Điện thoại: 0913 269 931 - Zalo: 0964 131 807 - Email: soncam52@gmail.com.
12342345456734565678
Chào mừng bạn đã đến với trang Điện tử "Văn nghệ Công nhân" của Chi Hội Nhà văn Công nhân

SÔNG MANG

Vũ Thảo Ngọc

SÔNG MANG DẪN TÔI VỀ VỚI BIỂN

Dòng Mang giữa hai triền núi

     Sông Mang rực rỡ chiến công của tướng Trần Khánh Dư đã dùng diệu kế dìm 50 chiến thuyền lương của tướng nhà Nguyên Mông Trương Văn Hổ, góp phần vào đại thắng của nhà Trần chống quân Nguyên Mông năm 1288… Gọi là sông nhưng sông nằm trên mặt biển giữa đôi bờ là núi non trùng điệp, bờ sông là  các dãy núi liên tiếp- cách gọi ước lệ của cư dân lâu đời ở đây. Cửa sông đầu đất liền là cảng Cái Rồng, cuối dòng sông là Cửa Đối đi ra tiếp phía dó là Huyện đảo Cô Tô mênh mang giữa biển trời Đông Bắc của Tổ quốc.

      Bây giờ trở đi trở lại dòng Mang, lần nào tôi cũng mang một tâm trạng thật riêng, thật tự hào vì quê hương đất nước có những vùng non nước kỳ lạ đến thế. Không chỉ đẹp khi ta đi qua ngắm cảnh, mà còn là những vị trí chiến lược mà cha ông ta đã vận dụng hiệu qua khi có giặc ngoại xâm. Khi thời bình, dòng sông ấy lại như ôm trọn những xóm làng trên những hòn đảo nhỏ dọc hai bên bờ. Những cái tên thân thương của vùng đảo Vân Đồn dọc sông Mang luôn gợi nhớ cho mỗi ai đã và đang sinh sống ở miền non nước này những giá trị cuộc sống riêng biệt. Những hòn đảo nối tiếp nhau cứ như những mâm ngũ quả đủ bốn màu hoa trái, những bãi biển cát trắng đến nao lòng như Minh Châu hay Ngọc Vừng, không chỉ là bãi cát đẹp mà còn là mỏ cát giá trị cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp  cát cho các bãi biển không có nguồn cát trắng giá trị này. Ở Minh Châu từng có mỏ cát Vân Hải rất phát triển thời trước, ở bến đò sông Mang lên làng đảo Minh Châu ta sẽ gặp ngay mỏ cát này, những trảng cát trắng phau trong những rừng phi lao xanh ngắt, trong những rừng cây trâm cổ thụ chắn sóng …

  Những bờ bãi trù phú từ bồi đắp từ miền thổ nhưỡng tự nhiên ban cho xứ sở đó chính là những “bãi mồi”, nguồn thu nhập rất giá trị của bà con làng biển, dân ở đây gọi bãi mỗi là chỉ nơi những con sá sùng, hay còn gọi là sa trùng, nó giống như con giun sống trong cát - có giá trị kinh tế cao mà ngàn đời dân làng Minh Châu, Quan Lạn đã được thừa hưởng từ kho báu biển cả. Giá trị mỗi kilogam sá sùng loại ngon lúc nào cũng tương đương giá 1 chỉ vàng ta, nói thế không ai tin, nhưng đó là sự thực, và không phải lúc nào cũng đủ cung cấp ra thị trường.

  Đó là nguồn hải sản tự nhiên vô cùng quý giá, nhưng mà mấy năm nay, công ty khai thác cát đã lấn sâu khai thác vào những bãi mồi này, bà con của làng biển đang đứng trước những sự mất mát nguồn thu nhập trời cho đắt đỏ ấy…

Cứ theo câu thơ của Nguyễn Trãi xưa khi ông trên con đường đi điễn dã ông đã phải thốt lên “Lộ nhập Vân Đồn san phục san/ Thiên khôi địa thiết phó kỳ quan” tức là Đường vào Vân Đồn núi non trùng điệp, như một kỳ quan…

   Và khi đi làm công việc liên quan đến nhân vật trên đảo Minh Châu, tôi được nghe câu chuyện của mấy người anh lớn tuổi sinh ra và lớn lên ở Quan Lạn kể rằng. Nếu Nguyễn Trãi từng đến đây thì ông đã từng đi theo vết chân của cư dân lâu đời vùng này, ông từng gọi dốc ba Ngơi, thì các anh và dân cư nơi đây cũng đã phải theo hành trình ấy. Sao gọi dốc Ba Ngơi vì là dù đã rời đò sông Mang lên đảo rồi, nhưng con đườgn trên các làng đảo vẫn là cuốc bộ, và đến tầm đó nghỉ tức là đã đi qua ba ngọn núi trên đảo thì gọi Ba Ngơi! Bây giờ các đảo đã có thay đổi, con đường nối các đảo đã được nhà nước và nhân dân đầu tư, nên có thể đi xe máy được, chứ không phải cuốc bộ nữa. Dốc Ba Ngơi vẫn còn trong ký ức của những con dân làng đảo.

