy anh đưa hai tay vuốt má Huyền, vừa lúc ánh trăng thượng tuần ra khỏi đám mây, cả khuôn mặt Huyền đẫm ánh trăng, Huyền ngả đầu ép vào bộ ngực rắn chắc của Tâm, hai trái đào tiên căng mềm ấm nóng day day dưới ngực Tâm làm anh như nghẹn thở, đánh liều Tâm cúi xuống hôn lên má và tìm đến đôi môi của Huyền, cả hai lịm đi, rồi Huyền đưa tay lần dở cúc áo ngực để lộ ra bộ ngực trắng căng tròn tràn trề nhễ nhại dưới trăng, hơi thở nặng nhọc cô gấp gáp: Em yêu anh lâu rồi mà anh chẳng biết tý gì cả, mai anh đi rồi em cho anh đó, tất cả hãy nhớ em. Bàn tay Tâm đặt lên khuôn ngực căng tràn cả hai đổ ập vào nhau, cái cảm giác mới lạ đến với cả hai người họ đê mê quấn lấy nhau như tan biến vào nhau....

  Khi tiếng gà gáy sáng hai người rời nhau trong lưu luyến, Huyền gắn nụ hôn dài lên môi Tâm thủ thỉ: Em sẽ đợi anh về...

  Tâm đi vào cuộc chiến với một niềm phấn khích với hình bóng Huyền trong đó như một chất men say, kích thích Tâm cùng binh đoàn than trong các trận chiến...

   Miền Nam giải phóng, binh đoàn than rơi rụng trong chiến tranh mất mát quá nhiều, những người trở về mỏ quá ít, nhiều người nói Tâm đã hy sinh, chẳng thể về quê Tâm để tìm hiểu, Huyền âm thầm chịu đựng và nghĩ Tâm đã chết. Đường săn đón bủa vây rồi cuối cùng Huyền lấy Đường như một định mệnh.

  Ông thủ trưởng của Tâm đã nhìn thấy tố chất của Tâm, ông quyết định cho Tâm đi học sĩ quan để phục vụ lâu dài trong quân đội. Học xong Tâm được điều về công tác ở phía Nam, cũng có vài lần ra Bắc xong công việc vội vàng điều kiện đi lại khó khăn mà ý định trở về thăm mỏ, thăm Huyền cứ lần nữa mãi, qua một người bạn Tâm biết những dằn vặt chờ đợi của Huyền, biết Huyền đã lấy Đường họ có với nhau hai con gái, Đường giờ đã là một cán bộ to của nghành than, công tác ở Hà Nội, hai con gái đi học nước ngoài, với lý do cần có con trai nối dõi, hai người đã ly dị.

Tâm với những năm tháng chiến đấu tại Căm Pu Chia cứ kéo theo cả tuổi trẻ của anh đi mãi.

Huyền vẫn ở mỏ, nơi cô có biết bao kỷ niệm gắn bó thủa đầu đời

Nơi cái mùi mồ hôi mùi hoa trứng gà đã theo cô quá nửa cuộc đời...

“Em sẽ đợi anh về” câu nói đó vẫn vang lên trong Tâm. Điếu thuốc cháy đến sát tay làm Tâm giật mình bừng tỉnh.

   Đúng! Huyền vẫn ở đây, nhưng mọi cái đã khác xưa, liệu mình có lên khuấy động cuộc sống yên tĩnh của Huyền, Tâm về đây đúng mùa hoa trứng gà, nhưng chẳng còn cây hoa trứng gà nào cả tất cả đã đổi thay, núi còn phải rời, biển còn bị lấp, cái quá khứ lãng mạn đã lùi xa, giờ là cuộc sống bon chen của thời kỳ mới. Vậy ta còn đào bới quá khứ lên làm gì.

   Chỉ còn khoảng không gian bao la thoang thoảng mùi hoa trứng gà, mùi hương con gái, mùi mồ hôi nồng nàn như vẫn phảng phất đâu đây là không thay đổi!

                                                                    Trại sáng tác Đại Lải 7/ 2020

                                                                                    Đ.Đ.C

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Quảng cáo
congnhan12345
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 10
Trong ngày: 133
Trong tuần: 504
Lượt truy cập: 381654

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ GIỚI THIỆU!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH, NHÀ VĂN CẦM SƠN! RẤT NHIỀU BỨC ẢNH CỦA NGÀY HÔM ĐÓ ĐÃ CÙNG VỚI BÀI NÓI CỦA TÔI LÀM NÊN KHÔNG KHÍ TƯƠI VUI, HÀO HỨNG CỦA BUỔI RA MẮT SÁCH! CHÚC MỪNG NHÀ THƠ LÊ TUẤN LỘC!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CHÚC MỪNG TS NHÀ THƠ LÊ TUẤN LỘC VỚI TẬP THƠ ĐỘC ĐÁO, IN ĐẸP!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÁI PHỤC BÀ MÂY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Thuộc loại "chuyện bây giờ mới kể" đây! Cám ơn tác giả! Mượn lời bà SUỐI để nói về bà MÂY: "Bái phục bà MÂY" ! Haiza!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN VÀ BAN BIÊN TẬP ĐÃ ĐĂNG BÀI VIẾT NHÂN DỊP NHÀ THƠ NGUYỄN HUY HOÀNG RA MẮT TUYỂN THƠ VÀ TRUYỆN KÍ TẠI HỘI TRƯỜNG HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM!

 
Xem toàn bộ
BẢN QUYỀN THUỘC CHI HỘI NHÀ VĂN CÔNG NHÂN
Điện thoại liên hệ: 0913 269 931 - 0964 131 807
Email: soncam52@gmail.com
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM VÀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Lê Tuấn Lộc - Chủ tịch Chi hội Nhà văn Công nhân.
- Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà văn Cầm Sơn - Trưởng Ban Truyền thông Chi hội Nhà văn Công nhân.