Điện thoại: 0913 269 931 - Zalo: 0964 131 807 - Email: soncam52@gmail.com.
12342345456734565678
Chào mừng bạn đã đến với trang Điện tử "Văn nghệ Công nhân" của Chi Hội Nhà văn Công nhân

90 GIÂY ĐỂ XUÔNG...

Hoàng Việt Hằng

90 GIÂY ĐỂ XUỐNG SÂN GA THAN
   
   Đây là sân ga tiêu thời gian ít nhất trong đời tôi, trong rất nhiều chuyến đi xa trong nước và quốc tế. Không phải sân ga xép ở trên mặt đất, ở trung du hay một thị trấn hiu vắng, mà là một sân ga mặt đất đi xuống dưới lòng đất sâu thẳm (-375). Những người thợ khoan mỏ Hà Lầm mục tiêu sẽ hướng tới độ sâu khai thác (-400) trong năm tới ngay trên bờ vịnh Hạ Long, Quảng Ninh.

   1/ Tôi cũng vừa có cuộc hẹn với thợ lò, Anh hùng Lao động Nguyễn Trọng Thái ở ngay bên cạnh giếng gió mỏ than Hà Lầm, anh hỏi tôi ngay: “Chị còn đi được máy bay không?”, đáp: “Tôi vẫn bay bình thường!”. Thái nói: “Thế thì chị xuống sân ga than, âm (-) 300m được, chỉ hơi ù tai, cảm giác giống như lúc đi máy bay hạ cánh thôi. Xuống đó xem sân ga than của chúng tôi”.
Thái sinh năm 1974, đã có 29 năm làm thợ mỏ Hà Lầm đầy từng trải và giàu kinh nghiệm. Người anh hùng bình dị này từng học cao đẳng mỏ rồi về làm thợ lò. Quê anh Kinh Môn, Hải Dương, nhưng ngụ cư nơi bờ biển này 30 năm. Trong suy nghĩ của Thái, dù được phong anh hùng năm 2021, anh vẫn sống thật giản dị như bạn thợ. Anh luôn cán đích trong lao động sáng tạo, bản thân cố gắng vượt lên mình, để đóng góp thật nhiều sáng kiến trong lao động.
Để đến được sân ga ngắn nhất trong chuyến đi này, chỉ mất 90 giây từ mặt đất +(dương) 75m, đi bằng phương tiện giống như chiếc “thùng cũi” người đi xuống hầm lò dễ liên tưởng như đi thang máy của chung cư; “chiếc thang máy” của mỏ không có kính, sau 90 giây, đáp xuống lòng đất sâu âm 300m để tới một sân ga có tên gọi: Sân ga than. Thợ lò đi làm đến sân ga than còn đi tàu, con tàu không có cửa kính, ngoài song sắt ô vuông có chốt, gọi theo thợ mỏ là đi chuyến xe song loan. Chuyến tàu của tôi do anh Vũ Đức Quảng lái tàu nhiều năm ở dưới độ sâu 300m, đã quen đón đợi người thợ chở họ đi và tan ca khi về. Ở nơi hầm tối, kỷ luật đồng tâm đi đứng rất nghiêm ngặt. Tôi ngồi lắc lư, ngất ngư trên tàu, còn đi thêm từ 2-5km nữa mới chạm gương than. Thời gian đi lại của thợ mỏ cả đi và về, có người tiêu thời gian chờ đợi xe đi xe về nhà, mất thêm 4 tiếng trên đường, cộng với một ca thường tiêu thời gian mất 12, đến 13 giờ đồng hồ/ngày, sau khi ăn uống tắm gội ở mỏ. Than ở Hà Lầm không nhiều dầu như ở Mạo Khê nên họ tắm chỉ một lần sau ca, riêng thợ lò mỏ Mạo Khê tắm tới hai lần vẫn chưa hết vệt than trên người.