  Là những sản vật nức tiếng từ xưa đến bây giờ đang được khôi phục từ những hòn đảo đất như khoai Ngọc Vừng, cam Bản Sen, Sá sùng Minh Châu, Quan Lạn…ở Bản Sen còn có một đặc sản khác mà bạn không thể bỏ lỡ nếu có dịp tới đây, đó là chè Vân. Đây là loại chè chỉ có ở Bản Sen. Lá chè khi được hãm lên sẽ có màu đỏ, mùi thơm dễ chịu, vị thanh không chát, rất tốt cho sức khỏe…

songmang1

Và dòng sông có những mùa lễ hội

   Bây giờ ra đảo Minh Châu, Quan Lạn, Bản Sen, Thắng Lợi… những làng đảo, xã đảo dọc hai bờ sông Mang đã có cuộc sống thay đổi rất nhiều. Nếu chỉ tính tầm hơn 20 năm trước chúng tôi phải mất 4 đến 5 tiếng đồng hồ vật vã trên những chiếc tàu gỗ ra đảo, thì bây giờ đã có những chiếc tàu lớn có sức chứa vài trăm người, có tốc độ chạy như…xe bus trên đường bộ để đến các làng đảo dọc sông Mang. Nếu như ngày trước các xã đảo đều không có điện lưới, cả làng có một nhà có công trình thụ đảm bảo vệ sinh thì bây giờ các làng đảo, xã đảo đã thích nghi với đời sống hiện đại khi điện lưới quốc gia phủ sóng, khi ngành du lịch dịch vụ phát triển. Nhà nhà làm du lịch, nhà nhà làm dịch vụ. Đến các làng đảo dọc sông Mang bây giờ chúng ta không phải bỡ ngỡ với đời sống của người ở đảo xa, ở nơi kém phát triển, mà chúng ta sẽ gặp tất cả những gì tiên tiến, hiện đại của đất liền đều đã có ở cac làng đảo này. Bở vì họ đã thích ứng khi có điện, có phương tiện vận tải đi và đến rất thuận lợi, và hơn hết, đó là các chương trình khuyến nông, khuyến công của nhà nước đã phổ biến và họ tiếp nhận. Vì thế nhiều xã đảo đã được công nhận là xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới, đạt được các tiêu chí này cũng không dễ dàng gì, bởi lẽ, phải có được đủ các tiêu chí về điện, đường, trường, trạm và các thiết chế văn hóa xây dựng nông thôn mới. Vì thế, nếu ai lâu rồi chưa có dịp trở lại các làng đảo dọc tuyến sông mang huyền thoại này sẽ vô cùng ngạc nhiên và thích thú khi về làng đảo như về thành phố hiện đại.

  Và những làng đảo nằm dọc theo sông Mang như câu chuyện cổ tích nếu ai đã từng sinh ra và lớn lên ở đây, đã đến và ở lại gắn bó với nơi này, không thể quên nơi đây là một miền non nước cẩm tú và là những mùa Lễ hội thiêng liêng khi nhà Trần đại thắng quân Nguyên Mong vào năm 1288. Trên xã đảo Quan Lạn vẫn còn nguyên các thiết chế văn hóa tín ngưỡng của người Việt từ lâu đời. Là đình, miếu, chùa Quan Lạn, là những chuyện huyền thoại của các vị tướng phò Vua cứu nước. Là chuyện Hoàng tử Lý Long Tường ra lánh lạn ở đây để tìm đường vượt biển sang quốc gia khác… Những lễ hội bơi chải của Quan Lạn vào dịp tháng 6 âm lịch hàng năm cứ bừng bừng khí thế của Đại Việt một thời bách chiến bách thắng. Những tay chèo hôm nay vẫn vạm vỡ, săn chắc, những tiếng hô vang dậy sóng nước vùng biển đảo mênh mông này. Hai đội thuyền giữa 2 giáp Đông Nam Văn và Đoài Bắc Võ tại Bến Đình. Cái bến Đình trước cửa đình Quan Lại có những “án thư” trước vùng biển đảo với các hòn Sao Ẻn, hòn Ba Sao…như tạo cảnh quan cho Quan Lạn những cảnh sắc có một không hai và nhờ vào sự sắp đặt của thiên nhiên mà cha ông ta đã dừng chân chọn nơi này làm nên những chiến công oanh liệt chống giặc ngoại xâm.

