Điện thoại: 0913 269 931 - Zalo: 0964 131 807 - Email: soncam52@gmail.com.
12342345456734565678
Chào mừng bạn đã đến với trang Điện tử "Văn nghệ Công nhân" của Chi Hội Nhà văn Công nhân

ĐỒNG ĐIỆU...

Lê Thiên Minh Khoa

ĐỒNG ĐIỆU GIỮA MỘT NHÀ THƠ LÀ SĨ QUAN QUÂN LỰC VNCH VÀ MỘT NHÀ THƠ LÀ CHIẾN BINH QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM.

 
  Nhà thơ Du Tử Lê là một trong những nhà thơ tiêu biểu ở Miền Nam trước 1975 có hơn 300 bài thơ được phổ nhạc giúp ông trở thành một trong những nhà thơ có sáng tác được phổ nhạc nhiều nhất và được nhiều thế hệ khán giả, độc giả yêu thích, tiêu biểu là "Khúc Thụy Du", (NS Anh Bằng), "Trên ngọn tình sầu" (NS Từ Công Phụng), "Đêm nhớ trăng Sài Gòn" (NS Phạm Đình Chương), "Người về như bụi” (NS Hoàng Quốc Bảo)…
   Ngoài thơ ca, ông còn viết tiểu thuyết và nghiên cứu phê bình văn chương. Trong lãnh vực phê bình, ông có quan điểm rất nhân văn, phóng khoáng, “vị nghệ thuật” nhưng không đối lập với nhân sinh, đồng cảm với tác phẩm xuất sắc của những tác giả khác chính kiến với mình.
   Tưởng nhớ nhà thơ tài hoa, xin mời quý vị xem bài viết của một nhà thơ là sĩ quan Quân lực VNCH sống ở hải ngoại, từn là Thư ký tòa soạn Nguyệt san Tiền Phong - tạp chí văn nghệ của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, giới thiệu, bình thơ của một nhà thơ là chiến binh Quân đội nhân dân VN (nhập ngũ 1968), hội viên Hội Nhà Văn VN, hiện đang sống ở Vũng Tàu.
 dutule

Du Tử Lê 

THƠ HOÀNG QUÝ, MỘT HIỆN DIỆN VỮNG CHÃI TRƯỚC NHỮNG SẠT, LỞ CHỮ, NGHĨA HÔM NAY 
 
   Qua nhà thơ trẻ Trịnh Sơn, chúng tôi nhận được một số thi phẩm của nhà thơ Hoàng Quý.
   Cảm nhận đầu tiên là niềm hứng khởi mạnh mẽ, khi tôi được chạm vào tiếng thơ họ Hoàng, bởi nhiều bất ngờ, lớn.
   Với tôi, giữa khi cõi- giới thi ca của chúng ta gần đây, càng lúc càng nhập / nhòa chân dung, nhợt nhạt cá tính thì, thơ họ Hoàng hiện ra, vạm vỡ mới và, lạ.
  Thơ Hoàng Quý không chỉ mới, lạ ở cách nói, (mà) nó còn vạm vỡ ở cả phương diện tu từ học (rhetoric) nữa. Ông cụ thể hóa những chữ trừu tượng bằng những hình ảnh cụ thể, quen thuộc. Giống như một thứ tiếp-thủ-ngữ và tiếp vĩ ngữ (prefix & suffix), thí dụ: "cánh đồng đời", "giấc mơ phì nhiêu"...
Hay:
“Trên đĩa dầu loang loáng của kiếp người”
(trích “Tự Khúc”)
Hoặc:
“Rất nhiều khi ta thảng thốt mơ giấc phì nhiêu của đời người em đâm đuống
“Em trổ ống ta đánh cồng và ca hát khúc ca của Mường Người. (…)
“…Giấc mộng của em của ta không là gì cả. Hiện. Và xóa. Không là gì cả! Không là gì...
một nhúm phì nhiêu.
(Trích “Giấc phì nhiêu”).
Hoặc nữa:
“Gió mãi loay hoay đi tìm mái nhà mình
“Cỏ chen vật vã mưu sinh
“Mỗi ngày
“Đời người thêm một đoạn văn viết dở…”
(Trích “Điệp Khúc”)
 