231-6839

   2/ Nhìn gương than lấp lóa trong vực sâu lòng đất -300m. Một ngày, một tháng, một năm và 30 năm sau; ví như đời thợ lò Anh hùng Lao động Nguyễn Văn Tía (mỏ Mạo Khê) thì kéo dài tới 33 năm làm thợ, 10 năm làm trợ lý giám đốc. Từ 17 tuổi, ông Tía đã rời quê Nam Định lên mỏ, học nghề và cống hiến cho nghề than tại Uông Bí. Ông luôn hãnh diện, gia đình có cả con trai, con dâu cùng làm trong nghề mỏ, hoặc trông coi kho quần áo thợ, trông coi đèn lò, để ổn định thu nhập nuôi con. Ngành mỏ có một ưu thế ngoài đồng lương cao, còn được ưu đãi chăm sóc đời sống vật chất cực kỳ chu đáo. Mỗi người thợ sau ca được công ty nuôi ăn một bữa với 12-24 món ngon khác nhau, được uống nước đậu xanh pha đường phèn khi ra khỏi hầm lò. Và bữa ăn nhẹ giữa ca là một bánh mì và hộp sữa. Cơm nhà chỉ một bữa. Thợ lò cho hay, họ phải chi cho bữa ăn một tháng ở Cẩm Phả hay Hạ Long khoảng 7-8 triệu đồng; vì hải sản Hạ Long ngon, nhưng đắt hơn mọi nơi khác. Thợ lò cần phải ăn đủ chất mới có sức khỏe vào lò, khai thác than trong lòng đất sâu, tiêu thời gian từ 7 hay 8 tiếng một ca. Một nghề luôn đối mặt với gương than, không thấy mặt trời, làm việc trong một hệ thống thông gió, mà quản đốc “phân xưởng Thông gió” Nguyễn Chí Cần cho hay ông luôn có mặt ở mọi nơi, cùng với anh em để đưa gió đều khắp hầm lò, mang nguồn gió mới giúp cân bằng cho hơi thở của thợ nơi hầm sâu.
Trong lòng đất khai thác, càng sâu thì càng thiếu oxy. Quản đốc KT8 Phạm Quốc Việt áo thợ sũng nước khi đi kiểm tra tiến độ khai thác than. Anh từng làm thợ lò nhiều năm và đủ sâu sắc thấu hiểu nỗi vất vả của bạn thợ. Anh đồng cam cộng khổ, chia sẻ những sáng kiến chống đỡ hầm lò từ thuở công nghệ thô sơ đến công nghệ hiện đại, mong làm sao để đỡ tiêu tốn mồ hôi, sức lực của anh em. Sau ca, nhìn quần áo thợ sũng mồ hôi, mùa hè mồ hôi từ trong đôi ủng đổ ra hàng bát nước, đến đây chứng kiến sự cực nhọc, trái tim người sống trên mặt đất như tôi chùng hẳn xuống. Tôi ứa nước mắt với nhọc nhằn muôn thuở của đời thợ lò, nước mắt còn lăn trên má, khi những thợ lò còn trẻ chúng gọi tôi í ới: “u ơi, ai cho u xuống đây với chúng con, u nhìn thấy than trôi chưa?”. Tôi run tay khi chụp ảnh thợ lò trẻ, chẳng nhận ra gương mặt các em, ngoài nụ cười hàm răng trắng lóa, còn da mặt, cổ áo, bàn tay đen tuốt. Than đã nhuộm thợ lò từ đầu đến chân, mồ hôi đã chan khắp người, áo xống ướt sũng nước. Nhìn họ tôi nghĩ, không có nhà toán học nào làm nổi phép tính trọng lượng của giọt giọt mồ hôi, nước mắt, cả máu nữa trong đời thợ lò. Nước mắt và mồ hôi thợ mỏ nặng mà không cân được. Sức nặng của tình người không thể có phép tính nào giải được. Thợ lò cần cù, can trường và tự hào, vì họ dám đối mặt với rất nhiều hiểm nguy trong lò để đem lại dòng vàng đen cho Tổ quốc.

   3/ Chuyến đi 90 giây để xuống sân ga than, tiêu thời gian ngắn nhất nhưng được gặp gỡ nhiều phận đời thợ mỏ đang ở dưới lòng đất sâu. Với người viết, tôi như vừa phát hiện được những vỉa quặng phận người trong những đêm ca ba đất mỏ. Nói như Anh hùng Lao động Nguyễn Trọng Thái: “Than đã đem lại hạnh phúc cho cuộc đời thợ mỏ, trong đó có nhiều sự hy sinh không bến bờ của họ nữa”. Một số thợ lò có nhà riêng vì họ là dân bản địa. Người ngụ cư ở Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hà Giang mới vào nghề được ở phòng chung cư với đầy đủ tiện nghi. Để chuyến đi 90 giây xuống sân ga than, nhưng tình yêu thương con người vì con người, khi tôi đến mỏ than Hà Lầm, Mạo Khê, Mông Dương, Vàng Danh là vô tận.
                                                               H.V.H

Theo “Thời nay online” Ấn phẩm của báo Nhân Dân.
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Quảng cáo
congnhan12345
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 4
Trong ngày: 74
Trong tuần: 472
Lượt truy cập: 381084

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ GIỚI THIỆU!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH, NHÀ VĂN CẦM SƠN! RẤT NHIỀU BỨC ẢNH CỦA NGÀY HÔM ĐÓ ĐÃ CÙNG VỚI BÀI NÓI CỦA TÔI LÀM NÊN KHÔNG KHÍ TƯƠI VUI, HÀO HỨNG CỦA BUỔI RA MẮT SÁCH! CHÚC MỪNG NHÀ THƠ LÊ TUẤN LỘC!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CHÚC MỪNG TS NHÀ THƠ LÊ TUẤN LỘC VỚI TẬP THƠ ĐỘC ĐÁO, IN ĐẸP!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÁI PHỤC BÀ MÂY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Thuộc loại "chuyện bây giờ mới kể" đây! Cám ơn tác giả! Mượn lời bà SUỐI để nói về bà MÂY: "Bái phục bà MÂY" ! Haiza!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN VÀ BAN BIÊN TẬP ĐÃ ĐĂNG BÀI VIẾT NHÂN DỊP NHÀ THƠ NGUYỄN HUY HOÀNG RA MẮT TUYỂN THƠ VÀ TRUYỆN KÍ TẠI HỘI TRƯỜNG HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM!

 
Xem toàn bộ
BẢN QUYỀN THUỘC CHI HỘI NHÀ VĂN CÔNG NHÂN
Điện thoại liên hệ: 0913 269 931 - 0964 131 807
Email: soncam52@gmail.com
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM VÀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Lê Tuấn Lộc - Chủ tịch Chi hội Nhà văn Công nhân.
- Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà văn Cầm Sơn - Trưởng Ban Truyền thông Chi hội Nhà văn Công nhân.