   Và, mỗi khi ta xách túi về thành phố lại như trào dâng một miền thương nhớ mới nơi đảo còn in dấu cha ông của ngàn năm đã đến và ở lại, đã đến và lập làng, lập xã để con dân hôm nay thênh thang trên những con tàu hiện đại đi dọc sông Mang và thỏa thuê ngắm trời nước vùng biển Đông Bắc của Tổ quốc. Là những cảm xúc tươi mới về dòng Mang đã và vẫn bồi đắp nên những xóm làng trù phú trên vùng Vịnh Bái Tử Long huyền thoại này. Sông Mang có thể bạn còn chưa biết, chưa đến, nhưng sông Mang đã lưu dấu cha ôgn từ ngàn xxưa. Sông mang đã mang đến cho cư dân Việt những làng quê đẹp và trù phú, và trở thành những cột mốc văn hóa cảu vùng biển đảo này. Tôi không sinh ra và gắn bó với nơi này, nhưg do cơ duyên công việc mà sông Mang đã trở thành một phần không thể thiếu trong hành trang của tôi. Ấy là những chuyến đi về với làng đảo Minh Châu, Quan Lạn hơn 20 năm trước để đi tìm lại nhưgnx trang bản thảo còn dở dang của chàng trai hai mươi tuổi người làng Minh Châu lên đường đi B và đã hy sinh ở mặt trận Quảng trị đầy khói lửa năm 1972. Những dòng chữ đẹp nắn nót của anh, gương mặt trai trẻ của anh, một chàng trai làng biển đã như hối thúc tôi và đồng nghiệp làm phóng sự phim, viết những trang sách tiếp nối của anh xúc động hơn, hay hơn…

  Sông Mang đó, những con người tài hoa giấu kín dưới những cánh rừng trâm già cỗi, sông Mang đó, giấu những mẹ tôi, chị tôi chờ chồng đi đánh giặc, và cặm cụi với “bãi mồi”, với những chuyến tàu gỗ chậm chậm chạp đi về. Với những lá thư của người lính trận không kịp về tới tay mẹ, tay em gái, tay người yêu người vợ ở làng đảo vì chưa có tàu ra…

   Sông Mang ấy, niềm tự hào, niềm yêu thương của những ai đã đến và đi qua, dù chỉ là một thoáng rồi đi qua như câu chuyện nhỏ, nhưng sông Mang vời vợi những mùa lễ hội vang dậy tiếng ho của trai làng trong hai đội chèo thuyền Đoài Nam và Đoài bắc. Là dòng Mang có những mùa hoa thơm quả ngọt, là những chuyến tàu gỗ chậm chạp như níu ta về một miền sông Mang cổ tích…

                                                                                           V.T.N

 

 

 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Quảng cáo
congnhan12345
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 7
Trong ngày: 26
Trong tuần: 461
Lượt truy cập: 386726

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN TÁC GIẢ! CON CÁ TO QUÁ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ GIỚI THIỆU!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH, NHÀ VĂN CẦM SƠN! RẤT NHIỀU BỨC ẢNH CỦA NGÀY HÔM ĐÓ ĐÃ CÙNG VỚI BÀI NÓI CỦA TÔI LÀM NÊN KHÔNG KHÍ TƯƠI VUI, HÀO HỨNG CỦA BUỔI RA MẮT SÁCH! CHÚC MỪNG NHÀ THƠ LÊ TUẤN LỘC!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CHÚC MỪNG TS NHÀ THƠ LÊ TUẤN LỘC VỚI TẬP THƠ ĐỘC ĐÁO, IN ĐẸP!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÁI PHỤC BÀ MÂY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Thuộc loại "chuyện bây giờ mới kể" đây! Cám ơn tác giả! Mượn lời bà SUỐI để nói về bà MÂY: "Bái phục bà MÂY" ! Haiza!

 
Xem toàn bộ
BẢN QUYỀN THUỘC CHI HỘI NHÀ VĂN CÔNG NHÂN
Điện thoại liên hệ: 0913 269 931 - 0964 131 807
Email: soncam52@gmail.com
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM VÀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Lê Tuấn Lộc - Chủ tịch Chi hội Nhà văn Công nhân.
- Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà văn Cầm Sơn - Trưởng Ban Truyền thông Chi hội Nhà văn Công nhân.