   Bên cạnh sự giầu có về nhân-xưng- đại-danh-tự, so với các ngôn ngữ khác, tiếng Việt theo tôi, còn phong phú về phương diện tính-từ . Nhưng họ Hoàng rất ít dùng. Ông loại, giảm chúng trong thơ của mình, để nỗi buồn trong sinh phần thơ ông, nổi cộm những đường- gân-liên-tưởng khác(?):
“Chợt nhớ ngày xa ấy gió
Đuềnh đoàng nón thúng quai thao (…)
“Chợt nhớ ngày xa ấy chiều
“Hai bờ sương khói như reo
(Trích “Chợt Nhớ Sông Cầu”)
Hoặc:
“Ô mường ta ở đâu, cha ta ở đâu
“Mẹ ta, anh chị ta ở đâu
“Ta đang đói hơn con ma đói, khát hơn con ma khát
“Cái đầu ta nhớ, cái tim ta đau
“Ta như ngọn măng mới nhô con hổ đạp gãy
“Ta như quả ớt vỏ đẹp nhưng trong ruột cay”
(Trích “Ngẫu hứng qua Mường”)
Hoặc nữa:
“Ở phía trước’
“Ở phía trước nữa
“Ai như ta?
“Ai đã là ta?
“Chao ôi! Đời nến sáp
“Ta đấy à, hay chưa từng ta!”
(Trích “Đêm nghe gió qua vườn”)
 
   Tuy nhiên, trên tất cả mọi tân kỳ kỹ thuật (dù rất cần thiết cho thơ), với tôi, vẫn là những thông điệp (mà,) họ Hoàng đã gửi, đã “gieo, trồng” trên dặm trường thi ca đời ông.

   Tôi muốn nói, với Hoàng Quý, thi ca là chiếc cầu nối qúa khứ nghìn năm một đất nước  - Hầu khua thức hồn thiêng dân tộc- - Tìm về cuống rốn cội nguồn một tổ quốc, hôm nay.

   Sau khi đọc “Ngẫu hứng qua Mường” và, “Những ngấn bùn trên mũi chân tổ quốc”, tôi muốn mượn câu thơ mở đầu bài “Tự khúc” của ông:
“Tôi đã đến đã gieo trồng và vun xới”
Để nói với ông rằng:
   Vâng. Ông “đã đến đã gieo trồng và vun xới” cho/với thơ hiện đại, như một hiện diện vững chãi, khả tín trước những sạt, lở thi ca và chữ, nghĩa châng lâng, bập bềnh mảng tối!
                                                               Calif. Aug. 18-2013
                                                                        D.T.L
 
 
 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Quảng cáo
congnhan12345
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 9
Trong ngày: 126
Trong tuần: 571
Lượt truy cập: 384121

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ GIỚI THIỆU!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH, NHÀ VĂN CẦM SƠN! RẤT NHIỀU BỨC ẢNH CỦA NGÀY HÔM ĐÓ ĐÃ CÙNG VỚI BÀI NÓI CỦA TÔI LÀM NÊN KHÔNG KHÍ TƯƠI VUI, HÀO HỨNG CỦA BUỔI RA MẮT SÁCH! CHÚC MỪNG NHÀ THƠ LÊ TUẤN LỘC!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CHÚC MỪNG TS NHÀ THƠ LÊ TUẤN LỘC VỚI TẬP THƠ ĐỘC ĐÁO, IN ĐẸP!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÁI PHỤC BÀ MÂY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Thuộc loại "chuyện bây giờ mới kể" đây! Cám ơn tác giả! Mượn lời bà SUỐI để nói về bà MÂY: "Bái phục bà MÂY" ! Haiza!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN VÀ BAN BIÊN TẬP ĐÃ ĐĂNG BÀI VIẾT NHÂN DỊP NHÀ THƠ NGUYỄN HUY HOÀNG RA MẮT TUYỂN THƠ VÀ TRUYỆN KÍ TẠI HỘI TRƯỜNG HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM!

 
Xem toàn bộ
BẢN QUYỀN THUỘC CHI HỘI NHÀ VĂN CÔNG NHÂN
Điện thoại liên hệ: 0913 269 931 - 0964 131 807
Email: soncam52@gmail.com
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM VÀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Lê Tuấn Lộc - Chủ tịch Chi hội Nhà văn Công nhân.
- Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà văn Cầm Sơn - Trưởng Ban Truyền thông Chi hội Nhà văn Công nhân.